Bí ẩn về loài cây có từ thời tiền sử vẫn ’sống khỏe’ tại châu Phi
Giống như những loài cây xuất hiện trong Công viên kỷ Jura, Dendrosenecio kilimanjari là một loài cây có vẻ ngoài hết sức kỳ lạ và chỉ có thể được tìm thấy trên đỉnh núi Kilimanjaro ở Tanzania, châu Phi.
Kilimanjaro, ngọn núi cao nhất ở châu Phi, là một nơi khá hấp dẫn đỗi với giới khoa học cũng như những người ưa khám phá. Khi leo lên ngọn núi này, khí hậu cũng như cảnh quan của nó sẽ dần thay đổi và trở nên khác lạ rất nhiều khi so với chân núi. Bạn cũng sẽ dễ dàng bắt gặp các loài cây đột biến hoặc quý hiếm và hầu như không tìm thấy ở nơi nào khác.
Một trong những loài nổi bật nhất là loài cỏ khổng lồ Kilimanjaro (Dendrosenecio kilimanjari), một loài thực vật đã có từ thời tiền sử, chúng đã tiến hóa cách đây khoảng một triệu năm và trông giống như một loài lai giữa cây xương rồng bị đốt cháy và quả dứa.
Dendrosenecio kilimanjari chỉ mọc trên núi Kilimanjaro, ở độ cao 14.000-16.000 feet (4300-5000 mét), nơi có nhiệt độ trung bình dưới 0 độ C.
Những cây này phát triển chậm nhưng có thể đạt chiều cao 30 feet (9 mét).
Kilimanjaro là một ngọn núi lửa không hoạt động ở Tanzania. Đây là ngọn núi cao nhất ở châu Phi và là ngọn núi độc lập cao nhất thế giới (5895 m so với mực nước biển). Kilimanjaro là một phần của công viên quốc gia Kilimanjaro và là một điểm leo núi rất nổi tiếng trên thế giới.
Những người châu Âu đầu tiên đến phần trên của Kilimanjaro vào nửa sau của thế kỷ 19. Khi đi xuyên qua khu rừng rậm rạp, họ vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra những lùm cây kỳ lạ này.
Loài cây Dendrosenecio kilimanjari được HHJohnston mô tả lần đầu tiên vào năm 1884. Loài cây này cao tới 10 m, nó tạo thành một thân gỗ (đường kính tới 40 cm) với những chiếc lá lớn hình hoa thị trên đỉnh. Những thân cây này phân nhánh sau khi ra hoa và theo thời gian phát triển tương tự như những cây nến khổng lồ. Cây trưởng thành có thể có tới 80 nhánh.
Là ngọn núi cao nhất ở châu Phi, Kilimanjaro có khí hậu khá đặc biệt, vì thế nơi này có nhiều loại cây “đột biến”, quý hiếm hầu như không tìm thấy ở nơi nào khác trên Trái Đất. Một trong những loài cây nổi bật nhất trong số đó có tên là Dendrosenecio kilimanjari. Loài cây kỳ lạ này giống như một cây lai giữa cây xương rồng và dứa. Tuy nhiên Dendrosenecio kilimanjari được xếp vào loài thực vật có hoa trong họ cúc.
Loài cây kỳ lạ này là một thành viên của gia đình bồ công anh và các nhà khoa học cho rằng chúng tiến hóa từ một loài cây thông thường khoảng 1 triệu năm trước. Có thể chúng ban đầu là một loài cây hình thành dưới mặt đất, nhưng theo thời gian, hạt giống của chúng đã dần được đưa lên các ngọn núi cao và cuối cùng biến thành một loài mới.
Để tồn tại trong một môi trường khắc nghiệt như vậy, nơi nhiệt độ thường xuyên xuống dưới mức đóng băng, loài cây khổng lồ này đã tiến hóa khả năng tích trữ nước trong thân của chúng, với những chiếc lá đóng lại khi trời quá lạnh.
Bên cạnh khả năng “chống đóng băng” tự nhiên, những cây này còn sở hữu khả năng tự cách nhiệt thông qua những tán lá khô héo và chết (đó là một phần lý do tại sao chúng trông rất khác thường).
Loài cây này cao tới 10m, nó tạo thành một thân gỗ (đường kính khoảng 40 cm) với những chiếc lá lớn hình hoa thị trên đỉnh. Những thân cây này phân nhánh sau khi ra hoa và theo thời gian phát triển tương tự như những cây nến khổng lồ. Để tồn tại trên địa hình núi cao như vậy với nhiệt độ siêu lạnh giá vào ban đêm, các cây đã tiến hóa tích trữ nước trong phần thân còn lá cụp lại khi nhiệt độ giảm xuống.
Núi Kilimanjaro bắt đầu hình thành khoảng 3 triệu năm trước và những vụ phun trào lớn cuối cùng diễn ra cách đây khoảng 350.000 năm. Đây là khoảng thời gian đủ dài cho sự phát triển của các loài độc nhất vô nhị trên ngọn núi biệt lập này.
Khu rừng Dendrosenecio đáng kinh ngạc gần đỉnh núi Kilimanjaro thuộc về những khu rừng khác thường nhất trên thế giới. Phong cảnh ngoạn mục ở đây được tô điểm bởi những loài thực vật trông giống người ngoài hành tinh – những cây cỏ khổng lồ và cây thùy dương.
Sự thật chiếc lưỡi vàng "thần thánh" trong miệng xác ướp Ai Cập
Các nhà khảo cổ Ai Cập đã tìm thấy một số xác ướp có lưỡi giả làm từ vàng ở trong miệng. Theo họ, những chiếc lưỡi vàng được thay thế cho lưỡi thật để người chết có thể nói chuyện với vị thần cai quản địa ngục.
Trong cuộc khai quật tại một nghĩa địa cổ đại gần Quesna - thành phố cách thủ đô Cairo khoảng 56 km về phía Bắc, các chuyên gia đã tìm thấy một số xác ướp có lưỡi giả làm từ vàng đặt trong miệng.
Theo các chuyên gia, xác ướp được đặt trong quan tài gỗ cùng với một số đồ tùy táng như vòng cổ, đồ gốm, đồ tạo tác bằng vàng...
Xác ướp có lưỡi giả làm bằng vàng khá phổ biến trong thời kỳ Hy Lạp - La Mã kéo dài từ khoảng năm 332 trước Công nguyên - 395 sau Công nguyên.
Các chuyên gia cho hay, vào thời kỳ trên, người Ai Cập đã thay thế một số bộ phận cơ thể bằng bộ phận giả như lưỡi, mắt.
Trong đó, những xác ướp được tìm thấy có chiếc lưỡi bằng vàng cho thấy thợ ướp xác xưa đã cắt lưỡi thật và thay thế bằng lưỡi vàng.
Trong thần thoại Hy Lạp, Osiris là thần cai quản địa ngục và phán xử người chết khi họ sang thế giới bên kia. Thần Osiris cũng là một trong những vị thần quan trọng nhất trong đời sống tâm linh của người Ai Cập cổ đại.
Tương tự như lưỡi bằng vàng, mắt làm từ vàng thay thế cho mắt thật được tin rằng giúp linh hồn người quá cố có thể nhìn rõ vạn vật ở cõi âm.
Ngôi mộ cổ Ai Cập 3.800 tuổi mỗi năm phát sáng một lần? Đặc điểm độc đáo nhất của ngôi mộ cổ chính là kiến trúc của nhà nguyện khi mỗi năm một lần, vào ngày đông chí, toàn bộ không gian sẽ bừng sáng rực rỡ. Ngôi mộ cổ có nhà nguyện hướng về phía mặt trời mọc vào ngày đông chí (22/12) có thể là ngôi mộ cổ nhất thuộc loại này ở Ai...