Bí ẩn tộc người sống 500 năm trên vách đá
Trong hơn 500 năm, tộc người này đã sinh sống trên vách đá hiểm trở của vùng núi Oman ( Arab Saudi).
Trên ngọn núi cao đến 2.980 m của Oman (Arab Saudi), tồn tại một bộ tộc Al Sogara bí ẩn sống trong những vách núi lơ lửng và treo leo.
Trong suốt 500 năm qua, những người Al Sogara này đã duy trì truyền thống của làng Al Sogara. Họ sống trong các hang động, vách đá và xây dựng những bức tường nhà bằng đất sét. Nơi đây đã tồn tại mà không có hệ thống điện hay bất kỳ thiết bị công nghệ nào.
Đường đi lại trong làng Al Sogara.
Không chỉ nằm trên vách núi cao, ngôi làng Al Sogara còn nằm ở vị trí rất xa so với nền văn minh bên ngoài. Cách duy nhất để đến thị trấn là phải leo xuống vách đá nguy hiểm, thậm chí, con đường gần nhất cũng cách làng Sogara đến 15km. Tuy nhiên, đến năm 2005, dân làng đã tìm ra cách dùng dây ròng rọc để chuyển những vật phẩm băng qua các hẻm núi.
Những ngôi nhà được xây bằng đá vôi khoét sâu vào trong vách núi của người Al Sogara
Do điều kiện đi lại quá khó khăn nên trẻ em Sogara không được đi học cho đến tận năm 1970. Mặc dù vậy, các em vẫn phải vượt qua chặng đường bộ 14km và hơn 10km đi xe bus mới có thể đến trường.
Công việc nuôi trồng cũng được người dân thực hiện ngay trên vách núi. Già làng Mohammedad Nasser cho biết: “Chúng tôi chăn nuôi gia súc, trồng các loại hoa quả như lựu, đào, mơ, cam, quả óc chó… ngay trên vách núi nơi chúng tôi sinh sống”.
Gia súc được chăn nuôi ngay trên vách núi
Tuy sinh hoạt khó khăn nhưng người dân Sogara lại vô cùng tự hào về quê hương mình. Mohammad Nasser Alshariqi, một người Al Sogara, chia sẻ: “Dù cho ngôi làng có ở một vùng đất xa xôi, hẻo lánh thì nơi đây vẫn là quê hương của chúng tôi và chúng tôi yêu quê hương của mình”.
Video đang HOT
Ngày nay, khi nơi đây bắt đầu có điện và những đồ dùng hiện đại, cuộc sống của người làng Al Sogara đã được cải thiện rất nhiều. Điều này đã tạo điều kiện để người dân Sogara dần hòa nhập với thế giới bên ngoài.
Những năm gần đây, một số người Al Sogara đã bắt đầu tìm kiếm công việc ở những thị trấn lân cận. Các nhà nghiên cứu cho rằng, nếu không có biện pháp để giữ gìn ngôi làng, có thể chỉ trong 15 năm nữa nét văn hóa đặc sắc của người Al Sogara sẽ biến mất.
Khát vọng ra thế giới của thầy giáo dạy Olympic Toán ở 2 quốc gia
Võ Quốc Bá Cẩn - người từng dạy học sinh đội Olympic Toán Việt Nam và Arab Saudi - mong muốn sẽ có thế hệ học trò mới khẳng định trí tuệ Việt trên "bản đồ Toán học" thế giới.
Từng là giáo viên dạy đội tuyển Olympic Toán quốc tế của cả Việt Nam và Arab Saudi, Võ Quốc Bá Cẩn lại chưa có bằng sư phạm.
Chia sẻ với Zing.vn trong ngày đầu năm mới, thầy giáo này mong muốn không chỉ dạy Toán cho Việt Nam và Arab Saudi, mà còn được học hỏi ở nhiều quốc gia khác, cũng như đưa nhiều học sinh dự thi quốc tế, trên hành trình hội nhập tri thức.
Võ Quốc Bá Cẩn tâm sự anh đam mê học Toán từ khi còn nhỏ. Ảnh: Q.Q.
- Chúc mừng năm mới. Chia sẻ với người trẻ về khát vọng đầu xuân, anh muốn mang tới thông điệp gì qua câu chuyện của chính mình?
- Thông điệp tôi muốn gửi là người trẻ hãy đi theo đam mê và không ngại khó, ngại khổ.
Theo học ngành Y dược, ĐH Cần Thơ với nguyện vọng của gia đình, tôi từ bỏ đam mê sư phạm. Bố mẹ bảo công việc đó quá vất vả, lại khó xin việc. Vì thế, nhiều năm tháng, tôi sống trong day dứt nên tiếp tục hay từ bỏ.
Ra trường, tôi mở lớp học nhỏ tại Gò Vấp, TP.HCM, để trang trải cuộc sống, cuối tuần lại về Cần Thơ dạy học. Đến tháng 9/2012, ra Hà Nội, tôi không thể xin dạy ở trường vì không có bằng sư phạm.
Từ việc dạy gia sư cho một học sinh, dần thêm người tin tưởng, tôi có lớp học ở cả Hà Nội và Quảng Ninh, dạy từ sáng sớm đến đêm, liên tiếp suốt hai năm liền. Hiện tại theo mô hình CLB bao gồm 500 học sinh, tôi hướng về chương trình chuyên, nâng cao, truyền cảm hứng đam mê Toán.
Tình cờ đến 4/2013, thầy Lê Bá Khánh Trình - trưởng đoàn thi IMO gọi điện hỏi han: "Cẩn đang ở Hà Nội hả? Cẩn sắp xếp qua dạy giúp thầy vài buổi nhé".
25 tuổi, tôi được thực hiện ước mơ của mình, là giáo viên trẻ nhất đứng lớp dạy đội tuyển Toán thi Olymic của Việt Nam. Năm 2017, Việt Nam giành 4 Huy chương Vàng Olympic Toán học quốc tế, là thành tích cao nhất từ trước đến nay.
Tôi tự hào vì những cô cậu học trò ghi dấu ấn trên thế giới, vừa hạnh phúc vì là giáo viên trực tiếp dạy đội tuyển.
Với đội tuyển Arab, trước thời điểm giáo viên Việt Nam sang dạy, đội tuyển Arab chỉ đạt 2 Huy chương bạc trong suốt 11 năm. Từ năm 2014 trở lại đây, đội tuyển thường xuyên đạt Huy chương bạc. Đặc biệt trong năm 2015, Arab xếp thứ 41 - cao nhất trong lịch sử dự thi.
Bá Cẩn và bạn học chụp ảnh cùng thầy Trần Nam Dũng. Ảnh: NVCC.
- Trước khi trở thành giáo viên, ngoài việc chọn sai nghề nghiệp như mình quan niệm, anh còn gặp khó khăn gì nữa?
- Đó là về kinh tế, gần 6 năm theo học y dược, cuộc sống sinh viên khó khăn, từng có thời điểm tôi đói đến mức phải soạn tài liệu rồi bán trên Yahoo. May mắn thay, thời điểm bế tắc đó, tôi gặp thầy Trần Nam Dũng - người đoạt huy chương bạc Olympic Toán quốc tế năm 1983 tại Paris, Pháp. Bấy giờ, thầy giảng dạy tại khoa Toán - Tin học, ĐH Khoa học Tự nhiên và trường Phổ thông Năng khiếu thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM.
"Duyên" để hai thầy trò gặp nhau khi TS Dũng thấy một lời giải Toán hay của tôi trên diễn đàn mạng. Thầy liên lạc, tạo điều kiện cho tôi có công việc. Đầu tiên, tôi hỗ trợ thầy Dũng soạn tài liệu, biên tập kỷ yếu của học sinh giỏi, bồi dưỡng giáo viên. Thỉnh thoảng, tôi được đứng lớp tại CLB Toán, trường THPT Lê Hồng Phong, TP.HCM.
TS Trần Nam Dũng là người có ý nghĩa với tôi, từ kinh nghiệm, cảm hứng đến phong cách của tôi bây giờ đều ảnh hưởng từ thầy. Thầy khuyên tôi cố gắng học xong đại học, rồi chọn công việc yêu thích.
Võ Quốc Bá Cẩn là người đưa học trò đi dự nhiều cuộc thi Toán quốc tế. Ảnh: NVCC.
Khát vọng thế hệ trẻ Việt Nam vươn ra tầm thế giới
- Anh thấy việc dạy Toán ở Arab khác Việt Nam như thế nào?
- Tôi cùng các giáo viên Olympic Toán học bắt đầu dạy đội tuyển Arab Saudi thời điểm năm 2014. Trước đó, ấn tượng với thành tích Việt Nam đạt được ở các kỳ thi IMO, từ đầu năm 2013, Arab Saudi cử người sang Việt Nam gặp PGS.TS Lê Anh Vinh, ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội).
Trong cuộc gặp gỡ với chuyên gia đào tạo Toán của Việt Nam, phía Arab Saudi tìm hiểu kinh nghiệm tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi và nhờ hỗ trợ.
Trước khi tìm đến đoàn giáo viên Việt Nam, lãnh đạo ngành giáo dục Arab Saudi đặt niềm tin vào các chuyên gia nổi tiếng đến từ Mỹ, Trung Quốc, Rumania, Bulgaria... nhưng đội tuyển của họ vẫn không thành công.
Tôi cùng những bậc thầy, đàn anh của đội tuyển Việt Nam bắt đầu dạy cho nước bạn từ năm 2014. Chương trình bồi dưỡng của Arab khác Việt Nam là học sinh học nhiều nhất trong 6 tháng, được chia khoảng 40-50 em thuộc 5 trình độ khác nhau. Các giáo viên Việt Nam nhận dạy học sinh từ nhiều trình độ khác nhau, mỗi ngày 3 ca, thay đổi ở tất cả cấp bậc.
Ngoài sự khác nhau về múi giờ, sinh hoạt, do 100% người dân Arab theo đạo Hồi, mỗi ngày, các em phải cầu nguyện 5 lần nên giáo viên thường xuyên phải cho học sinh nghỉ giữa giờ.
Mỗi lần sang nước bạn, giáo viên Việt Nam sẽ đi khoảng 1-2 đợt. Đợt thứ hai thường trùng vào ngày lễ Ramadan của người Hồi giáo, kéo dài trong một tháng. Các em phải nhịn ăn từ lúc Mặt Trời mọc cho đến khi lặn, nên không có sức để học. Giáo viên buộc phải phải ngủ vào ban ngày và dạy từ 22h đến 3h sáng hôm sau. Tôi và giáo viên khác thường xuyên bị chảy máu cam, sức khỏe suy giảm.
Khi sang Arab, dù có áp lực công việc, các thầy dạy với tinh thần thoải mái, chủ yếu giới thiệu những kiến thức hay từ kinh nghiệm.
Học sinh Arab có ưu điểm là tương tác tốt với giáo viên, chủ động trình bày ý tưởng. Học sinh Việt Nam thì ham học nhưng đôi khi vẫn giấu dốt.
Điều yếu nhất của học sinh Arab là các em lười ghi chép. Năm đầu tiên tôi dạy, các em hầu như không ghi gì. Sau đó, giáo viên phải ý kiến, thuyết phục với trưởng đoàn, bấy giờ các em mới bắt đầu ghi ghép. Đó là sự thay đổi tích cực nhất. Ngoài ra, các em không làm bài tập về nhà.
TS Trần Nam Dũng - Phó hiệu trưởng trường Phổ thông Năng khiếu thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM - nói về học trò năm nào: "Cẩn là người tham việc, làm gì cũng muốn hoàn hảo. Trong lần gặp gỡ Toán học lần 2 vào tháng 8/2010, cậu ấy đã thức đêm để hoàn thành kỷ yếu, lao lực đến chảy máu mũi".
TS Dũng cho rằng Võ Quốc Bá Cẩn tài năng và nhiệt huyết, lúc ông gặp "bạn ấy là cái tên nổi trong các diễn đàn Toán học". Ông Dũng thấy Bá Cẩn nói chuyện và tranh luận về Toán rất nhiệt tình. Hai thầy trò vẫn thường xuyên trao đổi và làm chung một số công việc về Toán học.
Theo Zing
Taliban từ chối đàm phán cùng chính phủ Afghanistan Lãnh đạo Taliban ngày 30-12 thông báo đã từ chối lời đề nghị đàm phán từ phía Afghanistan, dự kiến diễn ra vào tháng tới tại Arab Saudi nơi mà các phiến quân sẽ gặp các quan chức của Mỹ trong một nỗ lực hướng tới hòa bình. Một nhóm người cầm theo cờ của Taliban tại Kabul, Afghanistan. Ảnh minh họa Reuters....