Bí ẩn tiểu đoàn ‘pháp sư’ của Ukraine phá hoại mục tiêu trong lòng Nga
Ukraine sở hữu một lực lượng bí mật gọi là Tiểu đoàn Shaman (pháp sư), chuyên thực hiện các vụ xâm nhập tấn công phá hoại trong khu vực do Nga kiểm soát.
Chỉ huy của Tiểu đoàn Shaman mới đây đã có cuộc phỏng vấn với trang The War Zone để hé lộ về cơ cấu và những mục tiêu của đơn vị bí ẩn này.
Chỉ huy Tiểu đoàn Shaman của lực lượng tình báo quốc phòng Ukraine. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH THE DRIVE
Nhiệm vụ “báo thù”
Theo vị chỉ huy, cũng tự xưng là Shaman, đơn vị này thỉnh thoảng đột nhập lãnh thổ Nga bằng trực thăng hoặc cũng có lúc băng qua bằng đường bộ. Tuy nhiên, mục tiêu luôn luôn là làm cho người Nga phải nếm trải những gì người Ukraine đã chịu đựng từ năm 2014 và đặc biệt là từ khi Moscow mở chiến dịch quân sự vào ngày 24.2.
“Bạn có thể đã nghe về vụ tấn công tên lửa vào trung tâm mua sắm gần đây. Bạn chắc hẳn đã nghe về Bucha, về cuộc tấn công tên lửa vào ga tàu có người tị nạn ở Kramatorsk. Tôi ước tất cả những hành động đặc biệt này sẽ diễn ra trên đất Nga vào lúc này. Vì tôi muốn họ biết được cảm giác họ đã gây ra cho nhân dân Ukraine”, vị chỉ huy nói.
Các vụ tấn công được Shaman nhắc đến đều gây thương vong lớn về dân thường, theo thông báo của giới chức Ukraine. Tuy nhiên, Nga đều bác bỏ những cáo buộc đó và khẳng định quân đội nước này không nhắm vào mục tiêu dân sự.
Từ khi chiến sự nổ ra, không ít lần xảy ra các vụ tấn công ngay trên lãnh thổ Nga, nhắm vào nhiều mục tiêu như kho đạn, căn cứ không quân, kho nhiên liệu. Hồi tháng 4, trực thăng Mi-24 của Ukraine được cho là đã bay qua biên giới để tấn công kho nhiên liệu tại tỉnh Belgorod của Nga.
Trực thăng Mi-24 của Ukraine trong một cuộc tập trận năm 2006. Ảnh AFP
Nga cáo buộc Ukraine đứng sau những hành động này trong khi Kyiv không nhận trách nhiệm nhưng gọi đó là “nghiệp báo” cho hành động của Moscow.
Video đang HOT
Trong cuộc phỏng vấn, Shaman không nêu vị trí các nhiệm vụ mật của tiểu đoàn nhưng mỉm cười khi được hỏi về vụ đột kích Belgorod. “Đó không phải là kết thúc. Đó chỉ là phần nổi của tảng băng”, vị chỉ huy đeo khăn bịt mặt nói.
Thậm chí, người này cho hay các nhiệm vụ đặc biệt nhắm vào Nga hay vùng lãnh thổ của Ukraine do Nga kiểm soát đã bắt đầu từ khi Nga sáp nhập Crimea và hỗ trợ phe ly khai ở Donbass vào năm 2014.
Nổ lớn tại Belgorod
Tỉnh trưởng Vyacheslav Gladkov của tỉnh Belgorod thuộc Nga ngày 3.7 thông báo ít nhất 3 người thiệt mạng và hàng chục ngôi nhà bị phá hủy sau các vụ nổ tại thành phố cùng tên, cách biên giới Ukraine khoảng 40 km, theo Reuters. Nghị sĩ Nga Andrei Klishas cáo buộc Ukraine đã nã pháo qua biên giới và kêu gọi Moscow đáp trả mạnh mẽ bằng quân sự. Phía Ukraine chưa bình luận gì về cáo buộc này.
Chỉ huy Shaman cho biết đơn vị chỉ sử dụng các chiến thuật thông thường của các lực lượng biệt kích khác trên thế giới. Theo vị chỉ huy, điều khó khăn nhất là quyết định tham gia nhiệm vụ vì cơ hội thành công hầu như là 50-50 và cơ hội quay trở về còn thấp hơn. Tuy nhiên, một khi đã quyết định, những điều sau đó trở nên dễ dàng hơn.
Ông cho hay do những rủi ro đó mà chỉ có những người thật sự muốn mới tham gia nhiệm vụ. “Chúng tôi luôn chỉ tìm tình nguyện viên. Chúng tôi không bao giờ giao nhiệm vụ. Họ là những người tình nguyện và xứng đáng đến Valhalla nếu họ nằm xuống trong trận chiến”, chỉ huy Shaman nói, nhắc đến lâu đài trong thần thoại Bắc Âu của thần Odin dành cho những người hy sinh.
Chỉ huy Shaman nói rằng tiểu đoàn có những phi công lái trực thăng cừ khôi, đóng vai trò “lớn nhất” trong việc xâm nhập và rút lui sau khi tấn công. Đôi lúc, các binh sĩ cũng vượt qua biên giới bằng đường bộ.
Đủ mọi thành phần
Tiểu đoàn Shaman chịu trách nhiệm báo cáo cho Cục tình báo quốc phòng Ukraine. Thành viên của tiểu đoàn có xuất thân từ nhiều thành phần trong xã hội, có cá tính khác biệt nhưng cực kỳ có động lực. “Tôi có các cựu tướng quân đội. Tôi cũng có một cựu thứ trưởng từ chính phủ. Họ là những đại diện của giới tinh hoa trong xã hội nhưng giờ họ đang chiến đấu cho đất nước”, ông Shaman nói và sau đó giới thiệu vị cựu thứ trưởng, người cũng bịt mặt và tự xưng là Sydney.
Người này cho biết gia nhập tiểu đoàn vào ngày 24.2 và không hề trải qua huấn luyện gì mà chỉ trao đổi qua với chỉ huy rồi khám sức khỏe thông thường.
Kho dầu tại Belgorod bị cháy hồi tháng 4. Nga cáo buộc Ukraine tấn công nhưng Kyiv phủ nhận. Ảnh REUTERS
Ông Sydney nói thành viên Shaman được huấn luyện ở mức độ khác nhau, có tuổi từ 18-50 hoặc lớn hơn. Theo ông Sydney, nhiệm vụ đầu tiên của Tiểu đoàn Shaman sau khi Nga mở chiến dịch là bảo vệ sân bay Antonov ở Hostomel gần Kyiv. Tuy nhiên, nhiệm vụ này đã không diễn ra như mong đợi và lý do được cho là công tác chuẩn bị chưa được kỹ càng để chống lại một cuộc tấn công lớn như vậy. “Đáng tiếc là đã có nhiều sai lầm chiến lược không thể sửa chữa nhưng ít ra chúng tôi có thể rút ra một vài kinh nghiệm và bài học”, ông Sydney nói.
Ông nhận xét bản chất cuộc xung đột giờ đã thay đổi và sẽ còn kéo dài “cho đến khi không còn gì cản trở chúng tôi có được cuộc sống bình thường”.
Được mất của Trung Quốc và Nga khi bắt tay thống trị Bắc Cực
Bối cảnh kinh tế - chính trị cũng như sự thay đổi về các tuyến hàng hải do quá trình băng tan đang tạo cơ hội để Trung Quốc hợp tác với Nga thống trị Bắc Cực, nhưng hai bên sẽ được mất như thế nào trong cuộc chơi này?
Tổ chức tư vấn của Civitas (Anh) vừa công bố báo cáo đặt ra khả năng Nga kết hợp sự hậu thuẫn từ Trung Quốc để thống trị Bắc Cực.
Thời cơ tiếp cận kho tài nguyên 30.000 tỉ USD
Theo đó, trong một thập kỷ vừa qua, Nga đã mở thêm 50 cơ sở quân sự ở Bắc Cực và đang ngày càng chuyển sức mạnh hạt nhân sang khu vực này. Báo cáo dẫn lại ý kiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin từng cho rằng Bắc Cực là "nơi tập trung tất cả an ninh quốc gia thực tế" đối với Nga.
Vì thế, bằng cách xây dựng năng lực quân sự khổng lồ ở Bắc Cực, người Nga có thể kiểm soát các tuyến đường khu vực này, nhất là khi biến đổi khí hậu khiến băng tan nhanh nên việc điều động phương tiện đến đây cũng dễ dàng hơn. Thêm vào đó, Nga cũng tuyên bố chủ quyền rộng lớn tại Bắc Cực. Nên với sức mạnh quân sự và khu vực kiểm soát rộng lớn, Moscow có thể có được lợi ích khổng lồ tại Bắc Cực. Ước tính, trữ lượng khoáng sản, năng lượng ở vùng này có giá trị lên đến 30.000 tỉ USD. Trong đó, còn khoảng 1/3 trữ lượng khí đốt tự nhiên chưa được phát hiện đang nằm ở Bắc Cực.
Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình gặp nhau ngày 4.2 ở Bắc Kinh. Ảnh REUTERS
Tham vọng của Bắc Kinh
Cũng theo phân tích của báo cáo do Civitas công bố, sau khi tiến hành chiến dịch quân sự nhằm vào Ukraine dẫn đến việc Nga bị hàng loạt lệnh trừng phạt từ phương Tây khiến Moscow đối mặt nhiều thách thức về kinh tế. Giữa tình cảnh như vậy, nền kinh tế Nga ngày càng bị lệ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc. Điển hình là phải tăng cường xuất khẩu năng lượng cho Trung Quốc khi Nga bị hạn chế xuất khẩu sang nhiều nước khác do các lệnh trừng phạt.
Bắc Kinh và Moscow tăng cường hợp tác về năng lượng
Ngày 15.6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm với nhau. Trong cuộc gọi, ông Tập nhấn mạnh Bắc Kinh sẽ tiếp tục ủng hộ chủ quyền và an ninh của Moscow. "Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục ủng hộ Nga về các vấn đề liên quan đến những lợi ích cốt lõi và lo ngại lớn như chủ quyền và an ninh", Đài truyền hình CCTV trích lời ông Tập.
Theo thông báo của Điện Kremlin, Tổng thống Putin đã đồng ý với Chủ tịch Tập về việc mở rộng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, công nghiệp, giao thông vận tải và các ngành khác, "giữa lúc tình hình kinh tế toàn cầu trở nên phức tạp do chính sách cấm vận không chính thức của phương Tây".
Bên cạnh đó, Trung Quốc đang gia tăng nhanh chóng sự hiện diện ở Bắc Cực khi điều động tàu phá băng đến và thiết lập các trạm nghiên cứu và đài quan sát ở khu vực này, bao gồm cả mục đích dân sự lẫn quân sự. Bắc Kinh gần đây cũng tự mô tả Trung Quốc là một quốc gia "gần Bắc Cực" dù nước này xa Bắc Cực khi so với phần lớn châu Phi.
Cuối năm 2020, ông Tony Radakin, khi đó đang giữ chức Tư lệnh Hải quân Anh, cảnh báo biến đổi khí hậu mở ra các tuyến hàng hải mới trên khắp thế giới, giảm một nửa thời gian di chuyển bằng đường biển giữa châu Á và châu Âu.
Cụ thể, tuyến hàng hải chạy theo vùng biển ngoài khơi nước Nga, xuyên qua Bắc Băng Dương thì tàu biển có thể đến châu Âu mà không cần tàu phá băng suốt nhiều tháng trong năm. Từ đó, ông Darakin đặt ra rủi ro Trung Quốc với lực lượng tàu chiến ngày càng hùng hậu có thể dễ dàng tiếp cận châu Âu bằng nhiều hướng. Tuyến hàng hải phía bắc, vượt qua Bắc Băng Dương, rút ngắn thời gian từ 10 - 12 ngày so với tuyến hàng hải phía nam truyền thống (từ Trung Quốc đi đến Biển Đông, lần lượt qua eo biển Malacca, Ấn Độ Dương rồi đến châu Âu). Qua đó, Bắc Kinh cũng dễ dàng tiếp cận Bắc Cực hơn.
Từ những yếu tố trên, cùng tham vọng của Nga và Trung Quốc, hai bên có thể kết hợp để thống lĩnh Bắc Cực.
Tàu chiến của Trung Quốc và Nga trong cuộc tập trận chung cuối năm 2021. Ảnh REUTERS
Sự phụ thuộc bất cân xứng
Trả lời Thanh Niên ngày 16.6, ông Carl O.Schuster (cựu Giám đốc bộ phận điều hành của Trung tâm tình báo hỗn hợp - Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của hải quân Mỹ và đang giảng dạy tại Đại học Hawaii về quan hệ quốc tế, lịch sử) nhận định: "Sự hợp tác Nga - Trung đặt ra mối quan tâm chiến lược lâu dài tiềm tàng cho cả châu Âu lẫn châu Á. Trước sự đối đầu của Trung Quốc và Nga với phương Tây cũng như trật tự thế giới dựa trên luật lệ quốc tế, sự kết hợp giữa tiền đầu tư của Trung Quốc với các nguồn năng lượng của Nga ở Bắc Cực sẽ thúc đẩy các kế hoạch tạo dựng ảnh hưởng của Bắc Kinh và Moscow trong tương lai".
Tuy nhiên, theo cựu đại tá Schuster, để điều đó trở thành hiện thực, hợp tác Trung - Nga ở Bắc Cực phải được duy trì trong ít nhất một thập kỷ. "Đây là thách thức lớn vì hai bên không có nhiều lòng tin vào nhau. Nguy cơ và nỗi lo lắng về sự thống trị kinh tế và chính trị của Trung Quốc có thể khiến Nga hạn chế mức độ và tốc độ hợp tác. Nhiều người Nga đã lo lắng về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Nga và sẽ tìm cách hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc đối với nỗ lực ở Bắc Cực", ông Schuster phân tích.
Vị chuyên gia này nhận định thêm: "Trung Quốc đã gây ảnh hưởng lớn nền kinh tế vùng Siberia (Nga). Nên khi 2 bên hợp tác ở Bắc Cực sẽ tiếp tục xu hướng đó, mang lại cho Bắc Kinh một vị trí quan trọng, thậm chí là kiểm soát ngành năng lượng Nga. Xét về khía cạnh kinh tế, tình hình hiện tại đang khiến Nga trở thành đối tác cấp dưới trong quan hệ với Trung Quốc. Hơn nữa, nếu các xu hướng kinh tế và quân sự hiện tại tiếp tục, Trung Quốc sẽ thống trị nền kinh tế Nga ở mức độ gần như không thể đảo ngược trong những năm 2030, khiến Moscow trở nên phụ thuộc vào Bắc Kinh".
Phương Tây quyết trừng phạt Nga nhưng lực bất tòng tâm Những khó khăn kinh tế đang là rào cản đối với G7 để tăng cường trừng phạt Nga, giữa lúc Ukraine yêu cầu thêm vũ khí để ngăn chặn bước tiến của Moscow. Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) trong tuần qua đã kết thúc hội nghị thượng đỉnh bằng một thỏa thuận thảo luận về một...