Bí ẩn tháp Thầy Bói nằm giữa đầm Thị Nại
Ở TP.Quy Nhơn (Bình Định) có một tháp nhỏ có tên tháp Thầy Bói, được xây dựng giữa biển nước mênh mông vô cùng bí ẩn.
Có rất nhiều sự tích liên quan đến ngôi tháp này, nhưng đến nay người ta vẫn chưa thể biết sự tích nào mới là chính xác.
Từ cảng Quy Nhơn (TP.Quy Nhơn, Bình Định), sau hơn 10 phút ngồi ghe di chuyển về hướng Tây, có một cụm đá nổi lên giữa đầm Thị Nại, đó cũng chính là vị trí tháp Thầy Bói được xây dựng. Trong Nước non Bình Định, Quách Tấn viết: “Trong đầm ở phía tây, gần phía Quy Nhơn nổi lên một cụm đá rộng, chừng một vài sào và cao chỉ trên mặt nước chừng một thước, một thước rưỡi khi thủy triều lên. Người ta gọi là tháp Thầy Bói”.
Tương truyền, xưa có một ông thầy bói thấy cụm đá nổi trên đầm Thị Nại được cho là nơi có phong thủy tốt nên đã xây tháp và hành nghề. Ông xem bói rất hay nên chẳng mấy chốc tiếng tăm đồn khắp vùng, nhiều người muốn được ông xem phải chịu cực, khó khăn mà chèo thuyền ra cụm đá, chờ cả ngày trời. Khi ông mất, ngôi tháp bị bỏ hoang, qua thời gian bị bão đánh sập. Để tưởng nhớ vị thầy giỏi và thờ thủy thần, người dân nơi đây đã xây một ngôi miếu thờ chắc chắn. Từ đó cụm đá được người dân gọi là tháp Thầy Bói
Tuy nhiên, cũng có thuyết cho rằng trước đây không có ngọn tháp nào cả. “Thầy Bói” thực ra là tên một giống chim ăn cá, miền Bắc gọi là chim Bói Cá. Giống chim này thường tụ tập nơi gành đá, khóm đá để bắt mồi. Khóm đá có dáng tròn nho nhỏ trông như ngọn tháp, nên gọi là tháp Thầy Bói
Không ai biết tích nào mới là đúng, cũng không ai có thể trả lời cho câu hỏi, cụm đá có tên tháp Thầy Bói xuất hiện từ khi nào, nhưng không thể phủ nhận rằng sự xuất hiện của tháp Thầy Bói trên đầm khiến cảnh quan nơi đây thêm phần sinh động, đặc sắc
Video đang HOT
Không dễ để đến cụm đá nhỏ trên đầm Thị Nại, vì bạn phải đến cảng Quy Nhơn, từ đó tìm thuyền của người dân đưa ra. Tuy nhiên, không ít du khách vẫn lặn lội tìm tới, để tham quan và cầu nguyện
Năm 2008, trên tháp Thầy Bói, bên cạnh ngôi miếu ban đầu có thêm ngôi tháp hai tầng hình lục giác khá đẹp và khang trang. Đến năm 2010, nơi đây có thêm 2 công trình, và trong hai năm 2010 – 2012 đã có thêm 5 công trình mới, nâng tổng số các công trình tín ngưỡng và tôn giáo lên con số 8. Cụm tháp Thầy Bói được những người dân sống quanh đầm Thị Nại thay nhau hương khói, trông coi
Đầm Thị Nại với chiều dài khoảng 16 km, tổng diện tích mặt nước hơn 5.000 ha, trải dài qua địa phận TP.Quy Nhơn, H. Tuy Phước và H. Phù Cát (Bình Định). Đây là đầm lớn thứ hai ở Việt Nam. Nơi đây đã chứng kiến nhiều biến cố lịch sử qua các triều đại. Vì vậy, trên tháp Thầy Bói, ngoài ngôi miếu cổ đã có từ lâu đời do ngư dân lập để thờ thủy thần và tế lễ vào dịp Thanh minh, còn nhiều công trình tín ngưỡng khang trang khác được xây dựng nhằm đáp ứng đời sống tinh thần tâm linh của nhân dân địa phương.
Cảnh tượng kỳ vĩ tại cánh đồng quạt gió ở Bình Định
Sau những ngày mưa kéo dài, ngày nắng lên tạo biển mây huyền ảo vờn quanh 'cánh đồng quạt gió' rộng 122 ha ở Bình Định.
Cách trung tâm TP Quy Nhơn khoảng 10 km về phía bắc, "cánh đồng quạt gió" nằm bên bờ biển xã Cát Tiến, huyện Phù Cát (Bình Định).
Khu vực này rộng 122 ha, lắp đặt các tuabin gió lớn nhất Việt Nam. Mỗi trụ cao 114 m, đường kính cánh quạt rộng 132 m, có công suất 3,5 MW.
Ông Trần Văn Thanh, Giám đốc Sở Du lịch Bình Định, cho hay thời gian gần đây, du khách đến tham quan địa phương đặc biệt ấn tượng với cánh đồng quạt gió ở khu vực này. Đây là sản phẩm du lịch mới của Bình Định.
Theo lãnh đạo Sở Du lịch Bình Định, nhiều doanh nghiệp trong nước đã khảo sát, đặt vấn đề đầu tư dự án dịch vụ, du lịch ở một số tọa độ cao trên bán đảo Phương Mai, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách check-in bên cánh đồng quạt gió.
Chị Thu Hằng, nữ du khách đến từ TP.HCM, chia sẻ cánh đồng quạt gió nằm giữa không gian lý tưởng với một bên là dãy núi của bán đảo Phương Mai và một bên là bờ biển dài tuyệt đẹp.
"Đến Bình Định du lịch, chúng tôi đã có nhiều bức ảnh đáng nhớ bên cánh đồng quạt gió lạc trôi giữa biển mây bồng bềnh, còn đẹp hơn cả tranh vẽ", chị Hằng nói.
Tuabin gió như cánh tay vươn lên sừng sững giữa mây trời. Ảnh chụp từ một resort ven biển xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
"Cánh đồng quạt gió" hệt như vườn cây khổng lồ bên khu dã ngoại Trung Lương, bãi biển xã Cát Tiến, huyện Phù Cát.
Dải mây trắng xóa vây kín những trụ tuabin sừng sững trên dãy núi bán đảo Phương Mai vươn về phía biển.
Nằm trong quần thể bán đảo Phương Mai, bên cạnh "cánh đồng quạt gió", du khách còn có thể tham quan, tắm biển ở nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng khác như Kỳ Co - Eo Gió, Hòn Khô, bãi biển Cát Tiến...
Tượng Phật cao nhất Đông Nam Á thoắt ẩn, thoắt hiện trong biển mây trôi bồng bềnh sát bên cánh đồng quạt gió.
"Cánh đồng quạt gió" ở bán đảo Phương Mai, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát (Bình Định). Ảnh: Google Maps.
Tham quan khu du lịch Tuy Phước - Bình Đình Khu du lịch Tuy Phước, tỉnh Bình Định có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ven đầm Thị Nại, có dòng sông Côn, sông Hà Thanh, có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua địa bàn huyện, là cửa ngõ về hướng bắc của TP.Quy Nhơn, nơi được biết đến với nhiều tiềm năng để phát triển du lịch mạnh mẽ. Có...