Bí ẩn thành phố không có tên trên bản đồ Trung Quốc
404, thành phố không có tên trên bản đồ nằm ở tỉnh Cam Túc, là nơi Trung Quốc phát triển chương trình bom hạt nhân thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Trong thời đại vệ tinh phát triển như hiện nay, hầu như mọi tòa nhà, góc phố, đều thể hiện rõ ràng qua bản đồ vệ tinh. Tuy nhiên, tại Trung Quốc, một thành phố bí ẩn không thể tìm thấy trên bất kỳ loại bản đồ nào.
Kỳ lạ hơn, thành phố này còn được đặt tên theo con số mã hóa giống như thành phố ma. Thành phố 404 nằm gần ga Đê Oa Phố, thành phố Ngọc Môn, tỉnh Cam Túc. Để tới đây, cần đến ga Đê Oa Phố, sau đó tới đồn cảnh sát xin cấp phép. 404 hình thành vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh căng thẳng.
Thành phố 404 ở tỉnh Cam Túc.
Năm 1958, khi cả Mỹ và Liên Xô đều sở hữu vũ khí hạt nhân, Trung Quốc quyết định dốc toàn lực nghiên cứu bom hạt nhân. Những người giỏi nhất được tập hợp tới vị trí 97,21 độ kinh đông và 40,10 độ vĩ bắc, biến vùng hoang mạc trở thành thành phố 404.
Các nhà khoa học làm việc ở đây đặt nền móng cho chương trình hạt nhân và không gian của Trung Quốc. Đặng Giá Tiên, người được coi là cha đẻ của ngành vật lý hạt nhân Trung Quốc, là một trong số đó.
Do bí mật quân sự, 404 không xuất hiện trên bất kỳ bản đồ nào. Dưới lòng thành phố đều là hầm trú bom. Tại bãi chôn lấp chất thải hạt nhân của thành phố, công nhân làm việc trong môi trường phơi nhiễm phóng xạ cao. Cứ nửa tiếng, họ lại phải rời đi. Hết giờ làm việc, họ phải chôn lấp trang phục bảo hộ. Nếu không cẩn thận, họ có nguy cơ tiếp xúc phóng xạ, rụng tóc, thậm chí nguy hiểm tính mạng.
Tại ngọn núi gần thành phố có một nghĩa trang lớn, chôn cất những người từng làm việc tại đây. Đó là những người cống hiến cả đời cho ngành khoa học hạt nhân Trung Quốc. Nhiều người không thể quay về cố hương. Hơn 60 năm trôi qua, thành phố đã bị bỏ hoang, nhiều người rời đi, nhưng một số người vĩnh viễn nằm lại trên mảnh đất không có tên trên bản đồ.
Những khắc họa sống động hé lộ những 'góc bí ẩn' trên vũ trụ
Dựa trên dữ liệu khoa học thực tế, các họa sĩ đã cho ra đời những khắc họa sống động giúp chúng ta hình dung rõ hơn về những vùng không gian xa xôi và bí ẩn trên vũ trụ.
Một thiên thể nhỏ được đặt tên là Sedna nằm ngoài Sao Diêm Vương và Vành đai Kuiper. Ảnh: NASA/JPL-Caltech
Bản khắc họa của một họa sĩ cho thấy bề mặt của TRAPPIST-1f, một hành tinh trong hệ thống TRAPPIST-1. Ảnh: NASA/JPL-Caltech
Siêu hố đen trong ngân hà M87 đang phóng ra các luồng năng lượng mạnh mẽ. Ảnh: NRAO/AUI/NSF
Hành tinh Kepler-16b cùng hai ngôi sao vệ tinh của nó. Ảnh: NASA/JPL-Caltech/R. Hurt
Một hệ mặt trời mới hình thành chứa lượng hơi nước đủ để lấp đầy tất cả các đại dương trên Trái đất. Ảnh: NASA/JPL-Caltech
Cảnh Mặt trời lặn trên Siêu trái đất Gliese 667 Cc. Ảnh: ESO/L. Calcada
Ảnh mô phỏng khoảnh khắc hai ngôi sao nơ-tron va chạm với nhau, tạo thành một đám mây bụi khổng lồ và dày đặc. Ảnh: REUTERS
Một hành tinh có kích thước tương đương sao Mộc dịch chuyển đằng trước ngôi sao mẹ của nó. Ảnh: NASA/ESA
Markarian 231, một lỗ đen nhị phân được tìm thấy ở trung tâm của thiên hà chuẩn tinh gần Trái đất nhất. Ảnh: NASA
Một hành tinh mới được phát hiện quay quanh một ngôi sao đỏ có khối lượng nhỏ hơn Mặt trời năm lần và nằm ở khoảng cách khoảng 20.000 năm ánh sáng. Ảnh: NASA
Ý tưởng của một họa sĩ cho thấy tàu vũ trụ Cassini đi ngang qua mặt trăng Enceladus của sao Thổ để nghiên cứu các luồng khí từ các mạch nước đang phun trào ra từ các khe nứt khổng lồ ở vùng cực nam của mặt trăng. Ảnh: NASA/Karl Kofoed
Một hành tinh có kích thước bằng sao Thổ quay quanh hệ sao nhị phân 79 Ceti. Ảnh: REUTERS/Stringer
Khái niệm của một họa sĩ về thời điểm các vật chất bị xoáy vào một lỗ đen siêu lớn. Ảnh: NASA
Bí ẩn xác ướp 4.000 năm tuổi có các triệu chứng của bệnh tim Xác ướp 4000 năm tuổi ở Dakhla Oasis, Ai Cập có sự tích tụ cholesterol trong động mạch, cho thấy bệnh tim có thể phổ biến từ thời cổ đại. Theo một nghiên cứu mới, xác ướp 4000 năm tuổi ở Dakhla Oasis, Ai Cập có sự tích tụ cholesterol trong động mạch, cho thấy bệnh tim có thể phổ biến từ thời...