Bí ẩn “thảm đen ma quái” đầy bạch kim, thủy tinh ở di chỉ kỷ băng hà
Một “thảm đen” bí ẩn, dấu hiệu của thảm họa lửa quy mô lớn, được tìm thấy ở một di chỉ kỷ băng hà Younger Dryas đã hé lộ sự kiện đáng sợ từ không gian.
Một “strewnfield” ma quái đã được tìm thấy ở Abu Hureyra, một di chỉ khảo cổ nằm trên địa phận Syria hiện nay. Strewnfield là thuật ngữ dùng để chỉ những khu vực mang dấu hiệu của tác động ngoài trái đất, bao gồm một lớp “thảm đen” giàu carbon, bạch kim, các hạt kim cương nano siêu nhỏ, thủy tinh thiên thạch, các quả cầu kim loại li ti… vốn chỉ được hình thành bởi nhiệt độ cực cao.
Ảnh đồ họa mô tả thảm họa kỷ băng hà – ảnh: UCSB
Strewfield lần này nhằm trong nhóm Younger Dryas Boundary (YDB), cụm từ dùng để chỉ 30 địa điểm rải rác khắp châu Âu, châu Mỹ và một phần Trung Đông, cùng chứa dấu vết tác động ngoài hành tinh trong kỷ băng hà Younger Dryas. Đáng nói, những gì các nhà khoa học tìm được tại Abu Hureyra cuối cùng đã vén màn thứ tạo nên nhóm strewnfield này: một sao chổi phát nổ. Đây là bằng chứng trực tiếp đầu tiên về tác động của sự kiện giả thuyết này lên con người cổ đại.
Vật liệu sao chổi được tìm thấy trong các mảnh thủy tinh được tạo ra từ kẻ tấn công ngoài trái đất – ảnh: UCSB
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi tiến sĩ James Kennett từ Đại học California ở Santa Barbara (UCSB, Mỹ) đã phân tích những mẩu “thủy tinh thiên thạch”, nay chỉ còn là những quả cầu méo mó nhỏ bé rải rác khắp Abu Hureyra và kết luận rằng nó phải hình thành ở nhiệt độ hơn 2.200 độ C. Abu Hureyra là một khu định cư cổ đại kỷ băng hà, khoảng 12.800 tuổi, nhưng dường như đã bị “bốc hơi” khỏi địa cầu sau khi bị đốt cháy bởi những quả cầu thủy tinh vốn có thể nung chảy cả xe ô tô trong vòng 1 phút.
Nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy trong các mảnh thủy tinh những “vật liệu sao chổi” như khoáng chất giàu chromium, sắt, nickel, sunfua, titan, bạch kim và sắt giàu irdium.
Bản đồ đánh dấu di chỉ Hureyra – ảnh: DAILY MAIL
Nếu một sao chổi bị nổ tung khi đâm vào trái đất hay gần mặt đất, các cụm mảnh vụ sao chổi có thể gây ra hàng ngàn vụ nổ không khí trong vòng một vài phút trên cả một bán cầu của trái đất.
Vì vậy, không chỉ biến khu định cư Abu Hureyra thành một tàn tích hỗn loạn những mảnh xương, vật liệu xây dựng và cây trồng trong chớp mắt, nó cũng có thể tác động đến nhiều khu định cư khác trên thế giới. Các nhà khoa học còn cho rằng nó góp phần rất lớn vào sự biến mất cùng thời kỳ của nhiều động vật lớn như ma mút hay ngựa và lạc đà Bắc Mỹ.
Nơi sao chổi “tử thần” trực tiếp va chạm với trái đất rất có thể là một miệng hố va chạm được tìm thấy dưới sông băng Hiawatha ở Greenland.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports.
A. Thư
Theo nld.com.vn/Nature, Daily Mail, Forbes
Các nhà khoa học phát hiện sầu riêng có thể sạc điện thoại của bạn với tốc độ cực nhanh
Mới đây nhất, các nhà khoa học Australia đã tận dụng sầu riêng để chế tạo loại vật liệu sử dụng trong các siêu tụ điện - thiết bị hứa hẹn sẽ tạo ra cuộc cách mạng về điện năng trong tương lai.
Theo New Scientist, PGS Vincent Gomes cùng các đồng nghiệp tại Đại học Sydney (Australia) vừa công bố thành công bước đầu trong việc dùng cùi sầu riêng để chế tạo loại vật liệu sử dụng trong các siêu tụ điện - thiết bị hứa hẹn sẽ tạo ra cuộc cách mạng về điện năng trong tương lai. Nhóm cũng cho biết cùi mít cũng có khả năng tương tự.
Nhóm nghiên cứu tại đại học Sydney cho biết, phần cùi sầu riêng hoặc mít thường bị vứt bỏ sẽ trải qua quá trình xử lý đặc biệt, bao gồm công đoạn đun nóng rồi làm lạnh đột ngột. Từ những nguyên liệu đã xử lý này, nhóm nghiên cứu đã có thể tổng hợp được aerogel - loại vật liệu nhẹ nhất thế giới mà con người từng biết đến.
Về cơ bản, carbon aerogel có màu đen và khi sờ lên có cảm giác giống như đang sờ lên những hòn than. Chúng có diện tích bề mặt lớn, độ xốp cao và khả năng dẫn điện tốt. Các tính chất này khiến aerogel đặc biệt hữu ích đối với việc sản xuất tụ điện, pin và hệ thống khử muối, tương tự như các loại vật liệu khác như graphene.
Theo tiết lộ của PGS Vincent Gomes, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm với rất nhiều loại trái cây khác nhau, bao gồm cả dưa hấu và bưởi, nhằm tìm ra loại quả phù hợp để chế tạo Aerogel. Quá trình thử nghiệm cho thấy, cùi sâu riêng và cùi mít là những 'ứng viên' phù hợp nhất, nhờ những đặc tính như cùi mềm, hình sợi, có khả năng giữa được sự ổn định về mặt hóa học khi phân tách và chuyển hóa aerogel so với những loại quả có phần cùi thô cứng. Bề mặt rộng và giàu nitơ cũng là lợi thế của mít và sầu riêng.
Sau khi tổng hợp được Aerogel, nhóm nghiên cứu có thể sử dụng loại vật liệu này để chế tạo điện cực cho siêu tụ điện (supercapacitor). Khác với các tụ điện thông thường, siêu tụ điện có thời gian sạc siêu nhanh, cao hơn rất nhiều lần so với tốc độc sạc của pin lithium-ion. Bên cạnh đó, siêu tụ điện không hề có hiện tượng bị chai như pin, hứa hẹn sẽ thay thế hoàn toàn pin trong việc lưu trữ điện năng trên các thiết bị di động trong tương lai
GS Brian Derby - chuyên ngành khoa học vật liệu, Đại học Manchester (Anh) - cho biết việc sử dụng những vật liệu phế thải có nguồn gốc thiên nhiên làm aerogel còn giúp bảo vệ môi trường. Trước đây, aerogel chỉ có thể được tổng hợp và sản xuất từ xăng dầu. Tuy nhiên, việc sử dụng vật liệu thiên nhiên như cùi mít và sầu riêng để chế tạo aerogel có thể giúp hạn chế tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch.
Ngoài sầu riêng, mít, các nhà khoa học đang nghĩ đến việc tìm ra những vật liệu thiên nhiên khác như đậu tương, trấu hay hành tỏi cho siêu tụ điện.
Tham khảo New Scientist
Theo Anh Việt/Trí thức trẻ (Tổ Quốc)
Chế tạo thành công kim cương từ nhiên liệu hóa thạch Các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm một cách lý tưởng và hiệu quả về chi phí để sản xuất kim cương trong thời gian rất dài. Trong một nghiên cứu mới tại Đại học Stanford, nỗ lực sản xuất kim cương cuối cùng đã đi đến kết luận. Một phân tử và một viên kim cương được tìm thấy trong dầu thô...