Bí ẩn tâm lý vì sao một người có thể phạm tội khi tuân theo mệnh lệnh?
Vào thập niên 1960, nhà khoa học tại Đại học Yale có tên là Stanley Milgram đã thực hiện một trong những thí nghiệm tâm lý nổi tiếng và gây tranh cãi nhất mọi thời đại.
Thí nghiệm tiết lộ cách con người hoàn toàn có khả năng thực hiện những cú sốc điện gây tử vong cho những nạn nhân vô tội khi được cấp trên ra lệnh.
Hơn nửa thế kỷ sau, các nhà nghiên cứu cuối cùng đã tìm ra bí ẩn tâm lý đằng sau việc nhận lệnh từ các nhân vật có thẩm quyền làm thay đổi hoạt động não bộ của chúng ta, từ đó cho phép chúng ta đi ngược lại những nguyên tắc đạo đức của chính mình. Thậm chí gây ra nỗi đau cho người khác mà không cảm thấy tội lỗi.
Để thực hiện nghiên cứu, các nhà khoa học đã tuyển chọn 20 cặp tình nguyện viên, trong đó một thành viên của mỗi bộ đôi đóng vai trò “đặc vụ” trong khi người còn lại đóng vai trò “nạn nhân”.
Các “đặc vụ” được đặt trong một máy quét hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) để có thể theo dõi hoạt động não của họ trong khi họ đưa ra một loạt quyết định về việc có nên thực hiện một cú sốc điện gây đau nhẹ cho “nạn nhân” để đổi lấy một phần thưởng nhỏ bằng tiền hay không.
Đôi khi, các “đặc vụ” được tự do lựa chọn có thực hiện cú sốc hay không. Trong khi những lúc khác, quyền quyết định thuộc về họ và họ nhận lệnh của các tác giả nghiên cứu.
Kết quả được công bố trên tạp chí NeuroImage tiết lộ rằng các phần não cho phép chúng ta cảm thấy đồng cảm và cảm thấy tội lỗi đã giảm hoạt động khi các “đặc vụ” được lệnh hành động. Hệ quả đó là các “đặc vụ” ít có khả năng xác định được nỗi đau của “nạn nhân” khi thực hiện một cú sốc điện theo lệnh.
Tác giả nghiên cứu Valeria Gazzola giải thích rằng: “Chúng ta có thể đo lường sự đồng cảm đó trong não vì chúng ta thấy các vùng thường liên quan đến cảm giác đau của chính chúng ta, bao gồm thùy nhỏ ở não trước và vùng vòng cung vỏ não trước hoạt động khi chúng ta chứng kiến cơn đau của những người khác”.
Khi các “đặc vụ” được hướng dẫn thực hiện sốc điện cho “nạn nhân”, các vùng não liên quan đến sự đồng cảm này trở nên ít hoạt động hơn so với khi họ hành động tự do. Dấu hiệu thần kinh liên quan đến cảm giác tội lỗi cũng giảm đi khi các “đặc vụ” được lệnh gây sốc cho “nạn nhân” của họ.
Do đó, các nhà khoa học đã đi đến kết luận không có gì ngạc nhiên khi các “đặc vụ” thường ít gây ra cú sốc hơn khi hành động tự do hơn là khi thực hiện với mệnh lệnh. Tuy nhiên, trong một bước ngoặt bất ngờ, các “đặc vụ” lại đánh giá những cú sốc này là ít đau đớn hơn khi bị ép buộc xử lý, mặc dù trước đó đã được thông báo rằng các cú sốc sẽ luôn bằng nhau.
Các nhà nghiên cứu cho rằng những thay đổi này trong hoạt động của não giải thích cách “tuân theo mệnh lệnh làm giảm bớt ác cảm của chúng ta đối với việc làm hại người khác” qua đó tiết lộ “mức độ sẵn sàng thực hiện các vi phạm đạo đức của mọi người bị thay đổi như thế nào trong các tình huống bị ép buộc”.
Video đang HOT
Top 5 hội chứng tâm lý bí ẩn nhất mà con người từng ghi nhận
Đến nay, những hội chứng tâm lý kỳ quái như hội chứng bàn tay người ngoài hành tinh, hội chứng Alice ở xứ sở xứ sở thần tiên, hội chứng tự ngược đãi bản thân, hội chứng con tin yêu kẻ bắt cóc... vẫn là bài toán 'hóc búa' làm đau đầu giới khoa học. Khi mắc những hội chứng kể trên, người bệnh sẽ có biểu hiện, cách cư xử và cả phản ứng với thế giới bên ngoài đều rất lạ lùng, khiến những người xung quanh cảm thấy khó hiểu.
Hãy tưởng tượng bỗng một ngày bạn mất đi khả năng kiểm soát một trong hai bàn tay và thường xuyên bị chính bàn tay của mình tấn công. Nghe có vẻ khó tin nhưng đây lại là những gì mà bệnh nhân mắc hội chứng tâm lý "Bàn tay người ngoài hành tinh" phải chịu đựng mỗi ngày
Hội chứng tâm lý "Bàn tay người ngoài hành tinh" tên tiếng anh là Alien Hand Syndrome (AHS) được phát hiện lần đầu vào năm 1909. Theo các nhà khoa học, hội chứng AHS là một dạng rối loạn thần kinh hiếm gặp trong đó một cánh tay có thể bất thần làm việc gì đó mà không phải chủ đích của người sở hữu
Ví dụ những bàn tay "phản chủ" có thể tự cầm, nắm các vật xung quanh, tự chạm vào mặt khi không cần thiết hoặc tự xé quần áo. Một số trường hợp nghiêm trọng hơn, bàn tay có thể tự đưa thức ăn vào miệng, tự cấu véo làm tổn thương cơ thể
Giả thiết được nhiều nhà nghiên cứu đồng tình nhất gây nên hội chứng AHS chính là việc rối loạn thần kinh ở vùng thùy trán. Thùy trán vốn là phần chịu trách nhiệm về sự chuyển động lý trí của những phần cơ thể cụ thể. Tuy nhiên, đây mới chỉ là giả thiết. Trên thực tế, do căn bệnh khá hiếm gặp dẫn đến việc thiếu dữ liệu nghiên cứu chi tiết và dĩ nhiên vẫn còn nhiều bí ẩn xoay quanh căn bệnh kỳ lạ này
Hội chứng tâm thần "Alice ở xứ sở thần tiên" (viết tắt là AIWS - Alice in wonderland syndrome) cũng là hội chứng tâm lý hiếm gặp và còn nhiều điều chưa được khoa học làm sáng tỏ
Dù có tên gọi chính thức là hội chứng Todd, nhưng người đời vẫn gắn hội chứng tâm lý này với câu chuyện "Alice ở xứ sở thần tiên" do tác giả người Anh Charles Lutwidge Dodgson sáng tác vào năm 1865. Những người mắc chứng bệnh này sẽ có cảm nhận như cô bé Alice khi rơi vào một thế giới kỳ lạ, nơi mọi thứ có kích cỡ hoặc là quá nhỏ, hoặc là vượt xa tầm vóc của cô
Cụ thể, người mắc hội chứng này thường bị chứng đau nửa đầu và có cảm nhận bóp méo về không gian và thời gian. Đồng thời, họ sẽ nhìn thấy các vật thể bình thường quá to hoặc quá nhỏ, chạy ra xa mình hay chạy lại gần mình hoặc thậm chí cảm nhận thấy một phần cơ thể mình đang biến dạng
Bệnh nhân mắc hội chứng Todd thường có tiền sử đau nửa đầu mạnh do lạm dụng thuốc thần kinh hoặc các chất kích thích như rượu, cần sa, ma túy... hoặc đang nhiễm virus Epstein-Barr (một dạng virus chủng herpes)
Tác động đầu tiên của căn bệnh này là ở thùy chẩm ở sau não sau đó lan sang thùy đỉnh trước thùy chẩm. Thùy đỉnh là bộ phận để phân biệt và xử lý kích thước và hình dạng. Hội chứng này thường gặp ở trẻ em, thường biến mất theo thời gian khi đến tuổi dậy thì, tuy nhiên, có trường hợp kéo dài đến tuổi trưởng thành
Bạn đã từng nghe đến trường hợp nạn nhân bị bắt cóc nảy sinh tình cảm với người đã bắt cóc mình chưa? Việc này nghe có vẻ "ngược đời", phi lý nhưng hoàn toàn xảy ra với những nạn nhân mắc hội chứng Stockholm (hay còn gọi là hội chứng "Con tin yêu kẻ bắt cóc")
Cụ thể, sau một khoảng thời gian bị giam cầm, một số nạn nhân bị bắt cóc đã chuyển từ cảm giác sợ hãi, căm ghét sang yêu mến, đồng cảm với kẻ bắt cóc. Thậm chí, nạn nhân còn chống lại những nỗ lực cứu hộ, bảo vệ cho kẻ bắt cóc, từ chối làm chứng chống lại thủ phạm, từ chối chạy trốn, phát triển những phẩm chất xấu như kẻ bắt cóc...
Nguyên nhân gây ra hội chứng này được đa số các nhà khoa học đồng tình là do nạn nhân bị bắt cóc đang trong tình trạng hoảng loạn và sợ hãi, tính mạng của họ phụ thuộc vào phạm nhân nên nảy sinh khuynh hướng phụ thuộc vào kẻ phạm tội, vô tình đặt cả tình cảm và sự sùng bái về phía phạm nhân
Trái người với hội chứng Stockholm là hội chứng Lima. Hội chứng tâm lý Lima đề cập đến hiện tượng phạm nhân bị nạn nhân cảm hóa
Nguyên nhân được các nhà tâm lý đưa ra là kẻ bắt cóc cảm thấy tội lỗi trước hành vi sai trái của mình nên "chuộc lỗi" bằng những hành vi đối xử tử tế và quan tâm đến cảm nhận của nạn nhân. Thậm chí, kẻ phạm tội có thể xóa bỏ tâm lý tấn công, sẵn sàng thả nạn nhân. Tuy nhiên, cũng có trường hợp kẻ bắt cóc có tâm lý lệ thuộc và muốn gắn bó với nạn nhân
Hội chứng tự ngược đãi bản thân (Self-harm) là chứng bệnh tâm lý mà người bệnh luôn muốn tự gây tổn thương cho bản thân nhưng không có ý định tự tử
Người mắc hội chứng tâm lý này thường sẵn sàng dùng vật sắc nhọn làm tổn thương tay chân, hoặc bứt tóc, cào cấu cơ thể, đấm vào tường... Sau mỗi lần tự làm tổn hại bản thân như thế, người bệnh thấy tâm trạng thoải mái hơn nên có xu hướng tái diễn hành động đó để giải phóng sự ức chế
Hiện nay, hội chứng Self-harm này thường gặp nhất ở lứa tuổi vị thành niên, vì đây là đối tượng hay gặp phải những áp lực từ học tập, sức ép từ gia đình ảnh hưởng đến sở thích, lối sống, đam mê, thậm chí có những suy nghĩ lệch lạc, bi quan, bế tắc
Ngoài việc tự gây đau, làm tổn thương cả thể chất và tinh thần thì bệnh nhân mắc hội chứng Self-harm còn có các biểu hiện như: Các stress về tâm lý kéo dài, cảm thấy bất mãn, luôn căng thẳng. Thêm vào đó, còn có các biểu hiện như: Buồn bã, chán nản, rối loạn giấc ngủ, dễ cáu giận, luôn có cảm giác ức chế, tim đập nhanh, hay bị đánh trống ngực, cơ bị run mỏi, cảm thấy có cục ở họng, khó nuốt, vã mồ hôi...
Hội chứng tự ngược đãi bản thân là chứng bệnh tâm lý rất nguy hiểm. Những vết thương tự ngược đãi chỉ cho cơ thể một cảm xúc dễ chịu nhất thời còn sau đó sẽ là cảm giác tệ hơn, chưa kể đến việc người bệnh có thể tử vong nếu như vết thương quá nặng
Do đó, khi nhận thấy người bên cảnh mình có các biểu hiện của hội chứng Self-harm hay bất kỳ những hội chứng tâm lý khác hãy đưa người bệnh đến các cơ sở khám chữa bệnh để nhận điều trị tâm lý phù hợp. Đồng thời, bạn hoặc người thân hãy luôn bên cạnh giúp đỡ, chia sẻ và chỉ dẫn cho người bệnh một cách đúng đắn, giúp tâm trạng họ tốt lên
Bí ẩn người phụ nữ Australia nhớ như in kiếp trước Câu chuyện của Gwen McDonald khi có thể nhớ như in về kiếp trước của mình vẫn là những ẩn số đối với các nhà khoa học. Vào năm 1981, nhà tâm lý học người Australia Peter Ramster thực hiện bộ phim tài liệu với tên gọi: "Thí nghiệm về sự tái sinh". Nhân vật tham gia thí nghiệm là Gwen McDonald -...