Bí ẩn ’sứ giả tử thần’ đưa virus corona đến với con người
Cách thức chủng virus corona mới, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt tên là SARS-CoV-2, lây nhiễm từ động vật sang người vẫn là bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu.
Tại một nơi nào đó giữa Trung Quốc đại lục, con dơi nhiễm virus corona đã để lại mầm bệnh trong phân của nó khi bay đâu đó ngoài hang. Chúng rải rác trên nền đất một cánh rừng.
Một loài thú hoang, theo BBC, nhiều khả năng là tê tê, khi kiếm thức ăn ẩn dưới thảm thực vật đã nhận luôn cả mầm bệnh vào cơ thể. Chủng virus bắt đầu lây nhiễm trong quần thể hoang dã.
Đến một lúc, một trong số những con vật nhiễm bệnh rơi vào tay của con người. Với thay đổi nào đó, virus thay đổi vật chủ. Người này sau đó lây bệnh cho một số người khác làm việc tại một ngôi chợ bán thịt rừng ở Trung Quốc, để rồi dịch bệnh virus corona “chào đời” và nhanh chóng bùng phát trên quy mô toàn cầu.
Đó chỉ mới là một kịch bản lây nhiễm virus corona từ động vật sang người mà các nhà khoa học đang tìm cách chứng minh.
Trên thực tế, trước con người, vật chủ mang theo chủng virus đang lây nhiễm toàn cầu, khiến hơn 2.800 người chết và hơn 82.000 người nhiễm bệnh ở cả 5 châu lục, vẫn còn là bí ẩn.
Hình ảnh của chủng virus corona mới (SARS-CoV-2) dưới kính hiển vi điện tử. Ảnh: AFP.
Dơi là mảnh ghép đầu tiên
Truy tìm chuỗi sự kiện lây nhiễm “gần giống như câu chuyện trinh thám”, theo Andrew Cunningham, chuyên gia Hội Động vật học London (ZSL). Có hàng loạt loài động vật hoang dã tiềm năng là vật chủ của chủng virus chết người hiện nay. Dù vậy, dơi giữ vị trí đáng chú ý nhất trong danh sách nghiên cứu vì chúng vốn là vật chủ của số lượng lớn các chủng virus corona.
Các nhà khoa học về bệnh truyền nhiễm gọi ca lây lan đầu tiên từ động vật sang người là một “sự kiện nhiễm tràn”. Đó là thời điểm mầm bệnh lây lan đủ lớn trong quần thể một loài và bắt đầu tràn sang loài khác gây nên bùng phát dịch.
Sau khi các nhà khoa học giải mã thành công mã di truyền của chủng virus mới, lấy từ mẫu bệnh phẩm trong cơ thể một người nhiễm, họ nhận thấy đầu còn lại của “sự kiện nhiễm tràn” sang người có khả năng cao là dơi.
Loài động vật hữu nhũ này sống thành đàn với số cá thể lớn, quãng đường di chuyển dài và tồn tại ở mọi châu lục. Chúng ít khi nhiễm bệnh, nhưng lại thường là vật chủ phát tán mầm bệnh trên quy mô lớn.
Kate Jones, chuyên gia tại Đại học London, có một số bằng chứng cho thấy dơi đã thích nghi về mặt di truyền để bay và có khả năng điều chỉnh những tổn thương ADN tốt hơn. Điều này cho phép loài dơi chịu được nhiều chủng virus mà không nhiễm bệnh. Dù vậy, cách diễn giải này “vẫn mới là ý tưởng”, Kate Jones thừa nhận.
Cách sinh sống của dơi cũng tạo điều kiện cho virus sinh sôi. Theo Jonathan Ball, chuyên gia tại Đại học Nottingham, vì dơi là động vật thuộc lớp thú nên virus trên loài này có khả năng lây nhiễm trực tiếp sang người hoặc qua một vật chủ đóng vai trò trung gian cũng thuộc lớp thú.
Thịt rừng được bày bán trong chợ Hoa Nam tại thành phố Vũ Hán. Ảnh: Sina.
Đâu là “sứ giả” truyền virus?
Ẩn số kế tiếp mà các nhà khoa học đang truy tìm lời giải chính là danh tính của loài động vật đã mang theo virus đến ngôi chợ tại Vũ Hán. Một nghiên cứu cho rằng “sứ giả tử thần” chính là loài tê tê. Vảy của chúng được ưa chuộng làm nguyên liệu bào chế thuốc cổ truyền, còn thịt được xem là cao lương mỹ vị tại Trung Quốc.
Các nhà khoa học đã tìm thấy một số chủng virus corona trên loài tê tê, có kết quả phân tích gần giống với chủng virus mới đang truyền nhiễm từ người sang người. Câu hỏi đặt ra là: Liệu virus trên dơi và virus trên tê tê đã trao đổi thông tin di truyền với nhau, trước khi trở thành chủng virus chết người lây nhiễm toàn cầu.
Nghiên cứu về chủng virus corona trên loài tê tê vẫn chưa được công bố với đầy đủ dữ liệu. Giới khoa học vì vậy cũng chưa thể nối hai mảnh ghép này với nhau.
Theo Cunningham, nguồn gốc và số lượng tê tê được nghiên cứu mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nếu nghiên cứu dựa trên mẫu xét nghiệm từ nhiều cá thể trong môi trường hoang dã, kết luận sẽ mang tính thuyết phục cao. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu dựa trên mẫu xét nghiệm lấy từ cá thể sống trong môi trường nuôi nhốt hoặc bán tại chợ đen, kết luận sẽ thiếu khách quan.
Dịch bệnh được cho là bắt nguồn từ một chợ hải sản tươi sống Hoa Nam ở Vũ Hán, tỉnh lỵ tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Nhiều người trong số các ca nhiễm đầu tiên có mối liên hệ với chợ này. Chợ có một khu vực bán thịt rừng và động vật hoang dã đủ loại, từ nội tạng lạc đà, gấu túi koala đến cầy hương và kỳ nhông.
Vấn đề là tê tê và dơi lại không được đăng ký bán ở Hoa Nam, theo ghi nhận của Guardian và BCC.
Tê tê là vật chủ trung gian tiềm năng của chủng virus corona mới. Ảnh: China Daily.
Tự chuốc lấy tai họa
Theo Cunningham, tê tê và nhiều loại động vật hoang dã, trong đó gồm các chủng loại dơi khách nhau, thường được bán trong chợ chuyên đồ tươi sống ở Trung Quốc.
Các địa điểm này “có điều kiện lý tưởng để mầm bệnh nhiễm tràn từ loài này sang loài khác”, trong đó có con người.
Hiểu được các yếu tố rủi ro sẽ giúp con người ngăn chặn dịch bệnh xảy ra ngay từ đầu và không cần tác động tiêu cực đến động vật hoang dã. Ông nhấn mạnh dơi đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái và cần tránh các biện pháp “kiểm soát dịch bệnh” lệch lạc như giết dơi.
“Nếu sự kiện nhiễm tràn xảy ra được một lần, bạn cần biết nó có khả năng tái diễn hay không. Điều này rất quan trọng về góc độ y tế cộng đồng. Bạn cần biết chính xác những loài động vật nào tham gia vào quá trình này, cũng như những mối nguy nào đã dẫn đến sự kiện nhiễm tràn”, chuyên gia Jonathan Ball cho biết.
Trong vài năm qua, con người đã ghi nhận nhiều trường hợp virus khởi phát từ động vật hoang dã. Chuyên gia Kate Jones nhận định sự gia tăng về số bệnh truyền nhiễm có nguồn gốc hoang dã có thể đến từ nhiều nguyên nhân: năng lực phát hiện dịch bệnh được nâng cao, sự kết nối gia tăng và quá trình xâm lấn ngày một sâu vào môi trường sống hoang dã.
“Những điều này làm thay đổi bức tranh toàn cảnh và con người tiếp xúc nhiều hơn với những chủng virus mà chúng ta chưa bao giờ gặp”, Jones nhận định.
“Chúng ta đang cố tập hợp những loài động vật từ các nước khác nhau, môi trường sống khác nhau, cách sinh sống khác nhau … và trộn lẫn vào một nơi. Điều này cần phải chấm dứt”, Diana Bell, chuyên gia tại Đại học East Anglia (Anh), cảnh báo dịch bệnh kế tiếp có thể trở thành “cơn cuồng phong hoàn hảo” nếu không quyết liệt ngăn chặn.
Virus corona không bắt nguồn từ chợ hải sản Vũ Hán
Các nhà khoa học cho rằng virus corona gây chết người có thể không mang nguồn gốc tại khu chợ Vũ Hán (Trung Quốc), vì dữ liệu bộ gen cho thấy virus có nguy cơ đến từ bên ngoài.
Theo news.zing.vn
Bộ Y tế lý giải về 'tên mới' của virus corona là 'SARS-CoV-2'
Theo Bộ Y tế, Covid-19 dùng để chỉ bệnh do virus corona, còn SARS-CoV-2 là tên chính thức của virus gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nặng.
Sáng 24/2, đại diện Bộ Y tế cho biết đã có trao đổi với WHO Việt Nam và được biết, việc đặt tên dịch bệnh Covid-19 và virus corona mới gây ra bệnh này là SARS-CoV-2 được thực hiện từ ngày 11/2/2020. WHO cũng đăng tải thông báo về việc đặt tên này trong phần Hướng dẫn kỹ thuật trên website
Theo Bộ Y tế, WHO công bố tên chính thức cho loại virus gây ra sự bùng phát của dịch Covid-19, trước đây gọi là virus corona mới (2019-nCoV) và căn bệnh mà nó gây ra.
Cụ thể, bệnh được gọi là bệnh virus corona (Covid-19). Còn tên virus gây bệnh là virus corona-2 gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV-2).
Covid-19 là tên của bệnh do virus corona mới gây ra.
Vì sao virus và bệnh có tên khác nhau?
Bộ Y tế cho biết, virus và bệnh thường có tên khác nhau. Ví dụ, HIV là virus gây ra bệnh AIDS; hay virus gây ra bệnh sởi là Rubela. Do vậy nên cũng có một số quy trình và mục đích khác nhau để đặt tên cho virus và bệnh.
Virus được đặt tên dựa trên cấu trúc gene của chúng để tạo điều kiện cho việc phát triển các test chẩn đoán, sản xuất vaccine và thuốc chữa trị. Ủy ban quốc tế về phân loại virus - International Committee on Taxonomy of Viruses (ICTV) chịu trách nhiệm đặt tên cho các loại virus.
Việc đặt tên bệnh nhằm hỗ trợ việc trao đổi thông tin về phòng bệnh, sự lây lan, phương thức lây truyền, mức độ nghiêm trọng và việc điều trị. Với trách nhiệm chuẩn bị và ứng phó với các căn bệnh của nhân loại, WHO đặt tên chính thức cho các căn bệnh trong Phân loại quốc tế bệnh tật (ICD).
Ngày 11/2, Ủy ban quốc tế về phân loại virus - ICTV thông báo: "Tên của loại virus mới (trước đây gọi là nCoV) là virus corona 2 gây ra Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV-2). Tên này được chọn bởi đặc tính gene của virus này liên quan đến loại virus corona gây dịch bệnh SARS vào năm 2003. Tuy nhiên, 2 loại virus này là khác nhau".
Cũng trong ngày 11/2, WHO phát đi thông báo: "Covid-19 là tên của bệnh do virus corona mới gây ra, dựa theo các hướng dẫn trước đây cùng với Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) và Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO).
WHO và ICTV đã trao đổi với nhau về việc đặt tên cho virus corona mới và căn bệnh mà nó gây ra".
Tên của virus corona đã có từ ngày 11/2 là SARS-CoV-2.
Tên của WHO sử dụng cho virus là gì?
Theo Bộ Y tế, WHO cho biết, xuất phát từ góc độ của truyền thông, việc sử dụng tên SARS cho virus mới có thể gây ra những hệ lụy không lường trước được khi tạo ra nỗi sợ hãi không cần thiết cho một số bộ phận người dân, đặc biệt là ở châu Á, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch SARS năm 2003.
Vì lý do đó cũng như những vấn đề liên quan, WHO đề cập đến việc sử dụng tên gọi của virus này là "virus gây bệnh Covid-19" hoặc "virus Covid-19" khi truyền thông đến công chúng. Tuy nhiên, cả hai cách gọi này không có ý định để thay thế tên chính thức của virus là SARS-CoV-2 đã được thống nhất với ICTV.
Các tài liệu xuất bản trước khi loại virus này được đặt tên chính thức sẽ không được cập nhật trừ khi cần thiết để tránh nhầm lẫn.
PHẠM QUÝ
Theo nvtc.vn
WHO công bố kết quả phân tích mức độ nguy hiểm của virus Corona Virrus Corona không nguy hiểm như virus Sars, các số liệu thống kê cho thấy và trẻ em cũng không gặp các triệu chứng tương tự như người lớn. Ảnh chụp virus Corona bằng kính hiển vi electron. Theo Guardian, cứ 5 trường hợp nhiễm virus Corona thì có 4 trường hợp ở dạng bệnh nhẹ, WHO cho biết. "Dường như virus Corona...