Bí ẩn nữ thần khỏa thân dẫn đường đến ‘tộc người trên mây’
Từ những hình chạm khắc người dân phát hiện, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều kim tự tháp, điện thờ, nhà cửa… của tộc người trên mây bí ẩn Zapotec, ngự trị trên một đỉnh núi ở Mexico.
Khu di tích vĩ đại nằm trên đỉnh núi Cerro de Penã, công phát hiện đầu tiên thuộc về dân làng Santa Cruz Huehuepiaxtla, bang Puebla (Mexico). Dấu tích đầu tiên là những tấm bia có hình chạm khắc, trong đó đáng chú ý nhất là hình một người phụ nữ khổng lồ, có thể là một nữ thần của nền văn minh cổ đại này.
Một trong số cổ vật được tìm thấy trên đỉnh núi, địa điểm nghi lễ của “tộc người trên mây” – ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Tiếp quản địa điểm tọa lạc ở độ cao tận 1.829 m này, các nhà khảo cổ từ VIện Nhân chủng học và Lịch sử Quốc gia Mexico (INAH) đã rất ngạc nhiên với những gì từ từ lộ diện. Đó là một địa đểm rộng lớn, với khu vực nghi lễ được đánh dấu bằng các kim tự tháp 7 bậc, một sân bóng, vô số điện thờ và nhà của những người cai trị Zapotec.
Sân bóng dùng để chơi một trò chơi cổ xưa mang ý nghĩa cả về mặt xã hội lẫn nghi lễ, với dụng cụ là một quả bóng cao su nặng mà các người chơi phải cố gắng để đưa nó qua một cái vòng.
Những tàn tích này được cho là đã tồn tại từ thế kỷ thứ 6 sau Công Nguyên. Đế chế Zapotec cổ xưa đã hùng mạnh trong nhiều thế kỷ trước và sau khi các công trình này được xây dựng, có hệ thống chữ viết riêng phức tạp, thậm chí đã nhiều lần đẩy lui quân Aztec từng gây ám ảnh suốt thời kỳ đó.
Các cấu trúc có nhiều hình chạm khắc kỳ lạ. Với độ cao 1.829 m, trung tâm nghi lễ của tộc người trên mây đã được che giấu suốt nhiều thế kỷ – ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Người Zapotec còn có biệt danh là “tộc người trên mây” bởi nơi cư ngụ của họ là vùng cao nguyên Mexico.
Video đang HOT
Theo INAH, trung tâm nghi lễ thần bí trên đỉnh núi thuộc về một tôn giáo cổ xưa vẫn đóng vai trò quan trọng trong tín người của người Zapotec hiện đại, vốn vẫn tồn tại số lượng ít ở Mexico. Tôn giáo cổ xưa này là một tôn giáo đa thần, trong đó chủ yếu thờ các vị thần liên quan đến nông nghiệp và động vật. Riêng ngọn núi trên dành riêng cho các vị thần của thế giới ngầm dưới lòng đất.
Giải mã bí ẩn cái chết của 9 nhà leo núi trong tình trạng khỏa thân
Sau 61 năm, cuối cùng nguyên nhân cái chết bí ẩn của 9 nhà leo núi đã được giải đáp.
Nhóm leo núi trên đường chinh phục đỉnh núi Oroten
Trong nhiều thập kỷ qua, có vô số tin đồn xoay quanh vụ án đèo Dyatlov (Nga), nơi xảy ra cái chết thảm khốc của một nhóm trượt tuyết.
Vụ án được lấy tên người trưởng nhóm Ifor Dyatlov - năm ấy anh mới 23 tuổi. Nhóm trượt tuyết 9 người đã không thể hoàn thành hành trình dài hơn 300km để lên đỉnh núi Ororten. Bức hình chụp cảnh nhóm dựng trại vào ngày 2/2/1959 cũng là bức ảnh cuối cùng cho thấy đến ngày hôm đó họ vẫn còn sống.
Sau khi không thể liên lạc được với cả nhóm, cơ quan chức năng đã phát động các cuộc tìm kiếm tốn nhiều công sức.
Cuối cùng, thi thể của họ được tìm thấy trong tình trạng thảm khốc - nhiều thi thể đã mất một số bộ phận, một số khác thì hoàn toàn khỏa thân.
Các điều tra viên cho biết, 9 người này chết ở tình trạng chạy trốn trong hoảng loạn. Họ phải chạy trong đêm tối đầy tuyết. Không rõ vì lý do gì mà họ còn không có cả thời gian để mặc quần áo. Khi cách lều trại khoảng 1,6km thì họ ngã quỵ.
Chiếc lều thậm chí còn bị rạch từ phía bên trong với đầy quần áo và đồ đạc bị bỏ lại.
Ifor Dyatlov, 23 tuổi - trưởng nhóm leo núi
Sau khi tìm thấy chiếc lều, vài ngày sau, các điều tra viên phát hiện 2 thi thể đầu tiên. Người thì khỏa thân hoàn toàn, người thì chỉ mặc chiếc quần lót bên cạnh một đống lửa nhỏ.
3 người khác được tìm thấy gần đó, dường như họ chết trong khi cố gắng quay trở lại lều. 4 người nữa không được tìm thấy cho tới khi tuyết tan 2 tháng sau. Thi thể họ bị mắc kẹt trong một khe núi, hộp sọ bị vỡ và ngực có nhiều chấn thương.
Lưỡi và mắt của Lyudmila Dubinina, 21 tuổi và Semen Zolotarev, 38 tuổi, không còn nữa.
Một thử nghiệm đã được tiến hành trong nỗ lực tái tạo lại tình huống mà nhóm trượt tuyết người Nga đã phải đối mặt.
Suốt vài chục năm qua, đã có một loạt thuyết âm mưu về nguyên nhân cái chết của nhóm leo núi được đưa ra, từ tuyết lở cho tới người ngoài hành tinh, người tuyết, gió độc, thậm chí liên quan tới cả tên lửa và hệ thống vũ khí bí mật của Liên Xô.
Còn có tin đồn khác cho rằng 2 người trong nhóm đang thực hiện nhiệm vụ bí mật để gặp các đặc vụ Mỹ.
Vụ án trở nên bí ẩn và trở thành chủ đề của các cuốn sách, phim tài liệu, phim điện ảnh và trò chơi máy tính.
Một bác sĩ ẩn danh còn tuyên bố rằng xương sườn của Semen và Lyudmila bị gãy là hậu quả của việc bị một sinh vật lớn ép ngực. Bài báo này viết: Theo thông tin mới nhất, những người tuyết gớm ghiếc sống ở phía bắc dãy núi Ural - nơi nhóm leo núi mất mạng.
Loài động vật lớn duy nhất có thể sống trong khu vực này là một con gấu nâu. Tuy nhiên, vụ việc xảy ra vào tháng 2 - thời điểm mà nhiều khả năng nó đã ngủ đông.
Lyudmila Dubinina, 21 tuổi - người được phát hiện trong tình trạng không còn mắt và miệng.
Mới đây, công tố viên cao cấp của Nga - ông Andrei Kuryakov đã tiết lộ rằng lều của cả nhóm gặp nguy hiểm vì trận tuyết lở và họ phải vội vàng rời khỏi lều để trốn phía sau một sườn núi.
"Họ đã làm đúng mọi thứ" - ông Andrei nhận định.
Nhưng ông cũng cho biết, khi cả nhóm quay lại, họ đã không nhìn thấy chiếc lều.
"Tầm nhìn xa là 16 mét. Họ đã đốt lửa, sau đó tìm kiếm chiếc lều, nhưng nó đã biến mất sau trận tuyết lở".
Nguyên nhân cái chết là do họ bị đóng băng đến chết trong thời tiết từ -40 đến -45 độ C.
"Đó là một cuộc chiến anh dũng. Nhưng họ đã không có cơ hội trong tình huống này" - ông nói.
Bức ảnh cuối cùng vào ngày 2/2/1959 cho thấy đến thời điểm đó họ vẫn còn sống.
Bí ẩn từ vỏ trứng đà điểu chạm khắc 5.000 năm tuổi Bí ẩn về quả trứng đà điểu trang trí cầu kỳ, từng là vật phẩm dành cho giới thượng lưu ở Địa Trung Hải 5.000 năm trước. Trứng đà điều được trang trí công phu là vật phẩm được đánh giá cao trong số các tầng lớp tinh hoa của các nền văn minh Địa Trung Hải trong thời đại đồ đồng và...