Bí ẩn nọc độc chết người của loài sứa khổng lồ chưa có lời giải
Các nhà khoa học đến nay vẫn chưa biết chính xác về loại nọc độc chết người cực phức tạp của sứa khổng lồ Nemopilema nomurai.
Nặng tới 200 kg, loài sứa khổng lồ Nemopilema nomurai, thường được gọi là sứa Nomura, là một trong những loài sứa lớn nhất thế giới. Nó là nguyên nhân của các vụ tấn công với hàng trăm ngàn người ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản mỗi năm.
Khi vết chích xảy ra, nọc độc của sinh vật gây ra cơn đau tức thời và dữ dội, sau đó là đỏ và sưng. Trong một số ít trường hợp, vết chích có thể dẫn đến sốc, chấn thương nặng hoặc thậm chí tử vong. Nhưng quan trọng hơn cả là chúng ta vẫn không biết điều gì làm cho nọc độc của sinh vật này trở nên nguy hiểm đến như vậy.
Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã tìm cách khác để phân tích nọc độc đáng kinh ngạc của loài sứa khổng lồ thông qua giải trình tự bộ gene, phiên mã và protein.
Các nhà khoa học cho biết đã phát hiện ra một hỗn hợp cực kỳ phức tạp gồm hơn 200 chất độc liên quan đến vết chích, mỗi loại có thể nhắm vào các cơ quan cụ thể hoặc gây hại cho hệ thống cơ thể con người.
“Mặc dù chúng tôi đã cố gắng tinh chế các độc tố gây chết người khỏi nọc độc của sứa khổng lồ N. nomurai, nhưng thật khó để tách chúng ra khỏi các protein khác”, các tác giả cho biết.
Nói cách khác, những chất độc này rất phức tạp, rất khó để tách riêng lẻ mà không cần dùng đến các loại thí nghiệm khác.
Trong nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã cắt và đóng băng các xúc tu tươi từ một con sứa Nemopilema nomurai còn sống, trước khi sử dụng máy ly tâm để thu thập các tế bào châm ngứa trong sứa có chứa một cuộn nọc độc.
Các nhà nghiên cứu sau đó đã tách chúng thành các nhóm khác nhau và tiêm từng phần protein vào chuột để xem độ nguy hiểm.Kết quả nêu bật một nhóm gồm 13 protein giống như độc tố có khả năng gây hậu quả nghiêm trọng. Một số nhắm vào các kênh kali, trong khi những loại khác có tác dụng làm đông máu.
Ở quy mô lớn hơn, hậu quả bao gồm gây tắc nghẽn mạch máu của tim, thoái hóa mạch máu, chết tế bào ở gan, thay đổi ở thận và viêm phổi.
Phân tích xác chết của chuột, các nhà nghiên cứu nhận thấy nhiễm trùng phổi và phù là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất, phù hợp với báo cáo của con người.
Tuy nhiên, các tác giả thừa nhận rất khó để nói chắc chắn làm thế nào mỗi loại độc tố này thực sự giết chết động vật, đặc biệt chúng có thể hoạt động song song.
Việc hiểu rõ hơn về loại độc tố bí ẩn của sứa khổng lồ này có thể giúp chúng ta phát triển thuốc giải độc khi bị loài sứa này tấn công, nhưng trước tiên chúng ta cần khám phá xem những chất độc có khả năng gây chết người này có nguy hiểm như nhau đối với con người hay không.
Choáng ngợp trước loài sứa cực hiếm, rực rỡ như pháo hoa
Loài sứa Halitrephes Maasi được phát hiện lần đầu tiên năm 1909, thường sống ở độ sâu 1.200m ở các vùng biển phía Đông Thái Bình Dương.
Dàn 'Lamborghini' gây tắc nghẽn giao thông Đàn bò rừng tràn cả xuống đường khiến các phương tiện di chuyển tốc độ rùa bò.