Bí ấn những rừng cây kỳ lạ nhất trên trái đất
Rừng dưới đại dương, rừng ngập mặn, rừng cong, rừng cây huyết rồng… nơi tồn tại những loài cây có đặc tính kỳ lạ và có thể sống hàng nghìn năm là những khu rừng bí ẩn nhất trên thế giới.
Một trong những ví dụ nổi bật nhất là những rừng tảo bẹ có thể tìm thấy ở khắp các đại dương trên thế giới.
Những tán tảo biển mọc dày đặc này rất giàu chất dinh dưỡng, đóng vai trò cung cấp môi trường sống cho các động vật biển cũng như thực phẩm cho con người suốt nhiều thiên niên kỷ.
Rừng không chỉ tồn tại trên đất liền mà còn có thể mọc ở dưới đại dương.
Rừng cây Quiver nổi tiếng ở miền Nam Namibia, một trong những rừng cây kỳ lạ nhất thế giới khi các cá thể cây ở đây có vẻ ngoài hùng vĩ, to lớn nhưng thực chất lại rỗng và dễ bị tổn thương.
Những người bản địa lâu đời nhất ở Nam Phi, đã dùng cây quiver để làm vũ khí như mũi tên, cây lao.
Bắt rễ bên dưới mặt nước như rong biển nhưng lại có thân mọc vươn dài lên không trung như những loài thực vật trên cạn, rừng ngập mặn được xem như những nàng tiên cá trong hệ sinh thái rừng.
Rừng ngập mặn thường được tìm thấy dọc theo bờ biển của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi cây rừng phát triển mạnh trong môi trường đặc thù là nước lợ nhờ khả năng lọc muối đặc biệt.
Video đang HOT
Hệ thống rễ bám sâu dưới đất giúp chúng đứng vững trước sóng lớn từ đại dương.
Thông Bristlecone được tìm thấy tại vùng núi khô cằn phía Tây nước Mỹ, chúng được gọi là “mộc tinh” bởi khả năng sống rất thọ lên tới nghìn năm. Dù môi trường ở nơi này vô cùng khắc nghiệt nhưng chúng vẫn sinh sống một cách bình thường như mọi loài thực vật.
Nhiều cây thông Bristlecone được xác định là có tuổ.i thọ lên đến hàng nghìn năm. Trong số đó, cây thông mang tên “Prometheus” là cây còn sống lâu đời nhất được ghi nhận, với tuổ.i đạt khoảng 5.000 năm.
Rừng dưới nước tại hồ Kaindy của Kazakhstan là một bí ẩn đầy hấp dẫn, nơi mà cây cối vẫn nguyên vẹn dưới đáy hồ nước trong suốt 100 năm qua. Điều này tạo nên một cảnh quan kỳ bí và hấp dẫn cho du khách khám phá. Ảnh: Astanatimes
Hồ có những thân cây Picea schrenkiana ngập nước vươn lên trên mặt hồ. Nước lạnh giúp bảo quản các thân cây không bị hủy.
Tại công viên Namib-Naukluft ở sa mạc Namib tồn tại một “nghĩa địa cây khô” khổng lồ mang tên Deadvlei. Xác của những cây ở Deadvlei đứng hiên ngang qua hàng trăm năm và đẹp đến tuyệt mỹ.
Những cây khô ở “đầm lầy chết” này được ước tính đã chế.t hơn 900 năm.
Khu rừng baobab quý hiếm nằm gần bờ biển phía tây của Menabe, Madagascar.
Cây baoBab có thể chứa khoảng 2 tấn nước, cũng như có thể sống đến 2.000 năm.
Crooked Forest ở cạnh làng Nowe Czarnowo, tỉnh Tây Pomerania, Ba Lan, có các cây thông bị uốn cong một cách bí ẩn, đến nay vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp.
Đảo Socotra sở hữu vẻ đẹp “ngoài hành tinh” bởi cảnh quan độc đáo. Nơi đây có loài cây huyết rồng mang hình dáng kỳ lạ như những chiếc ô khổng lồ. Tuổ.i thọ có thể lên tới hàng trăm năm nhưng loài cây này đang đứng trước nguy cơ biến mất vĩnh viễn.
Tuyệt đẹp, êm đềm và không giống bất kỳ nơi nào khác, Caddo Lake State Park có hồ hình thành tự nhiên lớn nhất ở Texas và khu rừng thủy tùng lớn bậc nhất thế giới.
Những cây thủy tùng giống như ngọn tháp rêu trên mặt nước, các bãi lầy tạo nên những mê cung quanh co. Nhiều cây trong số này đã 200-300 năm tuổ.i.
Rừng Tarkine, Australia nằm trên đảo Tasmania biệt lập, có những cây thông hơn 3.000 tuổ.i. Ngoài ra, rừng còn có nhiều khung cảnh tuyệt đẹp, thác nước và khe núi hùng vĩ.
Rừng Redwood (Mỹ) là một trong những rừng cây khổng lồ nhất thế giới. Rừng có những cây cổ thụ hơn 2.000 tuổ.i, cao tới 115m và đường kính thân khoảng 8 m.
Khám phá mới về quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất 3 tỷ năm trước
Con người có thể đã không xuất hiện nếu không có một vụ va chạm giữa Trái Đất với một thiên thạch bí ẩn.
Hình động minh họa tác động của một thiên thạch và bụi sinh ra từ vụ va chạm lan tỏa trong khí quyển (Ảnh: Discovery Access/ Getty Images).
Khoảng 3,2 tỷ năm trước, một tảng đá khổng lồ từ không gian đã lao xuống Trái Đất. Theo một nhóm nghiên cứu ở Trường đại học Harvard, Mỹ, tác động to lớn của vụ va chạm này đã tạo ra các chất dinh dưỡng giúp tăng cường một số vi khuẩn có lợi cho sự phát triển sự sống trên hành tinh này.
Ban đầu, chúng ta không hề biết thiên thạch lao vào Trái Đất đó đã gây ra điều gì, nhưng với khả năng lập mô hình và mô phỏng những gì đã xảy ra, các nhà khoa học có thể đã tái hiện diễn biến của vụ va chạm dựa trên các khoáng thể trong hồ sơ địa chất.
Các lớp đá ở Vành đai Đá xanh Barberton, Nam Phi, đã được các nhà khoa học nghiên cứu (Ảnh: PNAS, 2024).
Hệ tầng địa chất Vành đai Đá xanh Barberton ở Nam Phi chứa đựng bằng chứng về một vụ va chạm cực mạnh làm rung chuyển Trái Đất cách đây 3,26 tỷ năm, hay còn gọi là sự kiện D2. Nhóm nghiên cứu ở Trường đại học Harvard đã tìm hiểu chi tiết các khoáng chất trong lớp đá D2 và tái dựng diễn biến xảy ra sau đó.
Nhiệt sinh ra từ vụ nổ đã nung chín lớp bề mặt của đại dương. Bản thân vụ va chạm đã làm bụi và đá bay lên khí quyển, tạo thành một lớp dày ngăn cản ánh sáng mặt trời, làm cho các vi khuẩn quang hợp sống ở vùng nước nông chế.t vô kể. Có thể đã xảy ra một cơn sóng thần ghê gớm nạo vét đáy đại dương, đưa những vật chất thường chỉ tồn tại dưới độ sâu bỗng trồi lên mặt nước.
Việc này có thể gây hại cho nhiều dạng sống đã tồn tại vài trăm triệu năm cho đến thời điểm đó, nhưng đồng thời có thể đã mang lại lợi ích cho một số dạng sống khác.
Chẳng hạn như bản thân vẫn thạch có thể đã mang đến một lượng phốt pho, còn nước trồi lên từ đáy đại dương mang theo rất nhiều sắt. Cả hai nguyên tố này sẽ cung cấp thức ăn cho bất kỳ vi khuẩn nào có khả năng chuyển hóa hai nguyên tố đó, dẫn đến sự tăng đột biến số lượng của chúng trong thời gian ngắn nhưng đáng kể trước khi Trái Đất quay trở lại trạng thái ổn định.
Điều này đặc biệt đúng đối với sự nở hoa của vi sinh vật chuyển hóa sắt ở vùng nước nông.
Theo các chuyên gia của nhóm nghiên cứu, các sự kiện va chạm với thiên thạch là thảm họa đối với sự sống, nhưng trong nghiên cứu này họ nhận thấy những tác động có lợi về lâu dài.
Sơ đồ chi tiết những thay đổi do vụ va chạm thiên thạch S2 gây ra (Ảnh: PNAS, 2024).
Hơn 2,5 tỷ năm sau đó các sinh vật đa bào mới xuất hiện, mang lại những thay đổi đáng kể cho sinh quyển Trái Đất. Và mãi đến cách đây 250 triệu năm, khủng long mới xuất hiện và thống trị hành tinh này cho đến khi thiên thạch Chicxulub gây ra sự kiện tuyệt chuyển ở Kỷ Phấn trắng - Cổ sinh cách đây 66 triệu năm.
Thậm chí tác động hủy diệt của vụ Chicxulub, tức là vẫn thạch duy nhất chúng ta có nhiều cơ sở để tin rằng có liên quan đến một sự kiện tuyệt chủng, đã mở ra những "đại lộ" mới để sự sống tồn tại và phát triển.
Nhờ có sự suy giảm mạnh các loài khủng long không phải chim, các loài động vật có vú mới có cơ hội trỗi dậy và lấp đầy các hốc sinh thái còn trống. Nếu không có sự kiện hủy diệt đó, có thể loài người sẽ không bao giờ xuất hiện.
Như vậy là mặc dù chúng ta khẳng định rằng tác động hủy diệt của một thiên thạch lao vào Trái Đất vô cùng khủng khiếp đối với một số sinh vật nhưng nó có thể mang lại lợi ích cho các sinh vật khác theo những cách rất bất ngờ.
Trên thực tế, điều hoàn toàn có thể xảy ra là những tác động lặp đi lặp lại đó từ thuở sơ khai đã thay đổi Trái Đất, tạo tiề.n đề cho sự bùng nổ tiến hóa sau này.
Nhóm nghiên cứu cho rằng trên quy mô toàn cầu, sự sống sơ khai có thể đã được lợi từ một dòng chất dinh dưỡng và các hạt electron cùng với môi trường mới do các sự kiện tác động lớn đó mang lại.
Các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn Vành đai Đá xanh Barberton để hoàn thiện bức tranh toàn cảnh của một giai đoạn bí ẩn nhưng rất quan trọng trong lịch sử của sự sống trên Trái Đất.
Pho mát lâu đời nhất thế giới được chôn cùng xá.c ướ.p ở sa mạc Tân Cương Những người sống ở thời đại đồ đồng sống cách đây 3.500 năm được chôn cùng một miếng pho mát bí ẩn. Pho mát lâu đời nhất thế giới được chôn cùng xá.c ướ.p ở sa mạc Tân Cương (Ảnh: SCMP). Các nhà khoa học Trung Quốc vừa công bố phát hiện về loại pho mát lâu đời nhất thế giới, được chôn...