Bí ẩn những loài chim trong thế giới siêu nhiên
Những nhà nghiên cứu cho rằng, loài vật cũng có linh hồn và nếu có thế giới siêu nhiên thì chúng cũng là một thành phần ở đó.
Loài chim trong thế giới siêu nhiên. Ảnh minh họa
Một số tài liệu cho thấy, chim thường xuất hiện trong những trường hợp không ngờ và biến mất như tan vào không khí, để lại những nghi vấn cho đến nay chưa được giải đáp.
Những cuộc chạm trán đầy kinh hãi
Những tài liệu về chim trong thế giới siêu nhiên dễ được tìm thấy, trong đó có nhiều câu chuyện rất lôi cuốn. Đáng kể nhất là các tác phẩm của Elliott O’Donnell, người được cho là có uy tín trong giới nghiên cứu linh hồn và kiếp sau.
Sinh năm 1872, O’Donnell làm việc không ngừng nghỉ cho đến khi qua đời vào năm 1965 ở tuổi 93. Quan tâm sâu sắc đến các báo cáo về sinh vật lạ, ông tập hợp và công bố một tài liệu hồi thế kỷ 19 với nội dung như sau:
- Henry Spicer, trong quyển Strange Things Among Us có kể, thuyền trưởng Morgan, một quý ông hoạt bát và đáng kính, đến London, Anh vào năm 1841, nghỉ qua đêm trong một khách sạn kiểu cũ khá lớn. Căn phòng ông ngủ có đầy đồ đạc cổ, gợi nhớ lại thời vua George I, một trong những giai đoạn tồi tệ nhất trong lịch sử của nước Anh.
Do mệt mỏi, thuyền trưởng lên giường nằm và nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Bất thình lình ông giật mình thức giấc bởi tiếng vỗ cánh. Nhìn lên, ông thấy một con chim to màu đen với đôi cánh giang rộng, cặp mắt nảy lửa nhìn ông, đang đậu trên một trong 4 cọc của chiếc giường.
Sinh vật bay đến tìm cách mổ vào mắt ông. Thuyền trưởng Morgan chống lại và sau một nỗ lực mạnh mẽ, ông đã dồn nó đến chiếc sofa trong góc phòng. Lúc này, nó bắt đầu dịu xuống và nhìn ông với ánh mắt đầy sợ hãi.
Ông lao đến quyết bóp chết nó, nhưng trước sự ngạc nhiên của ông, con chim như tan vào không khí, không để lại dấu vết gì.
Ông rời khỏi khách sạn vào sáng sớm hôm sau, nghĩ rằng những gì đã thấy là một hồn ma, nhưng không đưa ra lời giải thích nào về hiện tượng này. Có thể đó là linh hồn của một tội phạm còn lưu luyến thế gian hoặc của một người đầy tội lỗi đã từng sống ở đây, hoặc là hồn ma của một con chim thật sự.
Sau khi thuật lại câu chuyện, O’Donnell nói thêm: “Tôi từng nghe về một ngôi nhà cũ gần Poole ở Dorset và một cái khác ở Essex, là nơi thường lui tới của những con chim ma. Vào cuối năm 1860, hồn ma của một con chim kích cỡ như một con quạ thường được nhìn thấy bởi những người sống trong ngôi nhà tại Dean Street, Soho.
Cuối cùng họ cũng đã quen với sự xuất hiện của nó. Chim không chỉ ám ảnh trong những ngôi nhà, người ta còn gặp chúng ở bên ngoài, nhưng rất ít gặp ở rừng và những cánh đồng hoang. Tôi thường nhìn thấy linh hồn của nhiều loài chim ở các công viên tại Dublin và London”.
Một nhà nghiên cứu khác là F.G Lee, tác giả của một quyển sách có tên là Glimpses in the Twilight, xuất bản vào năm 1888, với nội dung đầy những câu chuyện rùng rợn, trong đó có kể về một con quái vật chim ghê gớm.
Video đang HOT
Ông cho biết: “Vào khoảng năm 1749, nhiều cư dân ở một ngôi làng tin rằng các hầm mộ dưới nhà thờ West Drayton, gần Uxbridge, bị ma ám.
Những tiếng động kỳ lạ thường được nghe ở bên trong tòa nhà linh thiêng này và người trông nom nhà thờ lúc đó, một người hoàn toàn không mê tín, phải thừa nhận rằng có những chuyện kỳ quặc liên quan đến hầm mộ đã xảy ra.
Những người khác kể rằng có 3 người từ một ngôi nhà trong trang viên liền kề đã nhìn qua một lưới sắt ở khuôn viên nhà thờ – nơi có ống thông khói của hầm mộ, họ nghe tiếng la hét, tiếng ồn ào liên tục và đến gần thì thấy một con quạ đen rất to đậu trên một trong những chiếc quan tài.
Con chim kỳ lạ này cũng được nhìn thấy bởi một tu sĩ của giáo khu lúc đó, khi ông khoét tấm lưới để nhìn qua ống thông khói những gì xảy ra bên trong hầm mộ đóng kín. Người vợ của mục sư giáo khu và con gái của bà ta cũng thường nhìn thấy nó.
Cuối cùng, một buổi chiều nọ khi một thanh niên cho biết có một con quạ to lớn đang bay ở bên trong thánh đường, bốn người đàn ông và hai thiếu niên trang bị gậy, gạch đá, xách đèn lồng đến và tìm thấy nó vẫy cánh giữa mái nhà. Họ đuổi theo tìm cách bắt nó.
Bay từ bên này sang bên nọ, và bị đánh trúng bởi những chiếc gậy, một cánh của nó dường như bị gãy. Nó kêu thét và cố bay vào trong thánh đường thì hai người đàn ông lao đến và dồn nó vào một góc.
Khi mọi người tin chắc sẽ bắt giữ được con chim quái quỷ thì nó biến mất như tan vào không khí!”.
Có phải trùng hợp ngẫu nhiên?
Nick Redfern là nhà văn, nhà báo, giảng viên, thường viết về những bí ẩn chưa giải đáp như Người tuyết, UFO và quái vật hồ Loch Ness, cùng các thuyết âm mưu. Câu chuyên của ông về loài chim trong thế giới siêu linh được giới nghiên cứu quan tâm:
Quyển sách “Strange Things Among Us” của Henry Spicer kể nhiều chuyện siêu nhiên huyền bí.
- Năm 2010, mẹ tôi mất vì ảnh hưởng của căn bệnh Alzheimer. Có một điều gì đó rất lạ xảy ra vào thời điểm đau buồn này.
Điều mà tôi không bao giờ quên. Vào một buổi sáng của ngày tang lễ, tại nhà của bố tôi ở Anh, chúng tôi đang ngồi trò chuyện trong phòng khách thì bỗng nghe một tiếng động thật lớn phát xuất từ đâu đó bên ngoài.
Chúng tôi ra ngoài tìm kiếm thấy một con chim màu đen nằm chết dưới đất. Các dấu vết cho thấy nó đâm sầm vào cửa sổ nhà bếp với lực thật mạnh.
Ngày hôm sau, chúng tôi đến nhà dưỡng lão nơi mẹ tôi đã sống kể từ năm 2002. Mục đích của chuyến đi là để cảm ơn những nhân viên ở đây đã giúp đỡ và chăm sóc bà trong những năm qua.
Bước xuống xe, chúng tôi gặp ngay bên ngoài cửa chính của cơ sở này một con chim nhỏ lông màu sáng nằm chết. Chúng tôi phải bước tránh sang một bên để vào tòa nhà.
Khoảng một tuần sau tang lễ của mẹ tôi, chúng tôi phải bay trở về Mỹ. Quay về nhà, chúng tôi thấy ngay bậc cửa ra vào, một con chim nằm chết thẳng cẳng. Và một điều lạ là nó cũng có màu lông sáng.
Dĩ nhiên, ở một vài thời điểm trong cuộc sống, nhiều người đã từng vấp phải một con chim chết ở đâu đó. Nhưng đến 3 con, tình cờ gặp trong vòng chưa đến 2 tuần tại nhà bố tôi ở Anh, tại Arlington, Texas nơi tôi sống và nơi an dưỡng của mẹ tôi, tất cả đều diễn ra sau cái chết của bà có đáng được quan tâm không?
Có thể đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Tôi không phải là một người tin hoàn toàn vào thế giới siêu nhiên nhưng với nhiều trường hợp, tôi cho rằng cần phải nghiên cứu thấu đáo.
Thiên Lý
Theo giaoducthoidai.vn/Mysteriousuniverse
Hé lộ bí mật 'động trời' về cái chết của Hoàng đế Quang Tự
Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện ra rằng Quang Tự, vị hoàng đế đời nhà Thanh của Trung Quốc, đã bị chết vì đầu độc.
Tên tuổi của vua Quang Tự gắn liền với phong trào Duy Tân nổi tiếng bị thất bại trong Trung Quốc. Quyền lực hầu hết vẫn bị Từ Hy Thái Hậu với tư tưởng bảo thủ nắm giữ. Ngay cả hoàng đế Quang Tự cũng bị Từ Hy giam lỏng trong đào Doanh Đài, sống như một kẻ tù tội "muốn bay nhưng không có cánh, muốn đi nhưng không có thuyền".
Ngày 14/11/1908 Hoàng đế Quang Tự băng hà ở đảo Doanh Đài sau 10 năm bị cầm tù, hưởng thọ 38 tuổi. Chưa đầy một ngày sau khi ông mất, Từ Hy thái hậu cũng qua đời . Điều trùng hợp này làm cho mọi người phải suy nghĩ. Dường như có uẩn khúc trong cái chết của Hoàng đế.
Ý kiến cho rằng vua Quang Tự bị Từ Hy thái hậu hại chết
Vị vua này không phải là con ruột của Từ Hy thái hậu. Ông là em họ của Hoàng đế Đồng Trị, là cháu của vua Hàm Phong và là con của em gái Thái hậu.
Sống trong cung, Quang Tự như chim lồng cá chậu, không được làm điều mình thích, mọi sự phải tuân theo sự sắp đặt của bác gái nên tâm trạng trở nên u uất, phiền muộn.
Bản thân ông muốn một ngày thoát khỏi vòng kìm hãm của Thái hậu nên đã bày tỏ rõ thái độ chống đối ra mặt.
Khi chiến tranh Giáp Ngọ nổ ra, Quang Tự chủ trương đánh nhau với Nhật song Từ Hy lại e dè, sợ hãi. Cuối cùng, cuộc chiến này vẫn không thể tránh khỏi và nhà Thanh phải ký "Hiệp ước Mã Quan".
Sự kiện này khiến mối bất hòa giữa vua Quang Tự và Từ Hy thái hậu ngày càng gia tăng. Quang Tự kể từ đó càng nỗ lực làm cách mạng, sát lại gần những trí thức như Khang Hữu Vi, Lương Khởi Siêu.
Lẽ tất nhiên, Từ Hy không thể vui. Sau thất bại của Duy Tân biến pháp, ông vua này đã bị Thái hậu khét tiếng của Thanh triều giam lỏng, không cho phép bất cứ ai được tiếp xúc.
Cái chết của Quang Tự có liên quan rất lớn đến Từ Hy. Bản thân người phụ nữ này đã nhiều lần muốn phế "con trai hờ", nhưng vì người phương Tây không đồng ý.
Phải chăng, bản thân bà ta khi ý thức được rằng mình sắp chết, sợ rằng Hoàng đế đương nhiệm sẽ lên nắm quyền nên đã đi trước một bước, ra tay sai người tiêu diệt "cái gai trong mắt".
Quang Tự bị Lý Liên Anh hại chết
Cách nói này cũng tồn tại song song với nghi vấn Từ Hy giết Quang Tự trong một thời gian dài.
Trong Từ Hy ngoại truyện của tác giả người Anh Poland và Doanh Đài khấp huyết ký của Đức Linh cho rằng: "Bọn quan lại trong triều, đứng đầu là đại thái giám Lý Liên Anh thường ngày ỷ thế chủ là Từ Hy hay làm nhiều chuyện tổn thương Quang Tự.
Bọn họ sợ rằng Từ Hy qua đời, Quang Tự nắm quyền sẽ trừng phạt, vì thế "Tiên hạ thủ vi cường", hạ độc cho Quang Tự đi trước".
Ông Bị trúng độc cấp tính
Các giám định pháp y đã lấy 2 nhúm tóc, một ít xương và mẫu y phục của Quang Tự để xét nghiệm. cho thấy, trong tóc của Quang Tự có nồng độ thạch tín khá cao và có sự chênh lệch hàm lượng rất lớn giữa các đoạn tóc.
Đồng thời với việc xét nghiệm, các chuyên gia khoa học cũng thông qua những tư liệu về tình hình 10 ngày trước khi Quang Tự băng hà để chứng minh rằng vị vua này bị trúng độc cấp tính do sử dụng thạch tín quá liều trong thời gian ngắn.
Việc phát hiện một lượng lớn chất độc asen trong quan tài của Hoàng đế Quang Tự giúp làm sáng tỏ những đồn đại xung quanh cái chết của ông.
Như vậy, lý do bí ẩn cái chết của vua Quang Tự cũng như những "đối tượng có liên quan" đều đã được giải mã. Tuy nhiên, điều khiến hậu thế "vò đầu bứt tai" là tại sao Từ Hy lại có thể chết ngay sau Quang Tự 1 ngày?
Đây là một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay là sự sắp xếp của con người, điều này cho đến nay vẫn chưa có lời giải thích nào thỏa đáng.
Hồ Thị Huyền Trang
Theo Khỏe và Đẹp
Tận mục chiếc bàn "ma" quay tròn theo ý nghĩ ở Việt Nam Có ý kiến cho rằng chiếc bàn xoay này là nơi tích tụ của một thế lực siêu nhiên, huyền bí mà khoa học chưa thể lý giải nổi. TP Đà Lạt được biết đến là nơi đang sở hữu ít nhất 3 chiếc bàn bí ẩn có thể xoay theo ý nghĩ của con người. Những chiếc bàn này đều có xuất...