Bí ẩn mối tình đầu của Steve Jobs
Chrisann Brennan là người yêu đầu tiên của Steve Jobs. Đó là một câu chuyện bí mật trong cuộc đời đầy biến cố của cố CEO Apple.
Trong số những mối quan hệ yêu-ghét mà Steve Jobs đã trải qua suốt 56 năm sống trên đời, không có một mối quan hệ nào dài lâu và đầy bão tố như mối quan hệ với Chrisann Brennan, người bạn gái đầu tiên của Jobs và là mẹ của con gái riêng tên Lisa của ông.
Hai người gặp nhau vào năm 1972, khi cả hai 17 tuổi, và đang là học sinh ở trường trung học Homestead ở Cupertino, California. Mối quan hệ đầy giông bão với Brennan trải dài trong gần cả cuộc đời của Jobs – từ những ngày tháng ông từ chối làm cha của con gái Brennan, những đối xử của ông với Lisa và sự chu cấp tài chính khá hạn chế của ông – mối quan hệ còn tiếp tục đến khi ông mất, kéo dài gần 40 năm qua. Brennan còn có những kết luận phũ phàng về Steve Jobs, trong một cuốn hồi ký năm 2013, mang tên “The Bite in the Apple”.
Chrisann Brennan, người bạn gái đầu tiên của Steve Jobs
Brennan, hiện giờ 60 tuổi, đã gửi cho Steve Jobs một lá thư không đề ngày tháng, dài hai trang, và bà nói bức thư được gửi cho Jobs vào tháng 12/2005. Brennan tự nhận mình là một họa sỹ, một nhà điêu khắc, thời điểm đó bà đang gặp khó khăn về tài chính. Jobs, lúc đó 50 tuổi, là CEO của cả Apple lẫn Pixar, có tài sản trị giá ước tính 3 tỷ USD.
“Tôi đã nuôi dạy con gái của chúng ta dưới những điều kiện, hoàn cảnh quá khó khăn và khó khăn hơn cả mức cần thiết”, Brennan viết cho Jobs. “Rõ ràng, mọi thứ còn khó hiểu và khó khăn hơn bởi vì anh có rất nhiều tiền. Và tôi tin là khó khăn có thể giải quyết được bằng tiền. Điều đó rất đơn giản”.
Nhưng Jobs đã bỏ qua đề nghị của bà, Brennan nói. Nhiều tháng sau, bà bắt đầu viết hồi ký về mối quan hệ của hai người.
Hơn 3 năm sau khi viết thư cho Jobs để hỏi về tiền, Brennan lại tiếp tục. Năm 2009 – bà bị ốm, không có tiền và đang sống cùng bạn bè – bà lại liên lạc với ông. Lần này, Brennan đã đưa ra thỏa hiệp về cuốn hồi ký (mà bà nói là Lisa không muốn bà công bố cuốn hồi ký này) để đổi lấy tài chính.
Ngày 26/9/2009, bà viết thư cho Jobs. “Tôi không muốn gây mâu thuẫn với anh nhưng tôi phải làm một cái gì đó. Tôi bị ốm đã 3 năm nay và tôi không còn lựa chọn nào. Sẽ không ai không sốc với mối quan hệ của hai chúng ta trong cuốn sách này và điều đó sẽ làm Lisa tổn thương, Lisa không bao giờ đáng bị như thế. Lựa chọn nằm ở anh. Hãy xem xét đưa cho tôi 10.000 USD trong mấy tháng và hãy tỏ ra đáng tin cậy. Anh và tôi không thể nói chuyện vì tôi quá ốm… Với điều kiện của tôi, tôi phải làm mọi thứ có thể để có tiền, hoặc anh đồng ý hoặc tôi sẽ xuất bản cuốn hồi ký”.
“Tôi không quan tâm đến thư tống tiền”, Jobs đã viết lại cho Brennan vào ngày hôm đó, gửi cho cả Lisa, lúc đó 31 tuổi. “Tôi sẽ không liên quan gì trong chuyện này”.
Sau khi yêu nhau ở trường trung học, Jobs và Brennan đã có thời gian bên nhau 5 năm. Họ chưa bao giờ kết hôn, nhưng đã sống cùng nhau trong khoảng thời gian đó. Jobs khiến Brennan có thai năm 18 tuổi – nhưng theo thỏa thuận của họ, bà đã phá thai. Và sau đó, năm 23 tuổi, bà lại tiếp tục mang thai.
Lisa sinh vào tháng 5/1978. Jobs đã lấy tên con gái để đặt tên cho một trong những máy tính đầu tiên của Apple. Nhưng ông đã phủ nhận mình là bố của Lisa trong hơn 2 năm, thậm chí, Jobs còn thề trong một tài liệu trước tòa rằng ông không thể là bố của Lisa, bởi vì ông “vô sinh” và thiếu “khả năng sinh sản”. Thực tế, Jobs còn có thêm 3 người con nữa sau khi kết hôn với Powell năm 1991.
Sau vụ kiện buộc Jobs phải xét nghiệm để xác định mối quan hệ cha-con, tòa án đã buộc Jobs phải hỗ trợ tài chính nuôi con, Jobs bắt đầu chu cấp 500 USD/tháng. Một tháng sau đó, Apple niêm yết cổ phiếu mang lại cho Jobs tài sản cá nhân hơn 225 triệu USD. Trong khi Jobs hiếm khi về thăm con gái nhiều năm liền, mua biệt thự, lái chiếc Mercedes, Brennan phải chật vật kiếm sống.
Brennan nói sau đó Jobs đã xin lỗi vì cách ông đối xử với bà và Lisa. Sau khi có mối quan hệ gần gũi hơn với con gái – Lisa chính thức đổi tên thành Lisa Brennan-Jobs năm 9 tuổi – ông đã tăng số tiền hỗ trợ lên 4.000 USD/tháng.
Video đang HOT
Chrisann Brennan và con gái Lisa
Nhiều năm liền sau khi sinh con gái, Jobs đã mua cho Brennan 2 xe ô tô và ngôi nhà trị giá 400.000 USD, trả học phí cho Lisa và đôi khi còn hỗ trợ các khoản tài chính khác. Dù vậy, Brennan vẫn đệ đơn xin phá sản vào năm 1996. Suốt thời trung học, Lisa đã đến sống với bố (và gia đình bố). Trong một bài luận, Lisa từng viết: “Tôi đã lớn lên trong những hoàn cảnh có lúc rất nghèo, lại có lúc rất giàu và thỉnh thoảng thì bình thường”.
Sau một mâu thuẫn với Lisa khi cô nghỉ hè, Jobs đã ngừng trợ cấp cho cô và từ chối trả học phí. Lisa đã chuyển đến sống với một cặp vợ chồng gặp trên đường phố, họ đã chi trả học phí đại học cho cô. Nhiều năm liền, Jobs không hề trả lại họ số tiền này.
Sau khi Jobs mở phần tiểu sử chính thức của Apple, trong đó miêu tả ông sống ở Silicon Valley “với vợ và 3 người con” – “Lisa đã rất buồn”, Brennan nói. Tháng 7/2011, Jobs đã thay đổi lời miêu tả trên thành “3 trong số 4 người con của ông”. Tháng 12/2004, nó lại được đổi thành “3 người con”.
Năm 2005, Brennan lại gặp khó khăn về tài chính. Mặc dù bà và Jobs hiếm khi đề cập đến điều đó, song bà vẫn viết thư cho ông, yêu cầu một “món quà đáng giá” đủ lớn để chấm dứt mãi mãi những khó khăn về tiền bạc của bà.
“Tôi đã nuôi dạy con gái, tôi đã mở ra cho anh một cánh cửa để quan tâm, chăm sóc con gái”, Brennan viết, giải thích tại sao bà tin rằng bà xứng đáng được trả công.
“Tôi nghĩ anh đã kiếm nhiều tiền cho nhiều người trong nhiều năm, nhưng tôi tự hỏi liệu có bất kỳ ai đã làm nhiều thứ cho anh như là tôi đã có với Lisa và làm mà không có một sự hỗ trợ đầy đủ và bền vững như đáng ra phải có và cần thiết phải có”.
Brennan nói bà cần “25 triệu USD”, bà cũng yêu cầu Jobs đưa 5 triệu USD cho Lisa, và nói bà đã có kế hoạch đưa cho con gái thêm 5 triệu USD nữa trong số tiền mà Jobs đưa cho bà.
“Tôi cũng muốn chúng ta kết thúc chương này mãi mãi”, Brennan viết thêm. “Tiền là thứ duy nhất có ý nghĩa có thể làm điều đó vào lúc này. Tất cả những năm tháng tôi đã mất vừa qua có thể được chữa lành và tha thứ”.
Brennan nói Jobs không bao giờ trả lời thư của bà. Nhưng bức thư năm 2009 này – trong đó có nói nếu Jobs không đưa tiền cho bà, Brennan sẽ xuất bản cuốn hồi kỳ – đã khiến Jobs tức giận trả lời ngày lập tức.
Mối quan hệ của Lisa với Jobs vẫn không thay đổi, cả một thời gian dài họ không nói chuyện với nhau. Nhưng Lisa đã ở bên giường của bố khi Jobs mất tại nhà ở Palo Alto, vào ngày 5/10/2011, ở tuổi 56.
Steve Jobs với vợ, bà Laurene Powell và con gái riêng Lisa của ông
Mâu thuẫn của Brennan lại tiếp tục với vợ của Jobs. Những ngày sau khi Jobs mất vì bệnh ung thư tụy, Brennan đã viết một bài luận trên báo Rolling Stone, bà nhớ lại những ngày tháng lãng mạn ban đầu với Jobs.
Tháng 1/2014, bà viết thư cho Laurene Powell Jobs, thúc giục Laurene làm những gì mà Jobs chưa làm, qua thỏa thuận về di sản của ông.
Trong di sản của mình, Jobs để lại cho con gái của họ khoản thừa kế nhiều triệu USD. Brennan cũng nói bà chưa bao giờ nhận được trả lời của Powell Jobs về thư của bà. Brennan đã chấm dứt mọi lời thỉnh cầu của bà với Powell Jobs như sau:
“Mối quan hệ của chúng ta có rất nhiều điều ngượng ngập, lúng túng, vì nhiều lý do. Nhưng tôi muốn bà biết rằng tôi thật lòng cảm kích và đánh giá cao những gì bà đã trải qua trong suốt những năm Jobs bị bệnh và sau đó là cái chết của ông. Tôi biết bà yêu ông rất nhiều. Nói thật, tôi cũng thế”.
Theo Bảo Bình/ ICT News
Giải mã 4 bí mật thiết kế của Apple
Apple đồng nghĩa với đẳng cấp thiết kế, nhưng rất ít người biết rõ về các quy trình thiết kế của họ.
Hầu hết nhân viên của Apple không được phép bước vào studio của hãng. Vì thế, công việc thiết kế sản phẩm tại Apple luôn là một bí ẩn.
Không khó hiểu khi có nhiều huyền thoại lưu truyền về quá trình làm việc của Apple, những suy đoán và tưởng tượng một nhà thiết kế ở Apple thực sự phải làm việc như thế nào.
Apple có những nhà thiết kế tốt nhất
Mark Kawano.
"Tôi nghĩ sai lầm lớn nhất trong quan niệm này chính là các sản phẩm Apple luôn được thiết kế tốt, có trải nghiệm người dùng mượt, hay sản phẩm sexy hơn..., bởi vì họ có đội ngũ thiết kế tốt nhất trên thế giới, hoặc là có quy trình thiết kế tốt nhất", Mark Kawano, người từng là nhà thiết kế cấp cao của Apple trong 7 năm liền, nói. "Nhưng là một nhà thiết kế thường xuyên gặp gỡ các chuyên gia đến từ 500 công ty hàng đầu trong danh sách của Fortune, anh hiểu sự thật là gì?"
"Thực chất, đó là nền văn hóa, cách doanh nghiệp tổ chức và đánh giá, hỗ trợ công việc thiết kế như thế nào. Mọi người ở đó đều nghĩ cho giao diện người dùng và làm, chứ không chỉ là các nhà thiết kế. Và vì thế, họ làm mọi thứ để sản phẩm tốt hơn" - Mark Kawano trả lời.
Để có một tác phẩm tốt, người CEO phải quan tâm đến nó nhiều như chính các nhà thiết kế. Đó không phải là nhiệm vụ của một người, mà là của tất cả mọi người.
"Khi làm việc tại Apple, không phải cái bạn nhận được là một vài quyền lực đặc biệt, mà giờ đây bạn đã có một tổ chức để có thể dành toàn bộ thời gian thiết kế sản phẩm, thay vì phải đấu tranh giữ chiếc ghế, hay tức giận vì một bản thiết kế tốt hơn bị bỏ qua bởi một quản lý cấp cao. Ở các công ty khác, các nhà thiết kế thường phải đối phó với những vấn đề này".
Kawano nhấn mạnh rằng tất cả mọi người tại Apple - từ các kỹ sư đến marketing - ở một góc độ nào đó, đều suy nghĩ như một nhà thiết kế. "Bởi vì, tất cả họ đều chịu trách nhiệm thiết kế sản phẩm, nhưng để có một sản phẩm được làm tốt theo như Steve mong muốn, thì đó không chỉ là thiết kế sản phẩm, mà là làm một mô hình kinh doanh phù hợp, một chương trình marketing đúng đắn, một hệ thống phân phối hiệu quả. Tất cả đều quan trọng".
Apple có vô số nhà thiết kế
Jony Ive.
Facebook có hàng trăm nhà thiết kế. Google có thể có 1.000 nhà thiết kế hoặc hơn. Nhưng khi Kawano ở Apple, các sản phẩm phần mềm cốt lõi của Apple chỉ được thiết kế bởi một nhóm tương đối nhỏ, là khoảng 100 người.
"Với Apple, việc chỉ có một nhóm nhỏ các nhà thiết kế hiệu quả hơn nhiều khi Steve Jobs ở đó, vì nhiều ý kiến xuất phát từ Steve" - Kawano nói. "Tuy nhiên, theo thời gian, mô hình này có thể thay đổi, khi Apple dịch chuyển dần thành một công ty có nhiều cấp quản lý, có thể họ đã phát triển nhóm thiết kế theo nhiều cách".
Đáng chú ý, Jony Ive, nhà thiết kế nổi tiếng của Apple, cho biết khi nói về thiết kế, các nhà marketing cũng phải thấm nhuần các xu hướng với chính các kỹ sư và nhà thiết kế. Mức độ hợp tác giữa các bộ phận của Apple lại là một bí mật khác chưa từng lộ ra trong ngành công nghiệp.
Apple chú ý tới từng chi tiết nhỏ
Các sản phẩm của Apple thường được định nghĩa đến từng chi tiết nhỏ, đặc biệt là về các tương tác với người dùng. Chẳng hạn, khi bạn gõ sai mật khẩu, hộp mật khẩu sẽ phản ứng. Những kiểu chi tiết này được Apple rất chú ý. Chúng là những khoảnh khắc mang lại nhiều ý nghĩa cho người dùng.
Nhiều công ty cố gắng bắt chước ý tưởng này của Apple. Họ học theo đến từng bước X, Y và Z. Và họ không thể chuyển sang bước thiết kế tiếp theo cho đến khi đã có một mô hình hoàn hảo. Nhưng thực tế, hầu như không thể đạt đến độ sáng tạo thực sự khi bạn luôn phải làm việc theo deadline và lịch trình.
Kawano cho biết các nhà thiết kế Apple (và cả các kỹ sư) thường có những ý tưởng tương tác thông minh - như là các giao diện khối 3D - trong một khoảnh khắc bất chợt nào đó, và sau đó họ có thể trăn trở về những ý tưởng này trong nhiều năm liền trước khi thành hiện thực.
Nhưng, thông thường mọi thứ diễn ra không theo khuôn phép nào cả. Vấn đề nằm ở chỗ Apple không tạo ra bất cứ khuôn khổ nào, mà đó là việc một nhóm nhỏ các nhà thiết kế cùng biết mọi người đang làm gì, nền văn hóa chia sẻ phải thực sự thoải mái.
Tất cả mọi người đều sợ Steve Jobs
Có một lời khuyên được nhiều người chia sẻ tại Apple, đó là các nhà thiết kế nên luôn nắm lấy tay vịn cầu thang, bởi vì nếu gặp Steve Jobs ở đó, Steve sẽ hỏi nhà thiết kế đang làm gì. Và một trong hai điều sẽ xảy ra. Một là Steve Jobs sẽ ghét điều mà nhà thiết kế đang làm và có thể sa thải anh ta. Hai là, Steve sẽ thích điều đó, ông sẽ chú ý đến điều đó và nhà thiết kế sẽ không còn được ngủ yên giấc đêm nào, không được nghỉ cuối tuần, không kỳ nghỉ nào cho đến khi dự án thành công.
Thực tế là, những người đã đến với Apple là những người có tinh thần học hỏi, khát khao học hỏi từ Steve, và thực sự yêu thích sản phẩm, khách hàng của Apple. Họ sẵn sàng từ bỏ các ngày cuối tuần và những kỳ nghỉ. Nhiều người phàn nàn như thế là không công bằng, vì họ không nhìn thấy giá trị của việc từ bỏ tất cả nhằm tập trung tạo ra sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng, sau đó hy sinh mọi thứ cá nhân.
Đó chính là điều khiến Steve Jobs trở thành "hung thần" trong mắt nhiều người. Nhưng Steve muốn cái tốt nhất, và kỳ vọng mọi người cũng muốn điều tương tự. Chỉ có điều, ông gặp khó khăn trong việc thấu hiểu những người không muốn điều tương tự, và tự hỏi tại sao họ lai làm việc cho ông. Steve được cho là không chịu được những người không quan tâm đến sản phẩm. Ông không hiểu tại sao mọi người lại không muốn hy sinh mọi thứ vì công ty và cũng vì chính họ.
Có điều, Steve là người yêu cầu cao, nhưng ông cũng muốn sự dân chủ, và được đối xử như tất cả mọi người.
Theo Bao Binh/ ICT News
Motorola đã sai lầm nghiêm trọng khi bắt tay với Steve Jobs Motorola từng thành công vang dội với chiếc ĐTDĐ đầu tiên của thế giới, nhưng kèm theo đó là sự thất bại trước Nokia và cái bắt tay sai lầm với cố CEO Apple. Motorola là hãng đã tạo ra chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới. Chính ĐTDĐ đã đưa Motorola "ngập trong tiền bạc". Tuy nhiên, thành công...