Bí ẩn màu sắc trên tấm hộ chiếu
Ở Liên minh châu Âu (EU), các nước thành viên thường sử dụng hộ chiếu màu đỏ, chỉ khác nhau ở sắc độ.
Hộ chiếu của các quốc gia có màu sắc khác nhau. Ảnh: Alamy.
Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) là cơ quan có thẩm quyền quy định kích thước, số trang của hộ chiếu. Nhưng các quốc gia và lãnh thổ được chọn màu sắc trang bìa, cũng như cách thiết kế và hình ảnh in ấn bên trong. Vì vậy, có rất nhiều câu chuyện đằng sau sự ra đời của những hộ chiếu mà không phải ai cũng biết.
Theo Arton Group, tập đoàn quản lý cơ sở dữ liệu Passport Index, hộ chiếu trên thế giới thường có 4 màu sắc chính gồm đỏ, xanh lá cây, xanh dương và đen.
“Tuy nhiên, độ đậm nhạt khác nhau khiến màu bìa hộ chiếu có hàng trăm biến thể về màu sắc”, Hrant Boghossian – Phó chủ tịch Arton Group – cho biết.
Ở Liên minh châu Âu (EU), các nước thành viên thường sử dụng hộ chiếu màu đỏ, chỉ khác nhau ở sắc độ. Trong khi đó, những đất nước thuộc khối Caricom (Cộng đồng các nước khu vực Caribe) lại chọn màu xanh dương.
Điều này được lý giải có nguồn gốc sâu xa từ vị trí địa lý, lịch sử từng khu vực, hoặc thậm chí lý do kinh tế – chính trị. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ từng quyết định đổi bìa hộ chiếu cấp sang màu đỏ tía, khi nỗ lực xin gia nhập vào Liên minh châu Âu.
Các nước thuộc EU thường sử dụng hộ chiếu tông đỏ. Ảnh: Rebloggy.
Video đang HOT
Ở nhiều khu vực khác trên thế giới, màu sắc trên hộ chiếu còn phụ thuộc lớn vào tín ngưỡng. “Các nước Hồi giáo như Morocco, Pakistan và Saudi Arabia thường chọn hộ chiếu màu xanh lá cây, vì tầm quan trọng của màu này trong tôn giáo”, Boghossian nói.
Ông giải thích: “Họ tin rằng màu xanh lá cây được nhà tiên tri Muhammad yêu thích, có ý nghĩa tượng trưng cho thiên nhiên và sự sống”.
Ngoài ra, một số quốc gia như Singapore, Thụy Sĩ… chọn màu sắc trên hộ chiếu trùng với màu cờ. Điều này nhằm thể hiện bản sắc độc đáo, không thể nhầm lẫn của những đất nước này với phần còn lại của thế giới.
Các quốc gia cũng có thể dễ dàng thay đổi màu sắc trang bìa passport mà không gặp nhiều trở ngại. Trước khi sử dụng màu xanh đen, hộ chiếu của cư dân Mỹ đã từng mang các màu như đỏ, xanh lá cây…
Cùng với Mỹ, các quốc gia như Đức, Italy, Pháp, Phần Lan… là nhóm nước có hộ chiếu giá trị nhất thế giới. Công dân của những quốc gia này có thể đi đến hơn 150 nước và vùng lãnh thổ trên toàn cầu mà hoàn toàn không, hoặc rất ít bị giới hạn về visa (thị thực).
Mỹ là một trong các nước sở hữu hộ chiếu có giá trị nhất thế giới. Ảnh: BGR.
Các quốc gia có hộ chiếu giá trị cao thường đi kèm với độ bảo mật lớn vì lý do an ninh. Chúng thường được thiết kế với những hình ảnh ẩn rất tinh vi, chỉ xuất hiện dưới ánh đèn cực tím và rất khó làm giả.
Theo Hrant Boghossian, việc sản xuất phôi in passport là một quy trình được kiểm soát nghiêm ngặt, chỉ có một số ít công ty trên toàn thế giới được cấp phép. Chính vì vậy, bìa của những quyển hộ chiếu thường có những biến thể màu sắc khác nhau, nhưng cũng chỉ nằm trong một giới hạn nhất định.
Mới đây, công ty chuyên thiết kế passport Neue Design Studio đã để lộ mẫu hộ chiếu mới của Na Uy, với 3 màu sắc khác nhau gồm trắng, xanh ngọc và đỏ tươi. Ở phần ruột, các địa danh và phong cảnh nổi tiếng nhất Na Uy đều sẽ được chọn để in, bao gồm cả hình ảnh về hiện tượng bắc cực quang ở phía Bắc nước này.
Hình ảnh bắc cực quang xuất hiện trong hộ chiếu của Na Uy. Ảnh: G aute Bruvik.
Năm 2012, Phần Lan đã cho ra mắt thiết kế hộ chiếu mới, tạo hiệu ứng một chú nai sừng tấm đang di chuyển khi người sở hữu lật nhanh qua các trang.
Ở Vương quốc Anh, một số người được cho là đang sở hữu phiên bản hộ chiếu đặc biệt, có tên gọi Queen’s Messenger. Theo lời đồn, những quyển hộ chiếu nói trên chứa thông tin quan trọng cần truyền tải đến lãnh sự và sứ quán Anh trên toàn thế giới.
Theo Zing
Sự thật rùng mình phía sau chiếc điện thoại vẫn kè kè bên cạnh chúng ta hàng ngày
Nhìn thấy những hình ảnh kinh dị thế này có lẽ bạn sẽ xem xét lại việc cầm chiếc điện thoại và để người khác sờ vào điện thoại của mình.
Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, chiếc điện thoại thông minh dường như là "vật bất li thân" đối với nhiều người. Bởi chúng đóng vai trò quan trọng trong công việc, giao tiếp, kết nối. Mọi khoảnh khắc đời sống đều cần dùng đến điện thoại như để giải quyết công việc, trò chuyện với bạn bè, gia đình, xem phim, nghe nhạc, cập nhật thông tin,...
Tuy nhiên, có một sự thật đáng sợ về những chiếc điện thoại mà không mấy ai để ý. Một trong những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy số vi khuẩn gây hại trên một chiếc điện thoại nhiều gấp 18 lần so với bồn cầu.
Thông thường, những loại vi khuẩn bám cơ thể người khi ta chạm vào những bề mặt không sạch sẽ hoặc còn sót lại khi chúng ta rửa tay không đúng cách đều vô hại. Nhưng một số loại có thể dẫn đến nhiễm trùng, lở loét da và thậm chí là nhiễm trùng huyết.
Để nghiên cứu mức độ bẩn trên bề mặt điện thoại di động, giáo viên chuyên ngành vi trùng học tại Đại học Surrey (Anh) đã yêu cầu sinh viên cho điện thoại vào "môi trường phát triển vi khuẩn" trong các đĩa Petri thí nghiệm. Sau 3 ngày, nhóm nghiên cứu đã phát hiện một kết quả hết sức bất ngờ.
Nút Home và phần xung quanh đường viền điện thoại là nơi "sinh sống" của nhiều loại vi khuẩn nhất.
Trong một số trường hợp, họ phát hiện ra loại vi khuẩn truyền bệnh có tên khoa học là Staphylococcus aureus hay còn gọi là Tụ cầu vàng. Một loại vi khuẩn khác là Trực khuẩn, tên khoa học là Bacillus mycoides. Loại vi khuẩn này thường tìm thấy ở trên mặt đất, vì vậy điện thoại cũng rất dễ mang loại khuẩn này khi nó bị rơi xuống đất.
Hình ảnh hàng triệu con vi khuẩn bám quanh chiếc điện thoại.
Việc làm thí nghiệm này như là một bài tập về nhà cho sinh viên Vi sinh y học do Tiến sĩ Simon Park đưa ra. Ông chia sẻ: "Dường như điện thoại không chỉ là vật trung gian để kết nối giữa người với người mà còn là vật trung gian truyền rất nhiều thứ khác như đất bụi, vi khuẩn gây bệnh và nhiều thứ có hại khác".
"Tôi ra bài tập hướng dẫn các em cho điện thoại vào đĩa Petri để các em xác định xem điện thoại có thể mang những loại vi khuẩn nào. Có thể cách này khá kỳ lạ nhưng lại là biện pháp tốt để các em không còn dán mắt vào điện thoại di động suốt ngày, khích lệ các em bỏ điện thoại xuống và có nhiều thời gian với cuộc sống thực hơn".
Điện thoại có thể trở thành vật trung gian truyền bệnh nguy hiểm.
Trong số những chiếc điện thoại mà nhóm sinh viên của Tiến sỹ Park thí nghiệm còn có một trường hợp mang số vi khuẩn đủ để khiến người khỏe mạnh bị rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng.
Thậm chí một người đàn ông tại Uganda từng bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết do virus ebola gây ra do ăn cắp một chiếc điện thoại di động có chứa vi khuẩn này.
Theo Nguyễn Ly / Trí Thức Trẻ
Bạn có tin rằng chúng ta đang cầm cốc sai cả đời mà không biết? Thỉnh thoảng bạn lại bị chê cầm cốc "không nên hồn", khiến nước trong cốc cứ sánh ra ngoài. Thật ra, hậu quả này không phải là tại bạn vụng về đâu. Các nhà nghiên cứu tại Hàn Quốc đã dành nhiều thời gian và công sức để giải quyết một trong những vấn đề đau đầu nhất của cuộc sống: thức uống...