Bí ẩn hàng trăm con cá voi dạt vào bờ biển Tasmania, Úc
Khoảng 230 con cá voi đã bị mắc cạn trên bờ biển phía tây của Tasmania, chỉ vài ngày sau khi 14 con cá nhà táng được tìm thấy dạt vào đảo King, tây bắc đảo lớn Tasmania, giữa eo biển Bass.
Ngày 21/9, một thông cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường (NRE Tas) bang Tasmania, Úc cho biết, khoảng 230 con cá voi, dường như là cá voi hoa tiêu đang bị mắc cạn trên bãi biển Ocean Beach gần Cảng Macquarie.
Khoảng một nửa trong số chúng dường như vẫn còn sống.
Đàn cá voi hàng trăm con mắc cạn trên bãi biển Ocean Beach, Tasmania của Úc, ngày 21/9. Nguồn: NRE Tas.
Một nhóm từ Chương trình Bảo tồn Biển Tasmania (MCP) đang triển khai thiết bị cứu hộ cá voi đến khu vực để phối hợp với Cơ quan Công viên và Động vật Hoang dã, cũng như Cảnh sát Tasmania. Các chuyên gia về động vật hoang dã biển sẽ đánh giá hiện trường và tình hình để lên kế hoạch ứng phó thích hợp, thông cáo cho biết.
Dường như khoảng một nửa số cá voi mắc cạn vẫn còn sống. Nguồn: Andrew Breen / Huon Aquatology / AP.
Video đang HOT
NRE Tas cảnh báo, cá voi là loài được bảo vệ, ngay cả khi đã chết, và việc can thiệp vào thân thể cá voi là một hành vi phạm pháp.
Cá voi mắc cạn tại đảo Tasmania. Nguồn:ABCNews
Nhà khoa học biển Olaf Meynecke của Đại học Griffith cho biết, việc cá voi dạt vào bờ là điều bất thường. Theo ông, nhiệt độ nước biển ấm hơn cũng có thể làm thay đổi dòng hải lưu và di chuyển nguồn thức ăn truyền thống của cá voi.
Các nhà bảo tồn biển và lực lượng cứu hộ tiếp cận hiện trường. Nguồn: Andrew Breen / Huon Aquatology / AP.
“Cá voi sẽ đến các khu vực khác để tìm kiếm nguồn thức ăn. Khi làm điều này, chúng không ở trong tình trạng thể chất tốt nhất vì có thể bị đói, nên sẽ có nhiều rủi ro hơn và có thể tiến gần đến bờ hơn.”, ông Meynecke lưu ý.
Cá voi hoa tiêu thường xảy ra hiện tượng mắc cạn với số lượng lớn, vì những lý do chưa được hiểu rõ.
Cá voi mắc cạn số lượng lớn thường xảy ra ở Tasmania, Úc mà chưa rõ nguyên nhân. Nguồn: ABC News / Monte Bovill.
Hai năm trước, khoảng 470 con cá voi hoa tiêu vây dài được tìm thấy dạt vào bãi cát ngoài khơi bờ biển phía tây của Tasmania trong vụ mắc cạn hàng loạt lớn nhất được ghi nhận ở Úc.
Sau nỗ lực cứu hộ kéo dài một tuần, 111 con cá voi trong số đó đã được cứu nhưng những con còn lại đã chết.
Cá voi hoa tiêu lại chết hàng loạt do mắc cạn ở New Zealand
29/34 con cá voi hoa tiêu vây dài đã chết sau khi đàn cá mắc cạn hàng loạt, một hiện tượng lạ thường xảy ra ở mũi Farewell Spit hẻo lánh trên Đảo Nam của New Zealand.
Cục Bảo tồn New Zealand (DOC) cho biết, cuối ngày 17/3, 34 con cá voi hoa tiêu vây dài đã được tìm thấy ở mũi Farewell Spit hẻo lánh trên Đảo Nam, trong đó 29 con đã chết.
Các nhân viên của DOC cùng với nhóm cứu hộ cá voi địa phương thuộc Dự án Jonah, đã cố gắng phục hồi để trả lại biển 5 con cá voi còn sống sót khi thủy triều lên vào buổi sáng.
Các nhân viên cứu hộ chăm sóc những con cá voi hoa tiêu còn sống sót sau khi bị mắc cạn. Nguồn: DOC.
"Quá trình cứu hộ có thể mất một thời gian và chúng tôi chưa biết liệu việc này có thành công hay không khi cá đã nằm phơi trên bãi một thời gian,", DOC cho biết, lưu ý, cá voi mắc cạn là một hiện tượng tự nhiên.
Trong một thông báo vào sáng 18/3, DOC xác nhận, 5 con cá voi hoa tiêu còn sống sót đã được trả về biển khi thủy triều cao lúc 11h sáng 18/3 (6h sáng giờ sáng Việt Nam-PV). Tuy nhiên có 1 con cá voi khác mới bị mắc cạn đã được tìm thấy cách hiện trường vài cây số, nơi cũng có 1 con cá voi đã chết. Lực lượng cứu hộ không rõ liệu con cá này có nằm trong 5 con vừa trả lại biển hay không.
Vụ cá voi hoa tiêu mắc cạn hàng loạt tồi tệ nhất tại mũi Farewell Spit xảy ra vào năm 2017. Ảnh: Marty Melville / AFP.
Mũi Farewell Spit là một dải cát dài 26 km kéo dài ra biển Tasman và tạo ra các bãi cạn kéo dài nhiều cây số khi thủy triều xuống. Tại đây đã chứng kiến hơn 10 vụ cá voi hoa tiêu mắc cạn hàng loạt trong 15 năm qua.
Lần nghiêm trọng nhất xảy ra vào tháng 2/2017, gần 700 con cá voi đã mắc cạn và 250 con đã chết.
Mũi Farewell Spit thuộc Đảo Nam, New Zealand. Ảnh: GM.
Các nhà khoa học vẫn chưa rõ nguyên do hiện tượng cá voi mắc cạn tại mũi Farewell Spit. Một giả thuyết cho rằng mũi đất tạo ra một đáy biển nông trong vịnh gây nhiễu hệ thống định vị bằng sóng siêu âm của cá voi.
Cá voi hoa tiêu có thể dài tới 6 m, là loài cá voi phổ biến nhất ở vùng biển New Zealand.
Khoảnh khắc hiếm thấy cá mập miệng to xuất hiện ngoài khơi bờ biển Mỹ Người đi câu may mắn ghi lại hình ảnh hai con cá mập miệng to siêu hiếm xuất hiện ngoài khơi bờ biển San Diego, Mỹ. Một con cá mập megamouth, hay còn được gọi là cá mập miệng rộng siêu hiếm xuất hiện ở bờ biển nước Mỹ. David Stabile đi câu cùng hai người bạn Val Costescu và Andrew Chang ngoài...