Bí ẩn ‘hang động cười’: Nơi người ngoài hành tinh trú ẩn?
‘ Hang động cười’ này được bao phủ bởi chất nhầy trong suốt rất lạ, được cho là một dạng sống ngoài hành tinh.
” Hang động cười” nằm sâu dưới đáy biển vùng đồng bằng Nullarbor, Tây Úc. Sỡ dĩ có tên gọi như vậy là bởi vì hang động này có hình miệng cười.
Các nhà khoa học rất bất ngờ khi phát hiện chất nhày kì lạ bảo phủ toàn bộ hang động.
Chúng được xác định là một loại vi khuẩn thuộc nhóm Thaumarchaeota. Tức là loại vi khuẩn sống được là bằng cách oxy hóa các chất trong hang nước mặn. Không những thế chúng còn là loài sống mà không cần đến ánh sáng mặt trời.
Tuy nhiên, người dân nơi đây vẫn kháo nhau rằng “hang động cười” là hang của người ngoài hành tinh vì sự sống bí ẩn khó lý giải này.
Chúng ta đều biết, động vật sinh tồn được đều trực tiếp hoặc gián tiếp dựa vào ánh sáng của Mặt Trời.
Video đang HOT
Cách đây không lâu, các nhà địa chất khi khảo sát bề mặt dưới đáy biển phát hiện chỗ tiếp giáp với vỏ Trái Đất đã nứt, lộ ra nham thạch đã nóng chảy, làm nước biển từ 20C nóng tới 130C và còn phóng ra hợp chất lưu huỳnh.
Đây là một hợp chất hóa học rất độc và có mùi thối. Đồng thời chính ở những nơi có mùi thối này đã phát hiện ra một loài động vật bí ẩn sinh sống ở đó mà không cần có ánh sáng Mặt Trời.
Trong thời gian kì diệu dưới đáy biển, bốn bề đều tối đen, ánh sáng Mặt Trời không thể chiếu rọi được xuống, những phế thải của sinh vật trên mặt biển cũng không thể chìm sâu xuống đáy để cung cấp “thức ăn” cho loại động vật “thần bí” duy trì cuộc sống.
Vậy chúng dựa vào đâu để sinh sống? Khả năng duy nhất là: Các loài vi khuẩn lưu huỳnh hình cọc làm hợp chất sunfua hiđro, CO2 và O2 biến đổi thay thế nhau, hình thành chuỗi thực vật bậc thấp để duy trì sự tồn tại của nhiều loài sinh vật.
Bởi vì những loài vi khuẩn lưu huỳnh hình cọc này lợi dụng nhiệt độ cao của Trái Đất để tích trữ năng lượng hóa học của hợp chất sunfua hiđro chứ không phải lợi dụng năng lượng của ánh sáng Mặt Trời.
Do vậy, quá trình này gọi là hỗn hợp hóa học, nó hoàn toàn không giống với tính chất của tác dụng quang hợp.
Cực nóng: Phát hiện bằng chứng 'khó cãi' về người ngoài hành tinh?
Liệu đĩa đá cổ Dropa được tìm thấy trong một quần thể hang động ở dãy núi Baian-Kara-Ula, Trung Quốc trong khu vực giáp biên giới với Tây Tạng có phải là bằng chứng về người ngoài hành tinh hay không?
Những chiếc đĩa cổ Dropa được phát hiện trong một chuyến thám hiểm của ông Chi Pu Tei - giáo sư khảo cổ học của trường Đại học Bắc Kinh khởi xướng vào năm 1937, trong một quần thể hang động có vẻ như là nhân tạo.
Bên trong những hang động đó, nhóm khảo cổ của ông đã phát hiện thấy một vài bộ xương dài hơn 1,2 m và có những hộp sọ lớn khác thường. Theo ghi chép của ông, những bức tường trong hang phủ đầy các ký tự miêu tả Mặt trời, Mặt trăng, Trái đất và một số hành tinh khác.
Chúng cũng miêu tả các sinh vật nhỏ trong bộ áo kiểu phi hành gia. Tuy nhiên, phát hiện thú vị nhất là 716 chiếc đĩa đá được chôn một nửa trong sàn đất của mỗi hang động. Một trong số những chiếc đĩa cổ nhất đã được xác định niên đại lên đến khoảng 12.000 năm.
Những chiếc đĩa này có đường kính khoảng 20 cm và có một đường rãnh khắc vào bề mặt của chúng, xoắn theo hình trôn ốc từ tâm đĩa ra bên ngoài. Vào thời đó, các nhà nghiên cứu đã so sánh chúng với các đĩa than. Nếu nhìn kỹ hơn, chúng ta sẽ phát hiện rằng những rãnh khía này chính là các ký tự tượng hình.
Những chiếc đĩa này vẫn hoàn toàn là một bí ẩn cho tới khi Tiến sĩ Tsum Um Nui cố gắng giải mã một trong số chúng. Nội dung trên những chiếc đĩa kể về câu chuyện của một chiếc tàu vũ trụ chở những cư dân của thế giới khác chẳng may đâm vào vùng núi.
Phi thuyền của họ bị hư hại vượt quá khả năng sửa chữa và vì vậy họ đã bị bỏ mặc trên Trái đất. Mặc dù những người ngoài hành tinh có ý định hòa bình, nhưng người dân địa phương đã săn lùng họ vì vẻ ngoài kỳ quái của họ.
Điều thú vị là, các truyền thuyết địa phương cũng kể về một chủng người màu vàng, cỡ nhỏ kỳ dị với cái đầu lớn rơi xuống từ các vì sao một thời gian dài trước đây. Có báo cáo cho rằng những chiếc đĩa này đã được các nhà khoa học Xô-viết nghiên cứu vào cuối những năm 1960 và đã xác định được hai điểm quan trọng.
Những chiếc đĩa này chứa dấu vết của coban, niken, iridium và khi được đặt lên một mặt phẳng xoay đặc biệt, chúng sẽ rung động và phát ra một tiếng ầm ừ kỳ lạ.
Nhóm nghiên cứu phát hiện những hang động nối liền nhau giống như do con người tạo ra và trông khá giống hệ thống các tuyến đường ngầm dưới lòng đất. Bên trong hang động có một vài khu mộ cổ được bố trí ngăn nắp.
Trong đó, có một số bộ xương được chôn cất có kích thước khá kỳ lạ. Cụ thể, có bộ xương có kích thước khoảng 1,2m, thon nhỏ nhưng lại có hộp sọ tương đối lớn, bất cân đối so với vóc dáng cơ thể.
Tiếp đó, các nhà khảo cổ phát hiện trên các bức tường trong hang động có khắc những chữ tượng hình về thiên đường bao gồm: Mặt Trời, Mặt Trăng, các vì sao, Trái Đất... và giữa chúng đều có các đường nối với nhau.
Những chiếc đĩa này được nhìn thấy lần cuối vào năm 1974 tại Bảo tàng Banpo ở thành phố Tây An, Trung Quốc và đã được kỹ sư người Áo Ernst Wegener chụp ảnh. Đáng tiếc thay, chúng biến mất vào những năm 80 hoặc 90 và không ai nhìn thấy nữa.
Bất ngờ những giả thuyết thú vị về người ngoài hành tinh Ngoài con người, liệu có nền văn minh khác tồn tại trong vũ trụ rộng lớn hay không? Liên quan đến bí ẩn này, một số giả thuyết thú vị được đưa ra để lý giải sự sống ngoài hành tinh. Vào những năm 1970, giả thuyết "vườn thú" xuất hiện khi cho rằng, con người không đơn độc trong vũ trụ rộng...