Bí ẩn: Đôi giếng thiêng và chuyện rắn thần trả ơn
Người dân Cẩm Thủy, Thanh Hóa vẫn kể về truyền thuyết rắn thần có tình nghĩa cùng đôi giếng luôn ăm ắp nước.
Đôi giếng nằm trong khu dân cư thuộc làng Chiềng, xã Cẩm Quý, huyện Cẩm Thủy, bao quanh có 3 cây si cổ thụ với nhiều rễ lớn, nhỏ cùng tán lá ôm trọn quần thể giếng.
Nước giếng chỉ sâu chừng 1,5m ngang vai người nhưng luôn tràn ra ngoài. Ngay cả khi người dân múc cả ngày hay vào những mùa khô hạn nhất, nước vẫn vơi rồi lại đầy.
Một điều đặc biệt nữa là hơi ấm ở giếng luôn lan tỏa mọi lúc, ngay cả vào buổi sáng mùa đông ở miền núi buốt lạnh thấu xương.
Bà Cao Thị Minh (60 tuổi) về làm dâu làng Chiềng hơn 40 năm nay kể rằng, thuở ấy xung quanh đây hoang vu, những cây cổ thụ rậm rạp hơn cả bây giờ.
Ngày nào, bà cũng ra giếng giặt giũ bởi nước ấm, sạch, lại không tốn sức múc như ở nhà. Mùa đông chỉ có đàn ông tắm là chính nhưng đến dịp hè, người đến tắm đông như hội.
Tất nhiên, giếng dưới là nơi trai làng dội nước tung tóe còn giếng trên từ xưa đã được dành cho đàn bà, con gái tắm kín đáo.
Còn với ông Tâm (86 tuổi), đôi giếng này gắn với cuộc đời từ nhỏ đến khi trưởng thành. Thậm chí, đến bây giờ, chẳng mấy khi cụ tắm ở nhà vì đã quá quen với cái nếp tắm ở đó.
Với người dân làng Chiềng, đôi giếng rất linh thiêng. Trưởng thôn Cao Thái Hiền cho biết, đôi khi mực nước tụt xuống bất thường hoặc sôi sục đến kỳ lạ.
Năm 1960, giếng xây thành bằng xi măng thì không sao, đến năm 1989 xây tường bao quanh có dùng thêm vôi, nước sôi sục lên, đỏ ngầu.
‘Vào những dịp đặc biệt như chuyển giao thế kỷ hay thời khắc giao thừa, nước giếng cũng sôi lên rồi tụt xuống.
Video đang HOT
Sau những lần ấy, chúng tôi phải làm lễ. Vài ngày sau nước mới từ từ trong và dâng lên như bình thường’, ông Hiền cho biết.
Ở làng, ngay cả đứa trẻ cũng thuộc lòng truyền thuyết về đôi giếng và sự tích rắn trả ơn.
Tương truyền vào đời vua Lê Thần Tông, làng Chiềng âm u, quanh năm hạn hán, chỉ có gia đình ông Cao Huy Thuật cùng vài người hàng xóm chung sống bên nhau.
Ông Thuật nuôi một con rắn từ khi còn là trứng nước. Người dân thấy rắn lớn nên đòi giết, ông Thuật bèn đem thả ra sông Ngang.
Sau đó, làng bị hạn hán bất thường khiến nhiều người chết đói, trong đó có ông Thuật. Biết ân nhân gặp nạn, con rắn nọ đã đào đường dẫn nước từ sông về làng, tạo nên giếng làng Chiềng.
Theo ông Hiền, về sau rắn được dân làng suy tôn là Thần Thủy Phủ Long Vương còn ông Thuật được phong là ông Tổ của vùng đất này.
Ngày nay, con cháu của ông Thuật vẫn lưu giữ những bản sắc phong cho đôi giếng và bậc tiền bối.
(Ảnh: Giáo dục Việt Nam)
Hiện các ông Cao Viết Hội (làng Áo), Cao Viết Nguyệt (làng Bái) và Cao Viết Cẩm (làng Chiềng) lưu giữ các bản sắc phong lần lượt từ đời vua Thành Thái, Duy Tân, Khải Định.
Hễ có người hỏi xem, ông Nguyệt phải thắp hương xin tổ tiên đưa hòm đựng sắc phong hình chữ nhật có chạm trổ tinh tế xuống.
Bên trong là mảnh vải đỏ bọc bản sắc phong, đôi chỗ đã cũ nát nhưng vẫn có con dấu từ đời vua Duy Tân, ban ngày 11/8/1909, ghi nhận công lao của ông Tổ họ Cao.
‘Trước đây vào mùa hạn hán, chính quyền tổ chức rước các sắc phong để cầu mưa. Giờ đây không làm lễ nữa nên dòng họ tôi chia ra mỗi gia đình giữ một bản’, ông Nguyệt cho biết.
Khoảng 27 Tết Âm lịch hàng năm, trai tráng làng Chiềng được huy động xuống chặn nguồn nước rồi tát sạch, làm vệ sinh cho giếng. Gần tới phút Giao thừa, dân làng tụ tập quanh đó.
Những người cao niên nhất trong làng dâng một mâm cỗ làm lễ cúng. Sau đó, mỗi nhà đều lấy một chai nước, bày lên bàn thờ tổ tiên cầu mong an lành, no ấm.
Theo Datviet
Lời đồn bí ẩn về những cái chết do ăn thịt 'rắn thần'
Nhiều người ăn thịt rắn ở nhà anh Thu đều lần lượt tử nạn, thậm chí có người chỉ đứng xem, không trực tiếp ăn cũng chết đầy bí hiểm.
Cái chết bất thường ông Nguyễn Hữu Sơn (sinh năm 1957, thôn 5, xã Hòa Khương, Hòa Vang, Đà Nẵng) được nhắc đến đầu tiên trong chuỗi những cái chết kỳ lạ ở làng Xoài. Một buổi chiều cách đây một năm, sau khi làm việc về, ông Sơn nhận lời mời của ông bạn xóm trên tổ chức nhậu nên ghé lại. Người này bắt được một con rắn to, đã thịt sẵn làm mồi. Uống vài ly xã giao, ông khước từ để về nhà ăn cơm cùng gia đình. Thế nhưng, một lúc sau, đám bạn nhận được tin ông tử nạn. Đường đi lúc đó trống trơn, ông tự ngã chết ngay vệ đường.
Chừng ít ngày sau, người dân lại bàng hoàng nghe tin anh Trần Hữu Thau (sinh năm 1970), cán bộ đang làm việc tại kho hóa chất mỏ (đóng tại Hòa Khương) đang thanh niên trai tráng khỏe mạnh, bỗng dưng lăn đùng ra ốm. Gia đình chạy chữa khắp nơi, Tây y Đông y mà không khỏi. Anh cũng là một trong số những người tham gia bữa nhậu thịt rắn hôm trước.
Tuy nhiên, liên tiếp 2 cái chết cũng chưa khiến dư luận bàn tán nếu không có sự ra đi kỳ lạ của anh Trần Ngọc Thu (sinh năm 1963). Anh Thu chính là chủ của bữa thịt rắn thịnh soạn, mời nhiều người đến nhậu trước đó.
Sau cái chết của những người thịt rắn, người dân không còn "bán tín, bán nghi" nữa mà in chắc những ai ăn thịt rắn đều bị báo oán. (Ảnh minh họa)
Theo lời kể của người dân, anh Thu có một trang trại chăn nuôi gà. Thế nhưng, không hiểu lý do gì, số lượng gà cứ ngày một hao hụt. Sau nhiều này mai phục, anh cũng phát hiện ra "kẻ trộm" là một cặp rắn lớn. Cả hai con, bò song song tiến vào chuồng gà, chui rúc rất đều nhau đến phía con mồi. Lúc này, anh Thu thủ sẵn một con dao rựa, gậy quật đánh. Tuy nhiên, anh chỉ giết chết được một con, con còn lại nhỏ hơn một chút trườn chạy mất. Qua hôm sau, anh gọi số thanh niên trai tráng trong làng đến "khoe" chiến lợi phẩm", đồng thời rủ nhau thịt rắn làm mồi nhậu.
Ban đầu, nhiều người thấy con rắn có hình thù kỳ dị, to, đen nhánh, trên đầu có vảy giống như chiếc sừng... nên lo sợ rắn lạ, khuyên anh mang chôn hoặc vứt bỏ nếu không "sẽ bị trả thù" nhưng anh Thu bỏ ngoài tai, cười cho rằng đó chỉ là trò mê tín.
Sau cuộc nhậu, nhiều lần anh Thu bị nôn ra máu, gia đình phải đưa đi đến Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng cấp cứu. Điều lạ, đang nằm điều trị tại bệnh viện, bỗng dưng anh mất tích. Nhiều ngày sau, người dân thôn 5 nhận được tin báo, phát hiện xác chết anh Thu trôi trên ở gần cầu Đỏ, xã Hòa Châu (cũng thuộc huyện Hòa Vang, nhưng nằm một hướng khác). Sau đó, những người còn lại trong buổi tiệc rắn cũng tự nhiên đổ bệnh, ốm yếu, dặt dẹo đến lạ kỳ. Từ đó, người dân không còn"bán tín, bán nghim nữa mà chuyển sang tin tưởng chắc chắn rằng những người đó ăn phải thịt "rắn thần" và bị báo oán.
Ngoài ra, bên lề bàn nhậu, câu chuyện ly kỳ về trường hợp chị Trần Thị Hiền (sinh năm 1968, cũng trú thôn 5) cũng thường xuyên được nói đến. Giữa trưa hè năm 2012, chị Hiền ra ruộng hái rau bỗng lên cơn co giật, sau đó chị cởi hết áo quần, rồi cứ thế nằm giữa đồng mê man. Lúc này, người dân mới nhớ lại, chị Hiền dù không nhậu nhưng có ngồi xem đám thanh niên làm thịt rắn. Vì thế nên chị mới bị rắn thần về... cưỡng bức mà chết tức tưởi.
Không chỉ những người tham gia bữa tiệc rắn tại nhà anh Thu mới bị "chết lạ". Câu chuyện về cái chết của ông Bốn Tấn (trú thôn 5 nhưng đầu làng Xoài) lại hoàn toàn khác lạ, nhưng cũng được người mê tín dị doan đưa vào "danh sách" liên quan đến rắn.
Ông Tấn có người con trai tên Sĩ (ở cuối làng Xoài, thôn 5). Vào khoảng giữa năm 2012, anh Sĩ phát hiện nhà mình xuất hiện một con rắn to, đen dài, thường xuyên đến bắt gà. Sợ hãi, anh cho ba mình biết. Ban đầu, ông Tấn thắp nhang khấn vái, khấn đến lần thứ 3 mà con rắn vẫn không chạy đi, ông mới lấy dây điện chích vào xua đuổi. Con rắn từ đó cũng thôi không quay lại được. Ba tháng sau, ông đột ngột qua đời. Người dân nhanh chóng lý giải, ông bị "thần rắn" báo oán vì tội chích điện.
Lo sợ, những người mê tín quyên tiền xây dựng lại miếu thần rắn ở làng Xoài. Một thời gian sau, chính quyền xã Hòa Khương biết được nên cho dân quân đến cưỡng chế ngừng xây dựng với lý do công trình chưa được cấp phép. Còn những người liên quan đến việc xây dựng miếu được mời lên UBND xã tuyên truyền, giáo dục về việc không được lợi dụng mê tín dị đoan để trục lợi trái phép. Ngoài ra, kẻ khởi xướng cho những câu chuyện thêu dệt còn bị phạt hành chính 2 triệu đồng.
Miếu thờ rắn "thần" đang xây dựng bị chính quyền đình chỉ.
Ngược lại với những thông tin đang xôn xao bên ngoài, gia đình của nạn nhân Bốn Tấn cho biết, chồng bà có gí điện xua rắn đi thật, nhưng cái chết của chồng bà thì hoàn toàn không liên quan đến con rắn nào hết. Ông Tấn có tiền sử bệnh tim. Sau một thời gian dài điều trị căn bệnh hở van tim nên ông vẫn không qua khỏi.
Lý giải về những cái chết khác hay điên dại liên quan đến bữa nhậu nhà anh Thu, bà vợ ông Tấn đáp họ đều chết trẻ, nguyên nhân cái chết của họ có phần kỳ lạ. Nhưng bà khẳng định: "Họ chết chắc không phải do "rắn thần", mà có thể vì bệnh tật hoặc tai nạn. Bởi chẳng có rắn thần, rắn thánh nào lại đi bắt gà. Thần thánh người ta đạo mạo, còn đã bắt gà, làm thiệt hại tài sản, thậm chí tính mạng cỉa mình thì giết, xua đi cũng bình thường thôi".
Ông Nguyễn Văn Vân, Bí thư Đảng Ủy, Chủ tịch UBND xã Hòa Khương cho biết, vào rằm tháng 7 năm ngoái, một số kẻ xấu lợi dụng sự mê tín của người dân, rồi mượn những cái chết nơi đây, để dựng thành câu chuyện "rắn thần báo oán". Họ đơm đặt chuyện, gây mất tình hình anh ninh trật tự tại địa phương, rồi cố tình quyên tiền, dựng miếu thờ trên khu đất ở giữa chân núi Hố Trâm, Hố Giữa, ngay sát nghĩa địa thuộc thôn 5 để trục lợi.
Lý giải vì sao nơi đây nhiều rắn, ông Vân cho biết, ngoài yếu tố gần núi, tuyến đường chạy qua thôn 5 lại dẫn vào khu du lịch sinh thái suối nước nóng Đồng Xanh, Đồng Nghệ nối với tuyến QL 14B nên thường xuyên đón những kẻ buôn bán động vật hoang dã lưu thông từ các huyện miền núi Quảng Nam xuống. Khi gặp phải sự kiểm tra gắt gao của lực lượng kiểm lâm, một số tên đã tẩu tán tang vật, nhất là rắn, ra dọc khu vực này, nên người dân thường xuyên bắt gặp rắn.
Đối với những cái chết ở làng Xoài, ông Vân lý giải cặn kẽ, chuyện bắt được rắn và làm thịt là có thật. Tuy nhiên, qua điều tra của cơ quan chức năng, trước thời gian ăn nhậu thịt rắn, ông Thu có tiền sử bệnh tâm thần. Sau này, khi nghe đến cái chết của ông Sơn, rồi thêm câu chuyện "rắn thần" nữa, quá lo sợ, căng thẳng thần kinh mà bệnh cũ của ông tái phát. Sau khi vào bệnh viện, ông Thu đã bỏ trốn, rồi đi lang thang dọc QL 1A, khi đến đoạn cầu Đỏ, có người nhìn thấy ông lội xuống tắm rồi bị nước cuốn.
Còn cái chết của ông Sơn thì rõ ràng do tai nạn giao thông. Lúc nhậu say, không làm chủ được tốc độ, ông Sơn ngã té chấn thương sọ não dẫn đến tử vong. Còn anh Trần Hữu Thau chết do bị ung thư, bà Lê Thị Hiền chết do có tiền sử động kinh và bệnh tim bẩm sinh. Vì những sự trùng hợp ngẫu nhiên mà người mê tín dị đoan tin vào chuyện ly kỳ như trên.
Vị Bí thư xã dẫn chứng, trong bữa tiệc nhà anh Thu, còn có anh Nguyễn Văn Sanh, hiện vẫn sống, làm việc bình thường ở ngay thôn 5. Ông Vân khẳng định, như vậy, việc thịt rắn rồi bị "rắn thần báo oán" hoàn toàn không có cơ sở.
Theo TNO
Sự thật té ngửa về "thần xà" hiển linh ở VN Những chuyện ly kỳ về "thần xà" hiển linh nhập vào người, "rắn thần" báo thù, mãng xà vương khổng lồ... hư hư, thực thực khiến người dân xôn xao bàn tán. Hà Nội: "thần xà" nhập đòi cúng bò Vừa qua, vào buổi tối đúng ngày rằm tháng Giêng năm Quý Tỵ, tại miếu Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội), người dân...