Bí ẩn bức thông điệp 3.000 năm trên mai rùa
Những chữ viết bí ẩn trên mai rùa có niên đại 3.000 năm tiên tri điều gì về thế giới?
Người xưa muốn nói gì thông qua các văn tự cổ là câu hỏi khiến người hiện đại chúng ta trăn trở, tìm mọi cách để giải mã.
Tại bảo tàng Chữ viết quốc gia Trung Quốc có một văn tự bí ẩn trên xương và mai rùa từ đời nhà Thương được tìm thấy ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
Cận cảnh miếng giáp cốt gây xôn xao thách thức học giả Trung Quốc.
Mặc dù các nhà khoa học đã vào cuộc nhưng hàng nghìn chữ viết bí ẩn kia vẫn không “hé miệng” nửa lời.
Các học giả đã giải mã thành công gần một nửa trong số khoảng 5.000 ký tự giáp cốt văn được khai quật.
Với các ký tự khác, bảo tàng đã trả giá 15.000 USD (gần 350 triệu đồng)/ký tự cho ai có thể giải mã được.
Bảo tàng hy vọng lời kêu gọi với khoản tiền lớn sẽ giúp bí ẩn của 3.000 ký tự còn lại được sáng tỏ đồng thời khuyến khích các nhà nghiên cứu dùng công nghệ điện toán đám mây và dữ liệu lớn, kết hợp với các phương cách truyền thống để mang lại kết quả tốt nhất.
Trong 4 văn tự cổ nổi tiếng thế giới, giáp cốt tự của Trung Quốc cùng chữ tượng hình Ai Cập cổ viết trên giấy cói, chữ viết hình nêm Babylon khắc trên bảng đất sét cũng như chữ viết Maya của người Indian khắc trên đá đều từng tỏa sáng rực rỡ trong kho tàng văn minh thế giới.
Giáp cốt văn hay còn biết đến là văn tự được khắc trên mai rùa và xương thú có nội dung từ khí tượng cho tới thuế. Các ký tự này giống chữ viết hiện đại và được xác định là những văn tự đầu tiên của nền văn minh Trung Quốc.
Giáp cốt văn chứa nhiều bí ẩn về đời sống người Trung Quốc cổ.
Với nhiều nhà nghiên cứu, xác định được ý nghĩa một ký tự giáp cốt có thể được coi là thành tựu trọn đời.
Giáp cốt văn lần đầu được biết đến trên thế giới vào năm 1899, khi nhà khảo cổ Vương Ý Vinh khai quật được một bản khắc trên xương gây rất nhiều tranh cãi vào thời đó.
Giải mã được giáp cốt văn đồng nghĩa với việc làm sáng tỏ những bí ẩn về đời sống người Trung Quốc cổ, cũng là một trong những cơ sở khoa học cho thấy những ghi nhận sớm nhất về nhật thực và sao chổi.
Những năm 1920, nhiều giáp cốt văn đã được khai quật gần Ân Khư, kinh đô cũ của nhà Thương (1766 – 1122 TCN), triều đại đánh dấu khởi đầu thời kỳ đồ đồng của Trung Quốc đã gây chấn động Trung Quốc.
Giáp cốt văn phát hiện ở Ân Khư được khắc trên mai rùa và xương thú là văn bản ghi lại việc bói toán và sự việc của hoàng thất và quý tộc cuối đời nhà Thương, là di sản văn hóa ký ức lịch sử độc đáo của Trung Quốc.
Những quan tài hình nhân trên vách đá ở Peru
Nằm ở vị trí khó tiếp cận tại độ cao 2.000 m, những quan tài cổ của người Chachapoya có niên đại từ thế kỷ 15 đến nay vẫn mang nhiều bí ẩn.
Di tích lịch sử hiếm hoi thuộc về người Chachapoya nằm giữa hẻm núi dốc của dãy Andes và khu rừng nhiệt đới bao la ở vùng Amazonas (Peru). Vào khoảng đầu thế kỷ 16 khi người Tây Ban Nha đặt chân đến đây, bộ tộc Chachapoya gần như đã bị Đế chế Inca hùng mạnh chinh phục hoàn toàn. Họ buộc phải sống theo phong tục, truyền thống văn hóa của người Inca.
Theo nhiều tài liệu, người Chachapoya có nguồn gốc từ Inca hoặc Tây Ban Nha. Lượng thông tin về bộ tộc bí ẩn này rất ít. Họ chỉ được biết đến với cái tên Chachapoya do người Inca sử dụng và biệt danh "chiến binh đám mây" nhấn mạnh tính cách thiện chiến. Ngay cả sau khi bị chinh phục, các nhóm người Chachapoya vẫn nổi dậy đấu tranh trong nhiều năm.
Karajia là một trong những địa điểm khảo cổ còn lưu giữ dấu vết về nền văn minh đã mất của Chachapoya. Cách thành phố Chachapoyas khoảng 60 km, nơi này có 7 cỗ quan tài nằm trên vách đá dựng đứng, cách mặt đất hơn 2.000 m. Những quách mai táng người chết của bộ tộc Chachapoya (có tên gọi "Purunmachos") ở đây được công bố trên thế giới vào năm 1984, sau quá trình phát hiện của nhà khảo cổ học Federico Kauffmann.
Quan tài có hình dạng viên nang lớn, trông giống đường nét của cơ thể người, cao 2,5 m và được xây dựng bằng hỗn hợp đất sét, rơm và sỏi rải trên một cấu trúc bằng gỗ. Mỗi quách chứa một xác ướp. Theo các nhà nghiên cứu, xác ướp của những người quan trọng được chôn cất trong các cỗ quan tài này. Thi thể người đã khuất được đặt trong tư thế bào thai, sau đó bọc trong một cái kén bằng thân cây mía dại và buộc lại bằng dây thừng. Cấu trúc này tiếp tục được bao phủ bởi đất sét và rơm dày làm vật liệu kết dính.
Theo cách xác định niên đại bằng cacbon phóng xạ, các cỗ quan tài ở Karajia có từ thế kỷ 15, ngay trước cuộc chinh phạt của người Inca. Được đặt cẩn thận tại vị trí gần như không thể tiếp cận giữa lưng chừng vách núi, những chiếc quách Purunmachos này đã may mắn thoát khỏi sự phá hủy của những người xâm lược.
Mỗi quách được sơn màu trắng và trang trí màu vàng, đỏ, giúp xác định một số chi tiết trên cơ thể. Một số chiếc có mũ gắn sừng, mô phỏng gạc hươu, trong khi những chiếc khác có khảm hộp sọ người, được cho là chiến tích đáng tự hào của "chiến binh mây".
Các quách Purunmachos của Karajia không phải là những quan tài duy nhất trong khu vực Chachapoyas. Trên bờ phía tây của sông Utcubamba, nhiều quan tài khác với kích thước khác nhau đã được xác định. Tuy nhiên, việc tiếp cận các di tích này rất khó khăn, chỉ một số nhà khảo cổ học và đoàn phim có thể đến gần.
Phát hiện loài rùa khổng lồ, chén thịt được cả cá sấu Loài rùa khổng lồ này to như chiếc ô tô con, hàm răng hạ gục được cả cá sấu. Cách đây không lâu, các nhà khoa học đã tìm thấy hóa thạch của một con rùa có kích thước bằng một cái ô tô nhỏ ở phía đông bắc Columbia. Loài rùa khổng lồ này to như chiếc ô tô con, hàm răng...