Bí ẩn 2 triệu năm không mưa ở thung lũng khô nhất thế giới
Suốt gần 2 triệu năm qua, thung lũng McMurdo (thuộc Peru) không hề có mưa khiến khí hậu và cảnh quan nơi đây vô cùng cằn cỗi và khắc nghiệt. Tuy nhiên, nơi đây còn chứa đựng rất nhiều điều kì diệu của thiên nhiên mà con người có thể chưa khám phá.
Quang cảnh của dãy thung lũng khô McMurdo Ảnh: Matador Network
Khi nói đến những nơi khô nhất trên trái đất, người ta thường nghĩ đến hoang mạc Atacama nằm ở phía bắc Chile hoặc một khu vực ở phía nam Peru. Lượng mưa trung bình hằng năm đo được ở những nơi này chỉ dưới 50mm. Tuy nhiên, thung lũng McMurdo nằm ở Nam Cực mới là nơi khô nhất thế giới với lượng mưa trung bình hằng năm bằng 0. Với diện tích bề mặt khoảng 4.800 km2, dãy thung lũng McMurdo chiếm khoảng 0,03% bề mặt lục địa và là khu vực không có băng lớn nhất ở cực Nam của trái đất.
Nằm dọc theo dãy Transantarctic của Nam Cực, khí hậu nơi đây khô cằn và khắc nghiệt không chỉ bởi không có mưa mà còn do tác động của gió Katabatic (hình thành do sự kết hợp giữa không khí lạnh và hình dáng lục địa rồi đổ xuống dốc cao ở tốc độ bão). Tốc độ gió Katabatic thổi xuống nơi đây lên đến khoảng 322km mỗi giờ, có thể “thổi bay” băng và tuyết của miền Nam Cực khiến địa hình nơi đây giống hệt Sao Hỏa.
Có hay không sự sống trên “Sao Hỏa của Trái Đất”?
Thuyền trưởng Scott (một chỉ huy của Hải quân Anh) và các thuyền viên của mình lần đầu tiên khám phá ra thung lũng McMurdo vào năm 1903. Ông cho rằng không có sự sống tồn tại ở một nơi khô cằn và khắc nghiệt nhất thế giới như ở đây. Hiển nhiên, không có loài động vật hoặc thực vật nào có thể sinh sống tại đây. Tuy nhiên, những nghiên cứu và thám hiểm sau này cho thấy, một số loài vi khuẩn có thể sinh tồn tại môi trường khắc nghiệt này.
Nghiên cứu được công bố lần đầu tiên trong kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS) cho thấy, có một quần thể vi sinh vật tồn tại trong môi trường tối, mặn và gần như đóng băng nằm dưới lớp băng dày gần 20 mét tại một trong những hồ cô lập nhất của Nam Cực, hồ Vida, thuộc thung lũng Victoria của dãy thung lũng khô McMurdo.
Phân tích địa hóa cho rằng, các phản ứng hóa học giữa nước biển và các trầm tích giàu sắt nằm phía dưới hồ đã tạo ra nitơ oxit và phân tử hydro. Một phần những chất này có thể cung cấp năng lượng cần thiết để duy trì cuộc sống của vi sinh vật đa dạng trong nước biển mà không có các chất dinh dưỡng nuôi chúng đến từ thế giới bên ngoài. Phân tích mẫu nước gồm có hóa chất và vi sinh vật, các nhà khoa học khẳng định đây là hệ sinh thái của vi khuẩn tự dưỡng hiếm có dưới bề mặt sông băng.
Thác Máu tọa lạc tại sông băng Taylor, thuộc dãy thung lũng khô McMurdo. Nước tuôn ra từ dòng thác này mang màu “đỏ như máu” khiến nhiều người không khỏi kinh ngạc. Thác Máu đổ vào hồ Bonney ở cực nam dãy thung lũng khô McMurdo. Tuy nhiên, bí ẩn về con thác này chỉ mới được các nhà khoa học khám phá gần đây.
Cận cảnh Thác Máu. Ảnh: Forbes.
Video đang HOT
Một nhóm các nhà khoa học từ 2 trường đại học của Mỹ, Alaska Fairbanks và Colorado đã tuyên bố giải mã được bí ẩn thác Máu. Theo đó, nước từ thác này có chứa nhiều oxit sắt (III) nên sẽ chuyển sang màu đỏ khi sắt trong nước tiếp xúc với không khí. Đó là nguyên nhân khiến nước chảy ra khỏi thác có màu đỏ.
Mạng lưới thủy văn bên dưới sông băng Taylor
Nguồn gốc của thác Máu xuất phát từ sông băng Taylor. Các nhà khoa học đã lần theo dòng nước bên dưới sông băng Taylor để tìm hiểu nguồn gốc của thác Máu. Kết quả cho thấy, mạch nước dưới sông băng trải dài từ bờ biển lên đất liền ít nhất 12km. Nước ở đây mặn gấp đôi nước biển. Phát hiện này cho thấy, thác Máu không đơn thuần là một nguồn nước đổ ra sông, nó có thể là đại diện của một mạng lưới thủy văn lớn hơn nhiều.
Nguyên nhân khiến nước bên dưới sông băng Taylor mặn hơn nước biển được các nhà khoa học giải thích theo 2 cách. Đó có thể do sự đóng băng và bốc hơi của hồ nước từng lấp đầy thung lũng hoặc nước từ đại dương có thể từng làm ngập các hẽm núi, và khi nó rút đi, để lại lượng muối lớn.
3 thung lũng của dãy thung lũng khô McMurdo
Cả 3 thung lũng này đều chạy dọc theo dãy Transantarctic và hướng ra biển Ross, bao gồm:
Thung lũng Taylor: nằm ở phía nam trong số 3 thung lũng và là nơi có sông băng Taylor và Thác Máu. Nhiệt độ trung bình nơi đây có thể đạt – 55 độ C.
Thung lũng Wright: nằm giữa 3 thung lũng và giữa sông Onyx, con sông lớn nhất Nam Cực.
Thung lũng Victoria: nằm ở phía bắc trong số 3 thung lũng và là nơi có hồ Vida, hồ lớn nhất trong dãy thung lũng khô McMurdo.
Thác Máu và những dòng thác kỳ lạ nhất thế giới
Thác Máu, thác lửa hay thác chảy ngang... là những thác nước kỳ lạ nhưng không kém phần ngoạn mục, có sức hút đặc biệt với người mê khám phá.
Trên khắp hành tinh có vô số thác nước, nhiều thác trong số đó trở thành những địa điểm du lịch nổi tiếng. Tuy nhiên, số lượng thác có vẻ ngoài khác biệt, thực sự nổi bật và gây hiếu kỳ cho công chúng không nhiều.
Không cần phải là có dòng chảy lớn nhất hay cao nhất, những con thác có màu sắc, đặc trưng khác biệt hay nhìn qua giống như "trái với quy luật tự nhiên" khiến bất cứ ai từng chiêm ngưỡng sẽ không bao giờ quên.
Thác Horsetail
Nằm ở công viên quốc gia Yosemite, California, Mỹ, thác Horsetail nhìn từ xa đẹp tựa dòng nham thạch đang chảy xuống vực sâu. Con thác này cũng là nơi duy nhất trên thế giới bạn có thể chiêm ngưỡng "thác lửa". Hiện tượng này xảy ra khi Mặt Trời chiếu vào thác nước lúc hoàng hôn.
Trong điều kiện hoàn hảo, hiện tượng khúc xạ ánh sáng trên dòng thác đổ tạo nên màu đỏ rực như ngọn lửa. Khung cảnh ngoạn mục này chỉ diễn ra một vài lần trong năm, khoảng giữa tháng 2. Do đó, du khách phải nghiên cứu đúng thời gian mới có cơ hội chiêm ngưỡng "thác lửa".
Thác lửa Horsetail có chiều cao gần 500 m. Ảnh: Treehugger.
Thác Horizontal
Nằm ở vịnh Talbot, Tây Australia, thác Horizontal nổi tiếng bởi dòng nước chảy ngang thay vì đổ từ trên cao xuống. Hiện tượng này xảy ra bắt nguồn từ 2 hẻm núi hẹp thuộc dãy McLarty. Hẻm núi phía bắc rộng 20 m. Hẻm phía nam rộng 12 m.
Lượng nước khổng lồ khi được đẩy qua khe hở sẽ tạo ra một thác nước tạm thời có thể cao tới 5 m. Hướng chảy của thác nước sẽ thay đổi dựa vào thủy triều lên và xuống. Thuyền bè có thể di chuyển qua 2 khoảng hở này khi thủy triều xuống thấp.
Thác chảy ngang thu hút nhiều du khách tới tham quan. Ảnh: Michael Moss.
Thác Máu
Được phát hiện vào năm 1911, thác Máu như bước ra từ bộ phim kinh dị. Con thác bắt nguồn từ sông băng Taylor thuộc thung lũng khô McMurdo, Nam Cực. Hiện tượng dòng chảy có màu máu này ban đầu được lý giải là do một loài tảo đỏ. Tuy nhiên, màu đỏ kỳ lạ của thác nước thực chất được tạo ra bởi chất oxit sắt.
Nước trong thác có lượng muối và sắt cao. Trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nhiệt độ lạnh giá, ánh sáng Mặt Trời không thể xuyên qua lớp băng dày, các loại vi khuẩn đã sinh sống tại đây từ thiên niên kỷ trước, nuôi sống cơ thể bằng nguồn sắt và lưu huỳnh.
Dòng thác Máu siêu mặn và có màu đỏ đặc biệt. Ảnh: Economic.bg.
Thác Devil's Kettle
Nằm ở phía bắc hồ Superior rộng lớn ở Bắc Mỹ, thác Devil's Kettle là điểm đến hấp dẫn của những người yêu khám phá. Thác nước này đặc biệt do có dòng chảy bị chia đôi bởi một tảng đá. Trong đó, một dòng chảy đổ về hồ Superior. Dòng chảy còn lại đổ xuống hố sâu không đáy.
Dòng nước đổ xuống hố sâu chảy về đâu là câu hỏi bí ẩn trong nhiều năm. Cho tới đầu năm 2017, sau khi thực hiện nhiều thí nghiệm, các nhà khoa học đã nhận định dòng nước không bị biến mất mà chảy ngầm ngược lại chân thác bên cạnh rồi đổ ra hồ Superior.
Thác Devil's Kettle được phát hiện từ năm 1957. Ảnh: Smithsonian Magazine.
Thác Asik-Asik
Thác Asik-Asik cao 60 m, rộng 140 m, là một trong những địa điểm du lịch thú vị ở tỉnh Cotabato, Philippines. Điều độc đáo ở đây là dòng nước luôn chảy ào ạt dù phía trên không có một con sông nào. Dòng nước đổ xuống thác chảy ra từ các vách đá được bao phủ bởi thảm thực vật đẹp mắt.
Người dân địa phương cho rằng dòng nước mát lạnh ở ngọn thác này có khả năng chữa bệnh. Nơi đây là điểm cắm trại thú vị cho du khách hòa mình vào thiên nhiên.
Du khách có thể bơi lội, tắm mình dưới thác nước Asik-Asik. Ảnh: The Catalyst.
Thác nước dữ dội nhất châu Âu, dòng chảy làm rung chuyển thềm đá Dettifoss ở Iceland là thác nước nổi tiếng bậc nhất châu Âu với dòng chảy trắng xám xối xả, gào thét dữ dội, làm rung chuyển các mặt đá xung quanh.
Chuyện Đông - Tây - Cuốn sách bí ẩn nhất thế giới thời Trung cổ Cuốn sách Codex Gigas là một trong những sản phẩm tri thức của nhân loại có từ thời Trung cổ. Đây cũng là cuốn sách khổng lồ với kỷ lục về tiến độ: hoàn thành chỉ trong một đêm... Cuốn sách Codex Gigas vào năm 1906. (Thư viện quốc gia Thụy Điển) Nguồn gốc huyền thoại của Codex Gigas Theo trang tin Ancient-origins...