Bị 10 chứng bệnh sau, kết hợp gừng tỏi trị cho hiệu quả không ngờ
Những bài thuốc kết hợp gừng, tỏi này dễ làm, dễ dùng. Đặc biệt, như đã nói, nó có hiệu quả không ngờ.
1. Tỏi với gừng chữa bệnh chân dương kém (suy yếu tình dục nam): Dùng 2 củ tỏi và 30g gừng rang lẫn cùng nhau. Sau đó ăn riêng hoặc ăn cùng (bí quyết là rang cùng). Sau khi ăn liên tục 1 tuần thì sẽ thấy hiệu quả, đặc biệt với người trẻ và suy giảm nhất thời.
2. Cảm cúm lây nhiễm, đầu đau phát sốt, sợ lạnh, không ra mồ hôi, hôi buồn nôn: gừng tươi 15g, tỏi 6 nhánh, đường một ít. Cho cả 3 thứ này vào sắc nước uống, tranh thủ uống lúc nóng, uống xong, lên gường nằm đắp chăn kín. Mỗi ngày uống 1 thang như trên. Tác dụng giải cảm.
3. Chữa cảm nắng, hôn mê: gừng tươi, tỏi, rau hẹ mỗi thứ một lượng vừa phải: Rửa sạch 3 thứ trên, gừng tỏi bỏ vỏ, cùng giã nát lấy nước chắt ra uống.
4. Bệnh cảm do gió lạnh: gừng 100g, tỏi 400g, mật ong 10ml, chanh 3 – 4 quả, rượu 800ml. Tỏi bóc vỏ đập dập, chanh và gừng bỏ vỏ xắt miếng cùng đun trong 5ml mật ong. Sau đó đổ rượu vào dung dịch trên ngâm trong vò. Ba tháng sau, lọc lấy nước để uống.
Video đang HOT
Mỗi lần uống 3 – 5cc pha với nước lọc nguội. Không uống quá nhiều.
5. Nôn mửa do bị cảm lạnh nôn ra nước hoặc một lượng thức ăn nhỏ, sắc mặt tái nhợt, mệt mỏi rã rời, rêu lưỡi trắng, mạch đập yếu: gừng 1 củ, tỏi 1 củ; gừng trộn tỏi giã nát thành bánh, đắp băng ở huyệt Đan điền (dướirốn) và huyệt nội quan (ở cổ tay).
6. Thông kinh hoạt huyết, khử phong tán hàn, trừ tê thấp: Nước gừng tươi, nước hành, nước tỏi, nước lá hẹ, dầu vừng, mỗi thứ 120g, nước lá ngải cứu 30g, rượu trắng 600g. Trước tiên cho nước gừng, hành, tỏi, hẹ, lá ngải vào ấm, trộn đều, rồi cho rượu trắng vào đun to lửa cho sôi. Sau đó rót dầu vừng vào, khuấy đều, rồi đun nhỏ lửa, cho đến khi thật sánh, cho thêm ít tùng hương, hồng đơn vào khuấy đều thành cao, cho vào lọ dùng dần. Khi dùng phải hâm nóng, bôi vào khăn đắp vào chỗ tê, đau. Cứ 1 – 2 ngày thay 1 lần.
7. Tác dụng thông kinh lạc, giảm tê, giảm đau: Đau ngực, phần lớn nguyên nhân là do hàn ngưng tâm mạch, khí đọng trong lồng ngực. Triệu chứng thường thấy, ngực đầy tức, thỉnh thoảng thấy đau, cũng có khi đau dữ dội…Tỏi 2 củ, gừng tươi 8g, khoai môn 60g, sơn dược 60g. Tất cả các thứ trên đem giã nát, đắp vào chỗ đau, lấy gạc đặt lên, dùng băng dính cố định lại.
8. Tuyên lợi, phế khí, khai âm, mất tiếng, phần lớn do nhiệt, phong hàn xâm nhập cổ họng dẫn đến: tỏi 6g, gừng tươi 3g, lá ngải 20g, lòng trắng trứng gà 1 quả. Cả 3 vị thuốc, đem giã nát nhuyễn, cho lòng trắng trứng gà vào trộn đều, đắp vào huyệt đại trùy (nằm chỗ lõm vào đốt sống thứ 7, khi ngồi cúi xuống), và huyệt dũng tuyền ở lòng bàn chân. Sau đó dùng băng băng chặt lại.
9. Giáng hỏa, giảm đau, đau răng: gừng tươi 6g, tỏi 6g, lá chè 12g, uy linh tiên 12g. Tất cả đem giã nát nhuyễn, cho một ít dầu vừng lòng trắng trứng vào, trộn đều đem đắp vào huyệt hợp cốc (chỗ lõm giữa ngón cái vàngón trỏ) và đắp vào huyệt dũng tuyền (chỗ lõm dưới gan bàn chân, nằm ở điểm1/3 từ đầu ngón cái đến gót chân). Sau đó dùng băng dính cố định lại.
10. Kiện tỳ, lợi tiểu, chủ trị viêm thận mãn: gừng tươi 3lát, hành hoa 1 cây, tỏi 3 nhánh. Đem ba vị trên giã nát, nặn thành bánh dánquanh rốn. Mỗi ngày thay băng 3 lần.
Theo Trí Thức Trẻ
Có chồng hay uống rượu, gan nhiễm độc nặng, cho dùng vị thuốc này
Nếu ông xã bạn là người hay uống rượu bia, lâu ngày gan có biểu hiện nhiễm độc nặng, hãy dùng các bài thuốc từ cà gai leo để nhanh chóng giúp tỉnh rượu, bảo vệ tốt tế bào gan.
Cà gai leo còn có tên khác là cà gai dây, cà quạnh, cà quýnh, gai cườm, chẻ nan (Tày), b'rongoon (Ba Na). Cây nhỏ sống nhiều năm, mọc leo hay bò dài. Thân hoá gỗ, nhẵn, phân cành nhiều; cành phủ lông hình sao và rất nhiều gai. Lá mọc so le, hình bầu dục hay thuôn, xẻ thuỳ không đều, mặt trên có gai, mặt dưới có lông mềm hình sao màu trắng. Cụm hoa hình xim ở nách lá, hoa màu tím nhạt. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu đỏ. Hạt hình thận dẹt, màu vàng. Cây mọc hoang ở khắp nơi cũng có khi được trồng làm hàng rào.
Bộ phận dùng làm thuốc là rễ, thân cành thu hái quanh năm. Rễ rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô. Thân cành cắt ngắn từng đoạn 2cm. Phơi khô hay sao vàng. Có khi dùng tươi. Có thể dùng dược liệu nấu cao nước, cao mềm hay cao khô.
Theo nghiên cứu, toàn cây nhất là rễ, chứa saponin steroid. Khi thủy phân cho diosgenin, solasodinon, solasodin, flavonoid có tác dụng chống viêm và chống xơ hóa rất tốt. Còn theo Đông y, cà gai leo hơi the, tính ấm, có tác dụng tán phong thấp, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu. Dùng giải rượu, chữa viêm lợi, viêm quanh răng, thấp khớp, làm mát gan...
Cà gai leo. Ảnh: KH
Giải rượu: Theo kinh nghiệm dân gian, cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt. 100g cà gai leo khô sắc với 400ml nước còn 150ml, uống trong ngày, nên uống khi thuốc còn ấm. Hoặc 50g cà gai leo khô hãm với nước sôi, cho người say rượu uống thay nước. Dùng đến khi tỉnh rượu. Các bài thuốc trên sẽ nhanh chóng giúp tỉnh rượu, bảo vệ tốt tế bào gan.
Chữa nhức, sưng đau do viêm khớp: Rễ cà gai leo, vỏ chân chim, rễ cỏ xước, dây đau xương, dây mấu, rễ tầm xuân, mỗi vị 25g, sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Chia uống 2 lần trong ngày. Uống vào buổi sáng và trưa sau bữa ăn. Mỗi liệu trình điều trị dùng trong 20 ngày (theo chỉ định của bác sĩ).
Chữa ho do viêm họng: Rễ cà gai leo 15g, lá chanh 30g, sắc uống làm 2 lần trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm. Dùng trong 5-7 ngày.
Chữa viêm lợi, viêm quanh răng: 3g hạt cà gai leo, tán nhỏ, cho vào trong dụng cụ đựng bằng đồng với một ít sáp ong, đốt lấy khói xông vào chân răng. Ngày làm 2-3 lần. Dùng trong 3-5 ngày. Hoặc ngày ngậm 10-20ml cao lỏng chiết xuất từ cà gai leo, ngậm sau bữa ăn sáng và tối.
Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan (viêm gan B, xơ gan...): 35g rễ cà gai leo, sắc với 1 lít nước, còn 300ml chia uống 3 lần trong ngày. Hoặc có thể sử dụng dược phẩm cà gai leo được chiết xuất dạng viên, cao khô hay trong các sản phẩm thực phẩm chức năng... sẽ giúp hạ men gan, giải độc gan rất tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng về liều lượng, thời gian cần theo chỉ định của bác sĩ.
Theo Trí Thức Trẻ
Không dùng thuốc tây, chữa khỏi bệnh trĩ nhờ 5 loại lá dễ kiếm Bệnh trĩ là loại bệnh mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó gây ra sự khó chịu cho người bệnh. Bênh tri ngoai la gi? Bệnh trĩ ngoại là chứng giãn tĩnh mạch thuộc đám rối tĩnh mạch trĩ dưới (ngoài) búi trĩ nổi lên ở ngoài hậu môn được da che phủ. Bui tri ngoai sa xuông gây...