BHX nhận lỗi với khách hàng, CĐM vẫn chưa hài lòng cách giải quyết
Những ngày gần đây, Bách Hóa Xanh đang trở thành tiêu điểm của những tranh cãi xung quanh các vấn đề như giá bán hàng hóa hay chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Sau khi liên tục bị khách hàng đánh giá thấp, phản ánh tiêu cực thì ban lãnh đạo Bách Hóa Xanh đã đưa ra lời giải thích chính thức.
Khách hàng xếp hàng trước Bách Hóa Xanh để mua đồ. (Ảnh: Người Lao Động)
Cụ thể, theo Tuổi Trẻ, trên trang chủ của Bách Hóa Xanh đã đăng tải thông cáo, gửi đến các khách hàng, báo chí và cổ đông để trả lời về phản ánh của người tiêu dùng trong thời gian qua. Trong thông cáo có đoạn:
“Chúng tôi lắng nghe và đồng cảm với các bức xúc của quý vị về việc giá bán một số mặt hàng tăng và chất lượng dịch vụ chưa đảm bảo (chưa cập nhật giá niêm yết kịp thời, tính tiền nhầm, cân sai, thái độ phục vụ chưa tốt…) tại một số cửa hàng. Ban lãnh đạo đang rà soát lại toàn bộ quy trình vận hành và tìm kiếm giải pháp xử lí.”
Bách Hóa Xanh là siêu thị lớn được nhiều người lựa chọn. (Ảnh: Pháp Luật Việt Nam)
Bên cạnh đó, nói về việc buộc phải tăng giá sản phẩm trong thời điểm dịch bệnh, phía Bách Hóa Xanh cho biết đang nỗ lực làm việc với nhà cung cấp để giữ giá mua vào không tăng lên bất hợp lí hoặc chuyển đổi nhà cung cấp khác. Đồng thời, sẽ giữ giá bán không tăng để phục vụ người tiêu dùng.
Nếu những cách làm trên không đem lại kết quả như mong muốn, Bách Hóa Xanh sẽ chủ động giảm sản lượng hoặc tạm ngưng kinh doanh ngắn hạn các mặt hàng bị tăng giá cho đến khi giá mua vào quay về mức hợp lí.
“Trong những trường hợp khó khăn này, chúng tôi sẽ thông tin rõ ràng lý do đứt hàng vì giá mua vào tăng cao đến quý khách hàng.” – thông cáo nêu rõ.
Video đang HOT
Bách Hóa Xanh đang nỗ lực đàm phán với các nhà cung cấp hàng hóa. (Ảnh: CafeF)
Ở phần cuối của thông cáo, ban lãnh đạo Bách Hóa Xanh còn khẳng định “luôn trân trọng mọi đóng góp và thấu hiểu những bức xúc” mà chuỗi siêu thị đã mang đến thời gian gần đây. Phía doanh nghiệp cũng hi vọng người tiêu dùng có thể thông cảm và tiếp tục ủng hộ cho đơn vị.
Mặc dù đã có câu trả lời chân thành cùng với đó là nhận thức được những lỗi dịch vụ đang tồn tại nhưng thông cáo này từ Bách Hóa Xanh có vẻ như vẫn chưa làm các khách hàng nguôi ngoai. Nhiều ý kiến cho rằng giải quyết bằng cách sản phẩm nào không thể tăng giá thì sẽ ngưng bán thì chẳng khác nào không làm gì cả.
Chưa kể, dù đã cam kết sẽ rà soát lại quy trình vận hành nhưng phía siêu thị lại không đưa ra thời gian cụ thể trong bao lâu có thể giải quyết triệt để. Chính điều này đã khiến một bộ phận người tiêu dùng chưa thể tin tưởng lại vào Bách Hóa Xanh.
Nhiều người vẫn bày tỏ bức xúc về những vấn đề Bách Hóa Xanh đang gặp phải dù đã có thông cáo. (Ảnh: Chụp màn hình)
- Ủa giờ chẳng hạn như gạo hay trứng không thể tìm được nhà cung cấp có giá hợp lí hơn là ngưng bán luôn hả. Vậy thì còn lí do gì để ra siêu thị này mua đồ nữa.
- Giả sử trong vòng 1 năm Bách Hóa Xanh vẫn chưa rà soát xong quy trình thì giữa lúc đó còn bao nhiêu người có thể lại bị cân sai, tính thiếu nữa? Tôi nghĩ là nên có 1 mốc thời gian cụ thể để đưa ra giải trình tiếp theo.
- Mình nghĩ đây là cả chuỗi siêu thị lớn nên làm cái gì cũng sẽ mất thời gian hơn. Cũng nên cho họ cơ hội để thay đổi chứ.
- Để người mua tin tưởng trở lại thì còn phải cố gắng nhiều đây. Mong là họ có thể sớm có biện pháp hợp lí.
Thời điểm hiện tại, có thể nói, hình ảnh Bách Hóa Xanh đã bị ảnh hưởng khá nhiều. Hi vọng với những cam kết đã đưa ra, người tiêu dùng sẽ có cái nhìn bớt khắt khe hơn và chờ vào sự thay đổi sắp tới của chuỗi siêu thị này.
Kinh doanh kiểu mùa dịch: Mua hàng bình ổn ở siêu thị, bán lại giá cao
TP.HCM đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, mặt hàng chủ lực được quan tâm nhất vẫn là nhu yếu phẩm bao gồm gạo, thịt cá, trứng sữa,...
Chia sẻ với báo Tuổi Trẻ, đại diện Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) cho biết trong thời gian qua việc kinh doanh gặp khá nhiều vấn đề. Phía Liên hiệp Hợp tác xã chịu một số áp lực từ việc phát sinh chi phí trong công tác vận tải, vận chuyển, xét nghiệm,... Ngoài ra, việc thiếu nhân lực cũng khiến cho doanh nghiệp gặp bất lợi.
Các mặt hàng nhu yếu phẩm luôn được siêu thị đáp ứng đầy đủ.
Mặc dù gặp không ít áp lực, thế nhưng, phía doanh nghiệp này vẫn đang cố gắng hạn chế tăng giá sản phẩm tại các siêu thị để chia sẻ "gánh nặng" với người tiêu dùng.
Trong thời điểm dịch bệnh, giá cả ngoài thị trường leo thang nhưng các mặt hàng rau củ quả, trứng sữa, gạo, thịt,... tại siêu thị vẫn bình ổn giá. Những mốc điều chỉnh tại siêu thị chỉ nhỉnh hơn so với giai đoạn trước giãn cách khoảng 2 nghìn đồng đến 10 nghìn đồng, tùy theo từng sản phẩm. Riêng mặt hàng rau củ quả, siêu thị vẫn luôn cung ứng đủ cho khách hàng với giá cả phải chăng.
Việc xử lý sẽ rất khó khăn nếu nhiều người lợi dụng, mua sắm ồ ạt. (Ảnh minh họa: Kinh tế thị trường)
Tuy nhiên, theo vị đại diện của doanh nghiệp này cho biết, lợi dụng giá cả siêu thị bình ổn và nhu cầu bà con tăng cao, một số thành phần đã gom hàng hóa, rồi mang ra ngoài kinh doanh. Hầu hết các mặt hàng đều được bán với giá cao gấp nhiều lần so với siêu thị.
Trong số đó, mặt hàng trứng gà là sản phẩm được gom nhiều nhất. Hiện tại, một số siêu thị phải đặt bảng hạn chế mua sắm mặt hàng này, mỗi người chỉ được mua tối đa 2 vỉ trứng.
Trứng gà là mặt hàng được nhiều người ưa chuộng trong thời điểm giãn cách xã hội.
Việc nhiều người ồ ạt gom hàng giá bình ổn khiến vấn đề châm hàng hóa bị chậm trễ, một số khách hàng không thể mua sắm theo đúng nhu cầu. Đồng thời, sản phẩm khi được bán ra ngoài với giá cao sẽ làm tăng áp lực kinh tế cho bà con, đặc biệt là người lao động khó khăn trong mùa dịch.
Trước tình trạng này, nhiều dân mạng đã tạo ra cuộc tranh cãi kịch liệt. Một số người cho rằng, việc kinh doanh gian dối, lợi dụng dịch bệnh để làm giàu là hành vi không thể chấp nhận. Đối với những trường hợp gom hàng hóa giá rẻ, sau đó bán với giá cực cao để hưởng lợi thì cần phải xử lý theo pháp luật,
Tài khoản Q.C bình luận: " Chán ghê! Dịch thế này, người ta làm từ thiện còn mình lại đi kinh doanh kiểu vậy để kiếm lời. Cầm mấy đồng tiền kiểu đó thì sao mà nuốt ".
Một siêu thị phải đề bảng giới hạn, tránh tình trạng mua sắm "người trước mua hết của người sau". (Ảnh: Pháp Luật TP.HCM)
Tài khoản M.K chia sẻ: " Hóa ra mấy hôm nay K. bị lừa hả mọi người. Thường thì K. có hơn 30 nghìn đồng vỉ 10 trứng, hôm qua ra tạp hóa gần nhà, cô đó bán 50 nghìn đồng luôn. K. nghĩ là do dịch, nhập hàng khó khăn nên lên giá. Ai dè là bán giá cao gần gấp đôi luôn. Sao mọi người không thương lẫn nhau mà làm trò kinh doanh gian lận này vậy? Buồn quá trời luôn đấy! "
Tài khoản K.O.L cũng chia sẻ: " Mình thấy đi siêu thị là an toàn nhất. Bình ổn giá, đo thân nhiệt, xếp hàng mua sắm,... đầy đủ. Tuy có hơi tốn thời gian một chút nhưng an toàn là được. Tình hình khó khăn rồi, buôn bán hay mua sắm cái gì cũng phải chắt chiu từng đồng. Đã không góp được đồng từ thiện hay giúp đỡ ai thì nên sống tốt đi các gian thương ạ ".
Siêu thị vẫn cố gắng bình ổn giá để giảm áp lực cho bà con khi mua sắm.
Hiện nay, ngoài siêu thị và các tạp hóa bán lẻ (được phép hoạt động), cư dân tại TP.HCM còn ưa chuộng hình thức mua sắm trực tuyến trên mạng xã hội. Hình thức mua sắm này giúp mọi người hạn chế đi ra ngoài, tránh tụ tập đông người.
Trong thời điểm bệnh dịch đang còn nhiều khó khăn, các mặt hàng nhu yếu phẩm tại nơi bạn sinh sống đang được bán với giá như thế nào? Hãy cùng chia sẻ nhé!
Hậu lùm xùm đôi co và loạt quy định oái oăm bị đoàn khách 22 người phản ánh, chủ villa tại Đà Lạt đã lên tiếng xin lỗi Chủ villa tại Đà Lạt đã chính thức đưa ra lời xin lỗi sau loạt lùm xùm liên quan tới chất lượng dịch vụ. Sau hơn 1 ngày gây bão vì tranh cãi đôi co với khách hàng trên MXH, đại diện của villa D.D tại Đà Lạt đã có phản hồi chính thức, gửi lời xin lỗi và rút kinh nghiệm khi...