Bhutan sắp hoàn thành chiến dịch tiêm chủng sau gần ba tuần
93% người trưởng thành đủ điều kiện ở Bhutan đã tiêm liều vaccine Covid-19 đầu tiên, dù nước này mới chỉ bắt đầu tiêm chủng từ ngày 27/3.
Chiến dịch tiêm chủng của Bhutan được khởi động ngày 27/3, trùng với ngày tốt lành theo Phật giáo. 7 ngày sau, hơn 85% người trưởng thành đủ điều kiện tiêm tại Bhutan đã nhận được liều vaccine đầu tiên.
Đến ngày 8/4, chưa đầy ba tuần sau khi tiến hành chiến dịch tiêm chủng, 472.139 người Bhutan trong độ tuổi 18-104, chiếm 93% người trưởng thành ở nước này, đã được tiêm vaccine Covid-19, theo Bộ Y tế Bhutan. Họ đang hối thúc 7% số người còn lại đi tiêm chủng để hoàn thành chiến dịch tiêm vaccine Covid-19.
Về tổng thể, khoảng 64% trong tổng số 735.553 dân Bhutan đã được tiêm phòng vaccine Covid-19, theo số liệu AP công bố hôm 12/4. Đây là tỷ lệ cao thứ hai thế giới, chỉ sau quần đảo Seychelles, nơi đã tiêm chủng cho 66% trong tổng cộng gần 100.000 dân.
Video đang HOT
Người dân Bhutan đeo khẩu trang trên đường phố ở thủ đô Thimpu hôm 12/4. Ảnh: AP .
Giới chức y tế Bhutan cho hay liều vaccine Covid-19 thứ hai sẽ được tiêm sau 8-12 tuần. Họ đã nhận được 550.000 liều vaccine của AstraZeneca, thuộc hai lô hàng giao hồi tháng 1 và tháng 3 từ Ấn Độ.
“Dựa trên tỷ lệ lây nhiễm của Covid-19, chúng tôi cần trên 70% dân số được tiêm chủng để đạt được trạng thái miễn dịch cộng đồng. Với sự ủng hộ nhiệt tình của toàn thể người dân Bhutan, chúng tôi sẽ trở thành một trong những quốc gia đầu tiên hoàn thành mục tiêu đó”, Thủ tướng Bhutan Lotay Tshering cho biết trong một tuyên bố.
Vaccine Covid-19 đã được phân phối đến hơn 1.200 địa điểm trên toàn quốc bằng hệ thống dây chuyền bảo quản lạnh từng được sử dụng trong các chiến dịch tiêm chủng trước đó.
Bộ Y tế Bhutan cho biết gần 3.300 nhân viên y tế và 4.400 tình nguyện viên đã được triển khai khắp cả nước để hỗ trợ chiến dịch tiêm chủng. Quốc vương Bhutan Jigme Khesar Namgyel Wangchuck cho hay sẽ chỉ tiêm vaccine sau khi toàn bộ người dân đủ điều kiện tại đất nước được tiêm.
Tính đến ngày 12/4, Bhutan đã ghi nhận 921 ca nhiễm nCoV và một trường hợp tử vong. Giới chức y tế cho biết những biện pháp hạn chế nhằm phòng chống đại dịch sẽ không thay đổi, đến khi đất nước hoàn thành mục tiêu tiêm liều vaccine thứ hai ít nhất hai tuần, dự kiến trong 2-3 tháng tới.
EU khuyến nghị tiêm chủng ngừa COVID-19 cho 70% người trưởng thành
Trong nỗ lực khống chế đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, ngày 19/1, Ủy ban châu Âu (EC) đã khuyến nghị tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho ít nhất 70% dân số trưởng thành của Liên minh châu Âu (EU) vào mùa Hè này.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 của Pfizer - BioNTech cho người dân tại Szczecin, Ba Lan. Ảnh: PAP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels (Bỉ), các chiến dịch tiêm chủng được 27 quốc gia thành viên EU thực hiện, theo tốc độ và các nhóm ưu tiên được từng nước vạch ra. Mặc dù không thông báo kế hoạch thúc đẩy năng lực sản xuất vaccine để đạt được mục tiêu tiêm chủng tham vọng của mình, EC cho biết các quốc gia thành viên phải tiêm chủng cho 70% người trưởng thành từ nay đến mùa Hè, một kỳ tích khi hơn 200 triệu người được tiêm, với hai liều mỗi người.
Theo khuyến nghị của EC, từ nay đến tháng 3, ít nhất 80% số người trên 80 tuổi và 80% nhân viên y tế phải được tiêm chủng tại mỗi quốc gia thành viên. Chìa khóa để đạt được mục tiêu trên là việc sẵn có một lượng lớn vaccine.
EU đã đặt mua gần 2,3 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 từ các hãng dược phẩm, nhưng cho đến nay mới chỉ 2 loại vaccine nhận được giấy phép của EU. Hiện EU đã bảo đảm tổng cộng 600 triệu liều vaccine Pfizer/BioNTech do Mỹ và Đức hợp tác phát triển và dự kiến số lượng vaccine này sẽ được giao dần từ nay đến cuối năm mặc dù đã xuất hiện những khó khăn trong việc giao hàng sớm.
Ủy ban cũng đang thúc giục các quốc gia thành viên tăng cường năng lực về giải mã virus SARS-CoV-2 nhằm phát hiện các biến thể mới.
* Cùng ngày, Ấn Độ thông báo nước này chính thức bắt đầu tiến hành "ngoại giao vaccine", theo đó sẽ xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19 phiên bản "Made in India" cho các quốc gia láng giềng và đối tác chính như Bhutan, Maldives, Bangladesh, Nepal, Myanmar, Seychelles, Sri Lanka, Afghanistan và Mauritius. Quyết định trên mở đường cho các nước có thu nhập từ mức thấp đến trung bình nhận được nguồn cung vaccine Oxford/AstraZeneca do Ấn Độ sản xuất.
Hồi tuần trước, Viện Serum của Ấn Độ (SII), nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, bày tỏ hy vọng sẽ sớm nhận được quyền sử dụng khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đối với vaccine Oxford/AstraZeneca mà SII đã được cấp phép sản xuất, để SII được phép bắt đầu cung cấp vaccine cho cơ chế COVAX, một sáng kiến do WHO khởi xướng, nhằm phân phối vaccine một cách công bằng cho các nước nghèo trên thế giới.
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn tờ "The Indian Express" cho biết trước mắt Ấn Độ chính thức chuyển một lô hàng đầu tiên, khoảng 1 triệu liều vaccine do tập đoàn dược phẩm Ấn Độ Serum Institue sản xuất, đến 2 nước Bhutan và Maldives, sau đó đến lượt các nước như Bangladesh, Nepal, Myanmar, Seychelles. Sri Lanka, Afghanistan và Mauritius cũng sẽ nhận được vaccine của Ấn Độ khi các nước này đưa ra các phê duyệt quy định cần thiết.
Trên Twitter, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi viết: "Ấn Độ vô cùng vinh dự được trở thành đối tác tin cậy lâu năm trong việc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng quốc tế. Nguồn cung cấp vaccine COVID-19 cho một số quốc gia sẽ bắt đầu vào ngày 20/1, và sẽ nhiều hơn nữa trong những ngày tới. Trong khi đó, Ngoại trưởng S Jaishankar cho rằng: "Ấn Độ thực hiện cam kết cung cấp vaccine cho nhân loại. Việc cung cấp vaccine cho những quốc gia láng giềng sẽ bắt đầu vào ngày 20/1 tới".
Mới 'ráo mực' với Đức, Bhutan thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel, hàm ý tới Trung Quốc? Bhutan chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel vào ngày 12/12, chưa đầy hai tuần sau khi trao đổi công hàm về thiết lập quan hệ ngoại giao với Đức. Đại sứ Bhutan tại Ấn Độ Vetsop Namgyel và Đại sứ Israel tại Ấn Độ Ron Malka trao đổi công hàm về việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa...