Bhutan chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel vào ngày 12/12, chưa đầy hai tuần sau khi trao đổi công hàm về thiết lập quan hệ ngoại giao với Đức.
Đại sứ Bhutan tại Ấn Độ Vetsop Namgyel và Đại sứ Israel tại Ấn Độ Ron Malka trao đổi công hàm về việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, ngày 12/12 tại thủ đô New Delhi , Ấn Độ. (Nguồn: Times of Israel)
Đại sứ Bhutan tại Ấn Độ Vetsop Namgyel và Đại sứ Israel tại Ấn Độ Ron Malka đã trao đổi công hàm về việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước trong buổi lễ được tổ chức tại Đại sứ quán Israel ở New Delhi.
Tuyên bố chung của hai nước nêu rõ: “Việc thiết lập quan hệ ngoại giao không chỉ dựa trên mối quan hệ gần gũi vốn có mà còn mở ra con đường hợp tác lớn hơn và tăng cường hơn nữa quan hệ giữa hai nước cũng như giao lưu nhân dân”.
Đại sứ Vetsop Namgyel và Đại sứ Ron Malka “ghi nhận những cam kết ngày càng tăng giữa Bhutan và Israel và hoan nghênh việc thiết lập quan hệ ngoại giao” giữa hai nước.
“Ngoài hợp tác sâu rộng trong các lĩnh vực như phát triển kinh tế, công nghệ và nông nghiệp, hai Đại sứ nhấn mạnh rằng quan hệ giữa người dân hai nước thông qua giao lưu văn hóa và du lịch cũng sẽ được tăng cường hơn nữa”, theo tuyên bố chung.
Sau buổi lễ, Ngoại trưởng Bhutan Tandi Dorji và người đồng cấp Israel Gabi Ashkenazi đã gửi thông điệp chúc mừng lẫn nhau.
Israel và Bhutan phát triển tình hữu nghị và hợp tác, ngay cả khi chưa thiết lập quan hệ ngoại giao. Israel đã hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực của Bhutan kể từ năm 1982, đặc biệt là lĩnh vực phát triển nông nghiệp đã mang lại lợi ích cho hàng trăm thanh niên Bhutan.
Việc thiết lập quan hệ ngoại giao sẽ mở đường cho hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực quản lý nước, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, khoa học nông nghiệp…
Tuyên bố chung không cho biết liệu hai nước có mở đại sứ quán tại thủ đô của nhau hay không. Hiện Bhutan mới chỉ có 3 cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài là Ấn Độ, Bangladesh và Kuwait.
Ấn Độ chưa đưa ra phản ứng chính thức về sự phát triển mới trong quan hệ Bhutan-Israel. Trước đó, New Delhi hoan nghênh việc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa Đức và Bhutan vào ngày 25/11 vừa qua.
Đáng chú ý là hoạt động mở rộng đối ngoại của Bhutan diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủ quyền mới đối với các phần lãnh thổ của Bhutan gần bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ.
Như vậy, Bhutan hiện có quan hệ ngoại giao với 54 quốc gia và Liên minh châu Âu. Đáng chú ý là quốc gia nhỏ bé trên dãy Himalaya đến nay vẫn chưa chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Bhutan cũng là nước láng giềng duy nhất mà Bắc Kinh chưa có quan hệ ngoại giao chính thức.
Theo Asia Times , việc thiết lập quan hệ ngoại giao Thimphu-Bắc Kinh không thể thực hiện nếu không có “sự chấp thuận ngầm” của New Delhi, quốc gia vẫn có ảnh hưởng đáng kể đối với vương quốc 800.000 dân.
Israel, Maroc bình thường hóa hoàn toàn quan hệ
Ngày 10/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo Israel và Maroc đã nhất trí bình thường hóa hoàn toàn quan hệ ngoại giao và Maroc trở thành quốc gia thứ 4 trong thế giới Arab có bước đi này với Nhà nước Do Thái.
Ảnh: France24
Hãng tin AP cho biết Tổng thống Trump tuyên bố, như một phần của thỏa thuận bình thường hóa quan hệ do Washington làm trung gian này, Mỹ sẽ công nhận chủ quyền của Maroc đối với khu vực Tây Sahara có tranh chấp.
Theo nguồn tin này, quan hệ ngoại giao và các mối quan hệ khác giữa hai bên sẽ được nối lại, theo đó Maroc và Israel sẽ mở lại văn phòng liên lạc lần lượt ở Rabat và Tel Aviv; trước khi tiến tới mở các đại sứ quán. Nhà Trắng cho hay Tổng thống Trump và Quốc vương Maroc Mohammed VI đã đồng ý rằng "Marco và Israel sẽ mở rộng hợp tác kinh tế-văn hóa để thúc đẩy ổn định khu vực".
Tổng thống Trump nêu rõ: "Một bước đột phá lịch sử khác ngay hôm nay! Hai người bạn tuyệt vời của chúng ta là Israel và Vương quốc Maroc đã đồng ý thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ - một bước đột phá to lớn cho hòa bình ở Trung Đông".
Maroc là quốc gia Arab thứ 4 công nhận Nhà nước Israel trong bối cảnh Chính quyền Tổng thống Trump đã nỗ lực đẩy nhanh "Thỏa thuận Abraham", sáng kiến khởi động mùa Hè vừa qua nhằm thúc đẩy hòa bình ở Trung Đông mà đầu tiên là việc Israel bình thường hóa quan hệ với Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).
Bahrain và Sudan đã tuyên bố bình thường hóa quan hệ với nhà nước Do Thái. Tuy nhiên, các thỏa thuận này, vốn bị người Palestine phản đối quyết liệt, đã phá bỏ chính sách nhiều năm qua của Liên đoàn Arab về cuộc xung đột giữa Israel và Palestine.
Theo Sáng kiến Hòa bình Arab năm 2002, các quốc gia Arab chỉ có thể bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Israel sau khi Tel Aviv chấm dứt chiếm đóng quân sự tại các vùng lãnh thổ của Palestine và các nước Arab, cũng như người dân Palestine được hưởng nền hòa bình.
Trước khi Israel ra đời năm 1948, quốc gia Bắc Phi Maroc là nơi sinh sống của một cộng đồng lớn người Do Thái, mà nhiều người trong số họ được di cư từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tới trong thời kỳ Tây Ban Nha đô hộ.
Trong nhiều năm, Maroc cũng có các mối quan hệ không chính thức với Israel. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ở mức thấp hồi những năm 90 của thế kỷ trước sau khi Israel đạt thỏa thuận hòa bình tạm thời với Palestine. Tuy nhiên, các mối quan hệ này đã bị gián đoạn sau khi bùng phát cuộc nổi dậy lần thứ hai của người Palestin vào năm 2000.
Nông dân Ấn Độ đổ về thủ đô phản đối chính sách nông nghiệp mới Hàng chục ngàn nông dân đã lái máy kéo, đầu kéo từ khắp nơi đổ về thủ đô New Delhi để phản đối các chính sách nông nghiệp mới của chính quyền Thủ tướng Narendra Modi. Xe đầu kéo và xe tải do người biểu tình kéo đến tập trung trên đoạn xa lộ gần thủ đô New Delhi ngày 29-11 - Ảnh:...
Tin mới nhất
Tòa án Tối cao Mỹ dự kiến 'chặn cửa' thẻ xanh với một số đối tượng đặc biệt
11:16:57 20/04/2021
Tòa án Tối cao Mỹ ngày 19/4 có chủ trương ngăn hàng nghìn người nhập cư sống tại Mỹ đăng ký trở thành công dân vĩnh viễn với tấm thẻ xanh, đi ngược lại mong muốn của chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Ban lãnh đạo CDU ủng hộ ông Laschet làm ứng cử viên thủ tướng Đức
11:09:30 20/04/2021
Ban Chấp hành liên bang đảng Liên minh Dân chủ cơ đốc giáo (CDU) đã bỏ phiếu với đa số tuyệt đối ủng hộ Chủ tịch đảng CDU Armin Laschet trở thành ứng cử viên thủ tướng của liên đảng bảo thủ ra tranh chức thủ tướng liên bang trong cuộc b...
Biến thể COVID tại Anh B.117 có thể đột biến qua loài chó
11:03:59 20/04/2021
Theo một nghiên cứu từ các nhà khoa học Trung Quốc, biến thể SARS-CoV-2 lần đầu tiên được phát hiện ở Anh, B.117, có thể đến từ loài chó. Nếu điều này được xác thực, những con chó có nguy cơ bị tiêu huỷ hoặc cần phải được tiêm vaccine r...
Brazil cấp phép thử nghiệm lâm sàng một loại vaccine ngừa COVID-19 mới
11:00:45 20/04/2021
Ngày 19/4, Cơ quan Giám sát Dịch tễ Quốc gia Brazil (Anvisa) đã cấp phép thực hiện chương trình thử nghiệm lâm sàng một loại ứng viên vaccine ngừa COVID-19 do phòng thí nghiệm Sichuan Clover Biopharmaceuticals (Trung Quốc) nghiên cứu bà...
Liên hợp quốc: Thời gian đang cạn dần để giải quyết khủng hoảng khí hậu
10:43:39 20/04/2021
Trước thềm hội nghị thượng đỉnh về khí hậu do Mỹ khởi xướng, Liên hợp quốc (LHQ) nhấn mạnh 2021 phải là năm hành động để bảo vệ mọi người trước những hậu quả thảm khốc của biến đổi khí hậu.
Tổng thống Biden đề cử nữ đô đốc bốn sao đầu tiên của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ
10:40:01 20/04/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 19/4, Nhà Trắng cho biết trong một thông báo rằng, Tổng thống Joe Biden dự kiến đề cử Phó đô đốc của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ Linda Fagan làm quan chức số 2 của lực lượng này.
Anh đặt ra các mục tiêu khí hậu tham vọng hơn trước thềm COP26
10:35:36 20/04/2021
Theo phóng viên TTXVN tại London, Anh chuẩn bị đưa ra mục tiêu mới cắt giảm 78% lượng khí thải carbon trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) dự kiến được tổ chức tại Glasgow, Scotland vào tháng 11 tới.
Campuchia hỗ trợ tiền mặt cho người dân bị COVID-19 ảnh hưởng
10:35:25 20/04/2021
Bộ Kinh tế và Tài chính Campuchia cho biết sẽ hỗ trợ những gia đình bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau Sự kiện lây nhiễm Cộng đồng ngày 20/2.
Thượng viện Mỹ đặt mục tiêu thông qua dự luật chống thù hận đối với người gốc Á
10:29:18 20/04/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Thượng viện Mỹ đang làm việc để thông qua một dự luật chống tội ác thù hận người gốc Á trong tuần này khi các thượng nghị sĩ gần đạt được thỏa thuận về những thay đổi đối với nội dung dự luật.
Hải quân Hoàng gia Maroc giải cứu 165 người di cư bất hợp pháp
09:56:25 20/04/2021
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Bắc Phi - Trung Đông, ngày 19/4, Hãng thông tấn Maroc (MAP) dẫn nguồn tin quân sự cho biết các đơn vị Hải quân Hoàng gia của nước này hoạt động ở Địa Trung Hải và Đại Tây Dương đã giải cứu 165 người di ...
Trung Quốc tìm đồng minh để đối trọng với các liên minh của Mỹ
09:48:12 20/04/2021
Trung Quốc đang đẩy mạnh mối liên hệ với các đối tác như Nga và Iran đồng thời sử dụng lệnh trừng phạt và cảnh cáo để làm rạn nứt các liên minh của Washington.
Anh đưa Ấn Độ vào danh sách tạm thời bị cấm nhập cảnh
09:41:30 20/04/2021
Theo phóng viên TTXVN tại London, Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock ngày 19/4 cho biết nước này đã đưa Ấn Độ vào danh sách tạm thời bị cấm nhập cảnh vào Anh do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại quốc gia Nam Á.
Nam Sudan muốn loại bỏ 60.000 liều vaccine hết hạn của Oxford/AstraZeneca
09:39:32 20/04/2021
Ngày 19/4, một quan chức Bộ Y tế Nam Sudan cho biết nước này có kế hoạch loại bỏ 60.000 liều vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của hãng AstraZeneca/Đại học Oxford, tiếp nhận dưới dạng tài trợ nhưng đã hết hạn sử dụng.
WHO nhận định thế giới có thể kiểm soát đại dịch trong những tháng tới
09:35:32 20/04/2021
Ngày 19/4, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố thế giới có những công cụ để đưa đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 toàn cầu vào tầm kiểm soát trong những tháng tới.
Rái cá trong thủy cung Mỹ mắc COVID-19
09:29:12 20/04/2021
Những con rái cá trong một thủy cung ở thành phố Atlanta (Mỹ) đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
Khủng hoảng vaccine COVID-19: Mấu chốt không nằm ở ‘sự cố’ AstraZeneca hay J&J
08:22:23 20/04/2021
Một trong những thách thức nghiêm trọng nhất thế giới phải đối mặt thời kỳ hậu COVID-19 chính là tình trạng bất bình đẳng phân phối vaccine giữa các nước giàu với nước nghèo.
COVID-19 tới 6 giờ 20/4: Thế giới trên 142,6 triệu ca bệnh; WHO nhận định thời điểm kiểm soát đại dịch
08:10:27 20/04/2021
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 635.717 trường hợp mắc COVID-19 và 8.892 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã vượt ngưỡng 142,6 triệu ca bệnh, trong đó trên 3 triệu người không qua khỏi.
Ấn Độ cạn kiệt vaccine Covid-19, điều gì đang xảy ra với "cường quốc" vaccine?
08:03:45 20/04/2021
Tại Ấn Độ, nơi có nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, hàng triệu người đang chờ đợi vaccine Covid-19 trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm thứ hai đang càn quét quốc gia Nam Á.
Giá Bitcoin hôm nay 20/4: Bitcoin giảm sập sàn, chuyên gia bi quan
07:58:45 20/04/2021
Giá Bitcoin hiện giao dịch quanh ngưỡng 56.000 USD song trong 24 giờ qua, tiền ảo này có lúc đã rơi xuống 54.345 USD.
Tỷ giá USD hôm nay 20/4: Tiếp tục suy giảm
07:56:43 20/04/2021
Tỷ giá USD hôm nay 20/4 tiếp tục suy giảm do giới đầu tư đánh cược vào các loại tài sản rủi ro, trong đó có chứng khoán và các đồng tiền kỹ thuật số.
“Chỉ có hợp tác, đối thoại mới có thể kiến tạo hòa bình, ổn định và thịnh vượng”
07:00:52 20/04/2021
Đây cũng là thông điệp mà các nhà lãnh đạo toàn cầu, các đại diện Chính phủ, các tổ chức quốc tế đưa ra tại phiên thảo luận mở Cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc diễn ra tối 19/4 theo hình thức trực tuyến, với sự chủ trì của Chủ ...
Australia lùi thời hạn kết luận điều tra chống bán phá giá dây đai thép Việt
05:52:34 20/04/2021
Ủy Ban Chống bán phá giá Australia (ADC) vừa thông báo tiếp tục gia hạn thời gian ban hành kết luận điều tra cuối cùng vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm dây đai thép phủ màu có xuất xứ từ một số nước, trong đó có Việt ...
Hàn Quốc gia hạn thời gian cư trú và hợp đồng một năm với lao động EPS
05:43:36 20/04/2021
Người lao động theo chương trình EPS của Hàn Quốc, gồm cả hợp đồng 3 năm và 4 năm 10 tháng, kết thúc thời hạn làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 13-4 đến 31-12-2021 sẽ được gia hạn một năm, thay vì 50 ngày như trước đây.
COVID-19 tại ASEAN hết 19/4: Trên 64.400 ca tử vong; Campuchia lập kỷ lục số ca mắc mới
01:31:35 20/04/2021
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 19/4, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 18.761 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên t...
Thế giới có trên 142,1 triệu ca mắc COVID-19
01:29:37 20/04/2021
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 19/4 (theo giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 142.178.254 ca nhiễm SARS-CoV-2 và 3.035.609 ca tử vong do COVID-19. Số ca được điều trị khỏi là 120.690.201 ca.
Vaccine Sputnik V ngăn chặn bệnh hiệu quả 97,6%
01:27:47 20/04/2021
Nhà khoa học Nga Denis Logunov, người được xem là nhà phát triển hàng đầu vaccine Sputnik V, mới đây cho biết trong bản đánh giá thực dựa trên dữ liệu của 3,8 triệu người, loại vaccine này đạt hiệu quả 97,6% trong việc ngăn chặn COVID-1...
Đan Mạch cho phép người dân tự lựa chọn về vaccine của AstraZeneca
01:26:13 20/04/2021
Giới chức y tế Đan Mạch ngày 19/4 thông báo người dân có thể tự lựa chọn việc tiêm vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, do hãng dược phẩm AstraZeneca sản xuất.
Campuchia ghi nhận ngày có số ca mắc COVID-19 cao nhất từ trước tới nay
01:24:43 20/04/2021
Ngày 19/4, Campuchia ghi nhận thêm 624 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, mức tăng trong 1 ngày cao nhất kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại nước này.
Những lần Nữ hoàng Anh rơi nước mắt
01:10:42 20/04/2021
Nhiều người quan niệm rằng Nữ hoàng Elizabeth không bao giờ khóc trước công chúng, nhưng các nhà sử học cho biết điều đó không đúng.
Người phụ nữ khỏe nhất hành tinh ăn nhiều tinh bột
01:07:26 20/04/2021
Katrin Davidsdottir, 27 tuổi, một trong những người phụ nữ khỏe nhất hành tinh, cho rằng tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể.