Berlin lần đầu áp giới nghiêm đêm trong 70 năm
Berlin lần đầu trong 70 năm áp giờ giới nghiêm với các hoạt động về đêm nhằm kiềm chế tình trạng lây nhiễm nCoV đang gia tăng.
Từ ngày 10/10, các quán bar, nhà hàng và những địa điểm hoạt động không giấy phép ở thủ đô Berlin sẽ phải đóng cửa từ 23h đến 6h sáng hôm sau khi làn sóng Covid-19 thứ hai đe doạ hình mẫu chống dịch mà Đức được ca tụng.
Trong khi giới chức y tế chủ yếu đổ lỗi cho các bữa tiệc cá nhân và tụ họp gia đình làm bùng phát đợt dịch mới, các cuộc tụ tập công cộng trên 5 người từ hơn hai gia đình trở lên và những cuộc tụ họp riêng từ hơn 10 người cũng sẽ bị cấm theo quy định mới được công bố hôm 7/10.
Du khách và người dân tụ tập trên một cây cầu ở Berlin hôm 23/9. Ảnh: Reuters.
Từ đầu tháng 10, Berlin ghi nhận số ca nhiễm mới hàng ngày cao hơn đỉnh dịch của làn sóng thứ nhất hồi cuối tháng ba, khi việc xét nghiệm vẫn còn hạn chế. Hôm 6/10, thành phố này báo cáo tỷ lệ 44,2 ca nhiễm trên 100.000 dân trong 7 ngày qua.
Video đang HOT
Số ca nhiễm mới ở các quận nội thành, nơi tập trung những tụ điểm giải trí về đêm, cũng gia tăng, trong đó Trendy Neuklln đứng đầu với 288 trường hợp trong tuần qua.
Dù hộp đêm của Berlin vẫn đóng cửa vô thời hạn, các quán bar đã được tái mở cửa hồi tháng 6 kèm những quy định phòng dịch. Một số chủ quán cho rằng lệnh giới nghiêm, điều chưa từng có ở thủ đô từ năm 1949, là phản tác dụng vì mọi người sẽ tiếp tục tiệc tùng trong nhà của họ.
“Uống rượu ở nhà nguy hiểm hơn nhiều so với uống trong quán bar. Bởi vì ở đây, chúng tôi ít nhất cũng nhắc họ đeo khẩu trang”, chủ một quán bar nói.
Đức không phải là quốc gia duy nhất phải xem xét lại vị thế hình mẫu chống dịch. Chính sách hạn chế người dân tụ tập của chính phủ Bỉ từng được ca ngợi như một nguồn cảm hứng cho chính sách của Anh. Tuy nhiên, tỷ lệ lây nhiễm ở Bỉ dần gia tăng, nhất là tại các thành phố, từ khi người dân quay lại văn phòng và trường học sau những ngày nghỉ hồi tháng 8.
Tất cả các quán bar, quán cà phê và địa điểm tổ chức sự kiện ở Brussels đã được thông báo đóng cửa ít nhất một tháng kể từ 7h sáng 8/10.
Tỷ lệ trung bình ca nhiễm nCoV mới ở Brussels là 2,466 ca/ngày từ 27/9 đến 3/10, tăng 57% so với khoảng thời gian 7 ngày trước đó. Tân Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo cho hay người dân sẽ bị giới hạn tiếp xúc gần chỉ 3 người ngoài gia đình của họ.
Merkel kêu gọi Trung Quốc minh bạch về nCoV
Thủ tướng Đức nói sự minh bạch của Trung Quốc sẽ giúp thế giới hiểu rõ hơn về nCoV khi bệnh dịch vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
"Tôi tin rằng Trung Quốc càng minh bạch về khởi nguồn của nCoV thì mọi người trên thế giới càng dễ tìm hiểu về nó hơn", Thủ tướng Đức Angela Merkel nói trong cuộc họp báo tại thủ đô Berlin hôm nay.
Thủ tướng Merkel họp báo tại Berlin hôm 20/4. Ảnh: Reuters.
Trung Quốc đang chịu áp lực ngày càng gia tăng, đòi hỏi sự minh bạch trong nỗ lực ứng phó Covid-19. Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 16/4 cho biết Washington đang tìm cách xác định liệu nCoV có xuất phát từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán hay không trong bối cảnh nguồn gốc của loại virus này vẫn còn là bí ẩn.
Các nhà khoa học Trung Quốc nói nCoV có khả năng lây từ động vật sang người tại một chợ bán động vật hoang dã ở Vũ Hán. Tuy nhiên, sự tồn tại của một phòng thí nghiệm virus ở Vũ Hán đã thúc đẩy nghi vấn cho rằng nCoV phát tán từ cơ sở nghiên cứu các virus nguy hiểm, gồm virus corona từ loài dơi, thuộc Viện Virus học Vũ Hán.
Viện Virus học Vũ Hán hồi tháng 2 đã bác thông tin này. Bắc Kinh khẳng định Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói không có bằng chứng nCoV xuất phát từ phòng thí nghiệm Vũ Hán. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng hôm nay khẳng định việc nghi ngờ tính minh bạch của Trung Quốc là "không có căn cứ" và thiếu tôn trọng sự hy sinh của người dân nước này.
Quan chức Văn phòng Tổng thống Pháp hôm 17/4 cho rằng không có bằng chứng về sự liên quan giữa nCoV và công việc của phòng nghiên cứu virus ở Vũ Hán.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Australia Marise Payne cho biết nước này sẽ "theo đuổi" cuộc điều tra về nguồn gốc nCoV và phản ứng ban đầu của Trung Quốc khi Covid-19 bùng phát ở Vũ Hán cuối năm ngoái, thêm rằng sự lo ngại của bà về tính minh bạch của Trung Quốc đang "ở mức rất cao".
Covid-19 đã xuất hiện tại 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 2,4 triệu người nhiễm và hơn 165.000 người chết. Mỹ và châu Âu vẫn là những vùng dịch lớn nhất thế giới, trong đó Đức ghi nhận gần 146.000 ca nhiễm nCoV và hơn 4.600 người chết.
Vũ Anh
Quan chức Đức bị sa thải vì muốn 'bắn người nhập cư' Đảng AfD Đức quyết định sa thải quan chức Christian Lueth sau khi ông này đề cập đến việc "bắn hoặc xông hơi ngạt" người nhập cư. Christian Lueth ngày 28/9 bị tước tư cách nghị sĩ của đảng Lựa chọn Thay thế cho nước Đức (AfD) sau khi đoạn ghi âm quan chức này nói có thể "bắn" hoặc "xông hơi ngạt"...