Béo không chỉ có lỗi với bản thân mà còn “có tội” với cả nhân loại: Đây là minh chứng
Theo một nghiên cứu mới, những người béo phì tạo ra thêm 700 triệu tấn carbon dioxide mỗi năm so với những người có cân nặng bình thường.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, thừa cân béo phì nghĩa là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân gây ra nhiều nguy hại tới sức khỏe, mới đây, một nghiên cứu đã chứng minh rằng béo phì còn gây hại cho cả thế giới…
Cụ thể như sau:
Thừa cân “có lỗi” với bản thân như thế nào?
Béo phì làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, khiến máu ngừng chảy lên não. Nó cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần, bao gồm nguy cơ trầm cảo, lòng tự trọng kém…
Chất béo lưu trữ ở cổ có thể khiến cho đường thở gặp trở ngại, gây khó thở vào ban đêm. Hơi thở có thể bị ngưng lại trong một thời gian ngắn vào ban đêm đối với người bị béo phì.
Người béo phì có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày cao hơn so với người thường. Ngoài ra, béo phì còn phát triển sỏi mật, có thể cần phải phẫu thuật. Chất béo tích tụ xung quanh gan dẫn đến suy gan.
Béo phì gây ra rất nhiều bệnh nghiêm trọng đối với cơ thể.
- Hệ tim mạch và nội tiết
Người mắc bệnh béo phì thì tim cần phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Điều này dẫn tới huyết áp cao, đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới đột quỵ.
Video đang HOT
Ngoài ra, béo phì có thể làm cho các tế bào của cơ thể kháng isulin. Nếu kháng isulin, các tế bào sẽ không hấp thu được đường, dẫn tới lượng đường trong máu cao. Điều này dẫn tới làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, kéo theo hàng loạt các vấn đề sức khỏe khác như tim, thận, đột quỵ, mù lòa, xơ vữa động mạch…
Bệnh tiểu đường và huyết áp cao cũng là nguyên nhân phổ biến của bệnh thận mãn tính.
Béo phì có thể khiến phụ nữ khó mang thai hơn. Nó cũng có thể làm tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai.
- Hệ cơ xương và cơ bắp
Béo phì có thể làm giảm mật độ xương và khối lượng cơ bắp. Điều này được gọi là béo phì xương. Béo phì xương có thể dẫn đến nguy cơ gãy xương cao hơn, kháng insulin và sức khỏe giảm sút nghiêm trọng. Trọng lượng cơ thể quá nặng cũng có thể gây quá nhiều áp lực lên khớp, dẫn đến đau và cứng khớp.
Người béo ảnh hưởng như thế nào đến thế giới?
Theo nghiên cứu từ Hiệp hội béo phì, những người béo chiếm khoảng 1.6% tổng lượng khí thải nhà kính nhân tạo.
Những nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu khí thải nhà kính, dữ liệu nhân khẩu học và thống kê tỷ lệ béo phì để xác nhận được lượng khí thải nhà kính tăng hơn 20% là do người thừa cân gây ra.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy người béo phì sản xuất thêm 81kg khí thải carbon dioxic mỗi năm.
Faidon Magkos, tác giả của bài báo và chuyên gia dinh dưỡng tại Đại học Copenhagen ở Đan Mạch cho biết : “Việc kích thước cơ thể con người tăng lên có thể sẽ tạo ra thách thức không nhỏ trong việc nỗ lực làm giảm lượng khí thải carbon nhân tạo. Những phân tích cho thấy nếu kiểm soát được việc béo phì sẽ ảnh hưởng tốt đến môi trường”.
Để đánh giá tác động của béo phì đối với môi trường, các nhà nghiên cứu đã tính toán lượng khí thải phát sinh thêm từ những người này bao gồm carbon dioxide, metan, oxit nitơ. Ngoài ra, những người béo phì còn liên quan trực tiếp đến việc tăng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tác động mạnh đến môi trường. Đặc biệt, việc sử dụng nhiên liệu để vận chuyển những người béo cũng nhiều hơn so với người bình thường.
Chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) của người béo phì là 30, trong khi người bình thường luôn dưới 25. So với người có cân nặng bình thường, người béo phì tạo ra thêm 81kg khí thải carbon dioxide mỗi năm trong quá trình trao đổi chất từ 593kg đồ ăn thức uống và 476kg nhiên liệu vận tải.
Trên toàn cầu, người béo phì góp phần tăng thêm lượng khí thải nhà kính carbon dioxide (CO2eq) khoảng 49 megatons (1 megaton = 1 triệu tấn) mỗi năm từ hoạt động trao đổi chất. Nhu cầu năng lượng của con người và sau đó là nhu cầu lương thực trên toàn thế giới, dự kiến ngày càng tăng. Điều này không chỉ là do mỗi nguyên nhân từ việc tăng dân số mà còn do trọng lượng cơ thể ngày càng nặng, tạo ra một vòng luẩn quẩn trong việc sản xuất thực phẩm liên tục tăng cao.
Bên cạnh đó, người béo phì dự kiến sẽ làm tăng lượng khí thải nhà kính từ ô tô và hàng không lên tới 476kg CO2 mỗi năm, tăng 14% so với lượng khí thải của một người bình thường.
Theo Healthline, Dailymail/Helino
4 thời điểm cơ thể tuyệt đối không nên tập HIIT
Tập luyện HIIT đã trở nên rất phổ biến trong thời gian gần đây, là bài tập tuyệt vời cho những ai đang cố gắng giảm cân và xây dựng cơ bắp.
Hình thức tập luyện này giúp đốt cháy calo trong khoảng thời gian rất ngắn, nên được nhiều người đam mê thể dục ưa thích.
Bài tập này có thể giúp bạn giảm cân tốt và hỗ trợ xây dựng cơ bắp nếu được thực hiện đúng cách. Tuy nhiên, nó có thể gây ra tiêu cực nếu cơ thể bạn đang ở trong những tình trạng dưới đây.
1. Bạn có vấn đề tim
HIIT là một hình thức tập luyện ở cường độ cao. Khi thực hiện, cơ bắp sẽ cần nhiều oxy hơn, điều này sẽ gây áp lực lớn lên tim và hệ hô hấp của bạn. Do đó, nó có thể giúp trái tim bạn trở nên mạnh mẽ và khỏe khoắn hơn.
Tuy nhiên, nếu bạn đang có vấn đề về tim, tập HIIT có thể gây ra tác dụng ngược. Để an toàn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
2. Bạn bị nôn nao
Nếu cơ thể cảm thấy nôn nao vì uống chất kích thích từ hôm trước, bạn nên tránh thực hiện bất kỳ bài tập cường độ cao nào như HIIT.
Thay vào đó, bạn có thể thực hiện một số bài tập nhẹ như yoga hoặc đi bộ.
3. Bạn là người mới tập luyện
Nếu bạn là người mới bắt đầu tập thể dục, đừng thử tập HIIT ngay lập tức. Cơ bắp và mô của bạn không đủ mạnh để xử lý loại hình thức tập cường độ cao này.
Nếu bạn cố gắng thực hiện HIIT trong tuần đầu tiên, bạn có thể bị chấn thương hoặc căng cơ. Do đó, hãy xây dựng nền tảng trước khi bắt đầu HIIT.
4. Bạn đang bị chấn thương
Nếu bạn bị thương hay cơ bắp bị căng cứng, hãy cố gắng tránh xa hình thức tập luyện HIIT.
HIIT có thể gây nhiều căng thẳng cho cơ bắp, khớp, gân và dây chằng của bạn, do đó tập lúc cơ thể chấn thương có thể khiến bạn bị chấn thương nặng hơn. Hãy tập bài tập nhẹ nhàng hơn trong thời gian này.
Kết luận:
HIIT là bài tập rất tốt cho cơ thể, mang đến nhiều lợi ích quan trọng như hỗ trợ giảm cân, và rèn luyện sức mạnh tổng thể. Tuy nhiên, bạn cần tránh tập nó khi đang gặp phải những vấn đề sức khỏe trên.
Đặng Nguyệt
Theo nguoilaodong
Nhịn hắt hơi có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nào? Bạn có bao giờ thắc mắc vì sao mình bị hắt xì hơi? Chúng có vai trò gì và sẽ ra sao nếu con người cố nhịn chúng? Ảnh minh họa M.B Theo What If/vietnamnet