Bệnh zona thần kinh ở người cao tuổi
Bệnh zona trong dân gian thường gọi là bệnh giời leo. Bệnh zona do một loại virut gây ra ( viricella zoster), loại virút này ngoài gây bệnh zona chúng còn có khả năng gây nên bệnh thủy đậu. Bệnh zona có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tỷ lệ gặp nhiều hơn cả là người cao tuổi.
Biểu hiện của bệnh Zona
Zona tiếng Anh gọi là Shingle, tên y học là Herpes Zoster. Herpes là virút gây bệnh ngoài da và có thể gặp ở vùng miệng, âm hộ, viêm kết mạc mắt. Có 3 loại Herpes nhưng thường gặp là H. simplex và H. zoster. Bệnh Zona trước khi toàn phát thường không thấy những biểu hiện đặc hiệu nào báo trước. Tuy vậy, bệnh cũng xuất hiện một số triệu chứng tương đối giống với một số bệnh nhiễm trùng mà hay gặp là nhiễm trùng đường hô hấp trên như: sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức khắp người. Tiếp đó là triệu chứng đau, rát, nhức nhối như kim châm hoặc kiến cắn, ngứa rất khó chịu, đồng thời vùng da này tăng nhạy cảm cho nên mỗi khi sờ vào đó người bệnh thấy đau tăng lên. Đau có thể liên lục hoặc gián đoạn, đôi khi cơn đau làm cho người bệnh phát khóc. Sau một vài ngày tại vùng da này xuất hiện một mảng dát màu hồng đỏ, sau đó xuất hiện các mụn nước. Các mụn nước mọc lên từng chùm sát vào nhau tạo thành mảng hoặc từng chùm có liên kết với nhau. Có khi trên một mảng da chỉ có một chùm nhưng có khi tạo thành nhiều chùm mụn nước. Một số trường hợp các mụn nước mọc liên tiếp, hết đợt này đến đợt khác làm lan đầy một vùng da.
Ngoài các triệu chứng sốt, đau, rát, ngứa ở vùng da bị Zona, người bệnh có thể thấy nổi hạch và đau ở vùng lân cận sát với vị trí bị Zona, đặc biệt là bị Zona vùng đầu, mặt, cổ. Nếu bị Zona ở vùng bả vai hoặc cổ thì hạch vùng nách bên phía bả vai bị bệnh sẽ bị sưng và đau. Nếu Zona xuất hiện ở đùi hoặc cẳng chân thì có thể hạch ở vùng bẹn cùng bên chân bị bệnh sưng to, đau. Sự xuất hiện bệnh Zona trên một cơ thể người cao tuổi có thể gặp ở mắt (Zona mắt), đầu, mặt, ở cánh tay, cổ, lưng, ngực, chân. Bệnh thường chỉ xảy ra một bên của cơ thể do chúng gây tổn thương các rễ thần kinh, ví dụ chỉ bị một bên lưng, một bên ngực, một bên mắt… Khi bị Zona thì sau khoảng 1 – 2 tuần lễ là tự khỏi nếu không có bị bội nhiễm hoặc không có biến chứng. Nếu bị bội nhiễm thì người bệnh có thể bị sốt lại và sốt cao hơn, vùng da bị Zona sẽ bị mưng mủ và có thể làm lây lan ra nhiều vùng da khác (nhiễm trùng da sau khi bị Zona) và cũng rất dễ gây nhiễm trùng máu.
Nói chung mắc bệnh Zona thì không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy vậy trong các loại Zona thì khi bị ở mắt (Zona mắt) là nguy hiểm hơn cả. Biến chứng đáng lo ngại nhất của bệnh Zona đối với người cao tuổi là gây đau nhức vùng da bị Zona hàng tuần, hàng tháng, có khi kéo dài cả năm mặc dù vùng da đó đã khỏi hoàn toàn. Chính vì đau nhức rất khó chịu làm cho người bệnh mệt mỏi, ăn kém, rối loạn giấc ngủ kéo dài làm xuất hiện nhiều bệnh khác cho người cao tuổi. Tỷ lệ biến chứng đau nhức vùng da sau khi bị Zona ở người cao tuổi chiếm khoảng 1/3 số người cao tuổi bị bệnh. Chính sự đau nhức kéo dài ở vùng da bị Zona là do tổn thương các rễ thần kinh nên người ta gọi là Zona thần kinh. Ngoài ra, người ta còn thấy ở những người bệnh bị Zona ở mắt cũng có thể gây viêm, loét giác mạc và hậu quả để lại là sẹo giác mạc ảnh hưởng rất lớn đến tầm nhìn và có thể gây mù lòa. Sau khi khỏi bệnh Zona thì loại virút Zoster sẽ khu trú vào thần kinh nằm ở sừng sau của tủy sống. Chúng thường nằm im ở đó tương tự như dạng “ngủ đông”, khi gặp điều kiện thuận lợi thì chúng lại trỗi dậy và tiếp tục gây bệnh Zona ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Chính vì lẽ đó mà đa số người cao tuổi bị bệnh Zona có thể là do trong quá trình sống đã một lần bị loại virút Zoster tấn công (gây bệnh), chẳng hạn lúc còn nhỏ đã bị bệnh thủy đậu.
Video đang HOT
Nên làm gì khi người cao tuổi nghi bị bệnh Zona?
Zona tuy là bệnh không nguy hiểm nhưng biến chứng của chúng gây không ít phiền muộn cho người bệnh. Vì vậy, khi người cao tuổi nghi bị bệnh Zona cần đi khám bệnh ngay. Nơi khám tốt nhất là chuyên khoa da liễu. Cần khám càng sớm càng tốt để được điều trị sớm sẽ rất có lợi cho người bệnh vì làm giảm thời gian bị bệnh (thuốc sẽ làm hạn chế sự phát triển của virút, qua đó hạn chế sự tấn công của chúng vào thần kinh) và đặc biệt làm giảm các cơn đau cho người bệnh. Tùy theo vị trí và mức độ của bệnh mà bác sĩ khám bệnh sẽ có chỉ định điều trị thích hợp.
Vì căn nguyên gây bệnh là do virút cho nên chưa có thuốc đặc trị để tiêu diệt mà chỉ có các loại thuốc nhằm tác dụng làm giảm sự phát triển (sự nhân lên) của chúng. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ cho thêm các loại thuốc giảm đau, chống viêm nhằm làm giảm bớt sự đau đớn của người bệnh vừa làm cho bệnh chóng khỏi. Người bệnh không tự động hoặc nghe theo sự mách bảo của người khác mà tự mua thuốc để điều trị, tuyệt đối không dùng kháng sinh, vì bất kỳ loại kháng sinh nào cũng không có tác dụng diệt virút. Việc dùng kháng sinh chỉ khi có chỉ định của bác sĩ (tức là bệnh đã bị bội nhiễm).
Cần vệ sinh da vùng bị bệnh và dùng các loại thuốc sát khuẩn mà bác sĩ kê đơn nhằm mục đích không để vùng da bị bệnh bội nhiễm vi khuẩn. Người bệnh cũng không nên quá lo lắng và cần có quyết tâm để điều trị bệnh chóng khỏi.
Theo SKDS
Phòng ngừa thủy đậu, sởi, rubella và quai bị cho trẻ
Nếu người mẹ mang thai nhiễm rubella trong ba tháng đầu thai kỳ là rất nguy hiểm. Vì, vi-rút rubella từ máu của mẹ thông qua nhau thai làm chậm quá trình phát triển, và gây ra các biến chứng, dị tật nguy hiểm cho thai nhi như: sinh non, đục thủy tinh thể (mù), điếc mắc bệnh tim bẩm sinh dị dạng bộ não trẻ chậm phát triển tâm thần, các kỹ năng vận động. Một số trường hợp trẻ nhiễm rubella bị tử vong ngay từ lúc còn nằm trong bụng mẹ.
Biến chứng của bệnh sởi, theo bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), nếu diễn tiến nặng có thể đưa đến viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, hoặc có thể gây tử vong. Với bệnh quai bị, nếu không điều trị chăm sóc tốt thì có thể đưa đến biến chứng như sưng tinh hoàn, tác hại lên buồng trứng, có thể dẫn đến vô sinh, hay viêm màng não.
Còn với bệnh thủy đậu (trái rạ) người ta sợ nhất là bệnh để lại sẹo do các nốt rạ nhiễm trùng. Một số trường hợp nặng có thể gây biến chứng ở não (gây viêm não) để lại di chứng nặng nề về thần kinh và khiến trẻ kém phát triển về trí tuệ sau này nếu qua khỏi bệnh
Những điều cần biết trong phòng bệnh rubella
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Minh Phượng, Trưởng khoa Y tế công cộng (Viện Pasteur, TP.HCM), để phòng bệnh rubella, biện pháp cần thiết nhất đó là tiêm vắc-xin. Đối với trẻ em, lịch trình tiêm cho trẻ như sau: tiêm mũi đầu tiên khi trẻ được 12 - 15 tháng tuổi. Và tiêm nhắc lại mũi thứ hai cách mũi tiêm ban đầu từ 6 - 10 tháng hoặc tiêm vào lúc trẻ 4 - 6 tuổi. Còn với người lớn, nếu chưa từng mắc bệnh rubella cũng nên tiêm chủng, nhất là phụ nữ ở độ tuổi mang thai, sinh nở, vì bệnh rubella gây nguy hiểm nhất nếu xảy ra trên bà mẹ mang thai như đã nói ở trên. Do vậy, chị em phụ nữ, trước khi dự định mang thai, cần tiêm ngừa rubella, và cần tiêm trước thời điểm thụ thai ít nhất là 1 tháng (tốt nhất tiêm trước 3 - 4 tháng). Bác sĩ Phượng cho rằng tiêm ngừa trước thời kỳ mang thai là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa hội chứng rubella bẩm sinh cho con. Nhưng cần lưu ý, khi đang mang thai thì tuyệt đối không được tiêm vắc-xin ngừa rubella.
Ở trẻ em, theo các bác sĩ, nên cho trẻ được tiêm ngừa bằng 2 mũi vắc-xin "tam liên" sởi - quai bị - rubella để phòng tránh ba bệnh dễ lây nhiễm này.
Những lưu ý trong tiêm ngừa phòng bệnh thủy đậu
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), các cha mẹ cần biết rằng để phòng ngừa bệnh thủy đậu cho trẻ thì cần tiêm vắc-xin khi trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Với trẻ em và người lớn cần tiêm ngừa 2 liều vắc-xin thủy đậu để được bảo vệ một cách tốt nhất, giúp giảm tỷ lệ xảy ra tình trạng đã tiêm ngừa mà vẫn mắc bệnh thủy đậu. Quy trình tiêm tốt nhất như sau: tiêm mũi đầu, sau đó 6 tuần thì tiêm nhắc lại mũi thứ 2.
Ảnh minh họa.
Và điểm lưu ý nữa khi tiêm ngừa bệnh thủy đậu, theo bác sĩ Khanh là, nên tiêm trước thời điểm bệnh vô "mùa". Tiêm như thế vừa có lợi về việc không bị rơi vào tình trạng khan hiếm vắc-xin (nếu bệnh vào "mùa" nhiều người đổ xô đi tiêm, vừa đạt hiệu quả phòng bệnh cao hơn vì, nếu tiêm sau khi tiếp xúc với người bệnh đôi khi vẫn có thể mắc bệnh do đã bị nhiễm bệnh mà vắc-xin chưa kịp có tác dụng.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh hướng dẫn các ông bố bà mẹ có thể đưa trẻ đến các bệnh viện chuyên về sản, nhi, hay Trung tâm y tế dự phòng, Viện Pasteur để được tư vấn tiêm ngừa đầy đủ và hiệu quả nhất. Không riêng gì với trẻ em, theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nếu gia đình có điều kiện thì lứa tuổi thanh thiếu niên và người lớn cũng nên tiêm ngừa bệnh thủy đậu, vì bệnh cũng có thể xảy ra ở những lứa tuổi này.
Theo SKDS
Bài thuốc hay chữa bệnh thủy đậu Cần phát hiện sớm Đối với thủy đậu, sau một thời gian ủ bệnh khoảng trên dưới 2 tuần thì bệnh phát. Nhiều trẻ mắc bệnh vẫn ăn ngủ chạy nhảy bình thường, nên người lớn ít để ý cho đến khi thủy đậu mọc, hoặc tình cờ phát hiện được một vài nốt ở đầu khi gội đầu cho trẻ. Có khi...