Bệnh xương khớp ‘tấn công’ người trẻ
Các nghiên cứu trên nhân viên văn phòng cho thấy có tới 37,9% người mắc các vấn đề về xương khớp.
Trong đó, khu vực gặp bất thường nhiều nhất là cổ, vai và lưng.
Chuyên gia tư vấn bệnh nhân mắc bệnh lý cơ xương khớp. Ảnh: BV Việt Đức.
Bệnh viện Tuệ Tĩnh (Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam) cho hay thời gian qua đã tiếp nhận nhiều người trẻ tuổ.i đến khám, điều trị phục hồi chức năng, vật lý trị liệu vì đau mỏi vai gáy, đau cột sống, đau xương khớp, thoát vị đĩa đệm… Thậm chí, có những trường hợp mới chỉ 20-22 tuổ.i đã phải đến khám và kêu ca về tình trạng đau nhức xương khớp. Những cơn đau biểu hiện đặc trưng cho tình trạng thoái hóa khớp sớm.
Theo PGS.TS Lê Mạnh Cường – Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, tỷ lệ người mắc bệnh cơ xương khớp rất cao và đang có xu hướng ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Hệ vận động hay cơ xương khớp rất ít khi được chú ý cho đến khi xuất hiện các dấu hiệu của lão hóa, người bệnh mới nhận ra bị các vấn đề về xương khớp gây giảm hiệu suất công việc và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, trong lối sống ngày nay, mọi người thường làm việc ngồi ở một vị trí trong nhiều giờ đồng hồ liền dễ gây ê cổ vai gáy và các khớp vận động trên cơ thể và cột sống.
Bên cạnh đó, ở người trẻ, nhóm tuổ.i này thường chủ quan, không đi khám sớm cho đến khi bệnh nặng, ảnh hưởng đến khả năng vận động. Nhiều trường hợp từ chối phẫu thuật, chủ yếu do sợ di chứng, yếu liệt sau này.
TS.BS Lê Văn Tuấn – Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình (Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TPHCM) cho biết, ngày càng có nhiều người trẻ làm việc văn phòng mắc các bệnh về xương khớp. Mỗi tháng, Bệnh viện có gần 8 nghìn lượt khám bệnh cơ xương khớp, 60% trong số đó là nhân viên văn phòng dưới 55 tuổ.i như nhân viên hành chính, kinh doanh, pháp lý, kế toán, công nghệ thông tin, thiết kế, truyền thông, bảo hiểm… Một nghiên cứu được tiến hành từ năm 2017 đến 2020 trên hơn 500 người làm việc văn phòng 20-59 tuổ.i cho thấy 37,9% người mắc các vấn đề về xương khớp.
BS Tuấn lý giải, việc ngồi nhiều 6 – 8 tiếng mỗi ngày là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về xương khớp ở dân văn phòng. Thói quen này gây căng thẳng, giảm tưới má.u và dồn áp lực lên các khớp xương, nhất là cột sống thắt lưng. Từ đó, tăng nguy cơ đau lưng, căng cơ cạnh cột sống, thoái hóa đốt sống, gai xương.
Theo các chuyên gia, tác động của của bệnh lý xương khớp đến mỗi người có thể thay đổi với các triệu chứng nhẹ đến các rối loạn chức năng nghiêm trọng, thậm chí là di chứng tàn tật. Nó gián tiếp làm giảm chất lượng cuộc sống, giảm năng suất lao động, gây mất ngày công lao động và đẩy chi phí y tế tăng lên.
Những trường hợp nặng và lâu ngày có thể gây thoát vị đĩa đệm, hội chứng chùm đuôi ngựa, nguy cơ yếu liệt chân. Ngồi lâu và sai tư thế như cong lưng, ngồi vắt chân, co 2 chân lên ghế, ngồi lệch vai, tay đán.h máy không có điểm tựa sẽ càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh cơ xương khớp như hội chứng ống cổ tay, đau cổ vai gáy, thoát vị đĩa đệm.
Video đang HOT
“Ít đứng dậy đi lại trong lúc làm việc, tiêu thụ nhiều đồ ăn nhanh, thừa cân, lười vận động sau tan sở cũng khiến xương khớp của người trẻ, đặc biệt là dân văn phòng bị hư hỏng âm thầm, khởi phát quá trình viêm khớp, thoái hóa khớp” – BS Tuấn nhấn mạnh.
Để phòng bệnh, các chuyên gia khuyến cáo, mỗi người nên thường xuyên vận động, ngồi khoảng 15-20 phút cần đứng lên đi lại để thay đổi tư thế, giúp cơ xương khớp linh hoạt, tránh ngồi hay đứng quá lâu, hạn chế làm việc quá sức, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.
Bên cạnh đó, để giúp cho cơ bắp và xương chắc khỏe hơn, mỗi người cần luyện tập thể dục, thể thao với những bài tập phù hợp như: Bơi, đạp xe, đi bộ, tập thể dục, dưỡng sinh…
Khi thấy xuất hiện các triệu chứng ban đầu của bệnh như đau vùng vai gáy, đau ở thắt lưng, đau vùng gót chân, đau ở các khớp… cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để khám, tránh sử dụng các sản phẩm giảm đau xương khớp một cách tùy tiện. Bởi những sản phẩm này có thể chứa hoạt chất giảm đau, kháng viêm không steroid hay Corticoid, khi sử dụng dài ngày rất nguy hiểm cho gan, thận và dạ dày.
Lợi ích bất ngờ khi ngâm chân nước ấm
Ngâm chân đúng cách không những giúp ngủ ngon, thư giãn mà còn có tác dụng lớn trong việc điều trị các bệnh về xương khớp.
Ngâm chân bằng nước nóng kết hợp thảo dược là bài thuố.c trị nhiều bệnh liên quan đến xương khớp. Ảnh: Freepik.
Ngâm chân với nước ấm là phương pháp trị liệu đơn giản và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Phương, khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương, chỉ ra việc ngâm chân bằng nước nóng có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh sau đây.
Lợi ích của việc ngâm chân bằng nước ấm
An thần, giải độc, tăng sức đề kháng
Nước nóng thúc đẩy quá trình lưu thông má.u ở vùng chân và giải độc cho các vùng trên cơ thể. Do đó, trong khi ngâm chân, bạn sẽ cảm thấy thư giãn, cơ thể được cân bằng từ đó duy trì sức khỏe ổn định.
Trị bệnh ngoài da
Ngâm chân với muối hoặc các thảo dược phù hợp có thể cải thiện được tình trạng viêm da dị ứng, tổ đỉa, nấm, chàm... Những nguyên liệu này có tác dụng tẩy tế bào chế.t, loại bỏ vi khuẩn, các tác nhân gây viêm nhiễm, giảm đau, ngứa, từ đó giúp các bệnh ngoài da khỏi nhanh hơn.
Giảm mùi hôi chân
Ngâm chân giúp tăng cường khả năng miễn dịch, có tác dụng chống viêm nhiễm, kháng khuẩn, làm sạch da chế.t và điều hòa tuyến mồ hôi, qua đó làm giảm tình trạng hôi chân.
Giảm các triệu chứng đau xương khớp
Hơi ấm từ nước giúp thúc đẩy tuần hoàn má.u và làm giảm áp lực lên các khớp xương. Vì vậy, biện pháp này giúp giảm nhanh triệu chứng đau và khó chịu ở khớp xương. Đặc biệt, ngâm chân còn giúp cải thiện nhẹ chức năng khớp gối, tăng cường khả năng khôi phục ở khớp.
Giảm rối loạn thần kinh thực vật
Ngâm chân giúp giảm mồ hôi lòng bàn tay, bàn chân và một số bệnh rối loạn vận mạch...
Thời gian và nhiệt độ nước ngâm phù hợp
Nhiệt độ nước hoàn hảo để ngâm chân là từ 35-39 độ C và cần ngâm nước ngập trên mắt cá chân khoảng 10-15 cm. Đối với người bị bệnh xương khớp, trong quá trình ngâm thuố.c có thể tự xoa bóp vùng trị liệu để tăng hiệu quả.
Nên ngâm nước ấm (có thể kết hợp các loại thảo mộc trị bệnh) khoảng 15-20 phút/lần và thực hiện mỗi ngày một lần. Tuy nhiên, tần suất ngâm chân còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và thể trạng của từng người.
Nếu ngâm chân để trị bệnh, người bệnh nên ngâm 10-20 ngày cho một liệu trình điều trị và có thể kéo dài 2-3 liệu trình liên tục tùy theo diễn biến bệnh.
Người không nên ngâm chân nước ấm
Người dị ứng với các thành phần của thuố.c (trong trường hợp sử dụng nước thuố.c) và người có vết thương hở được khuyến cáo không nên ngâm chân với nước nóng.
Bên cạnh đó, một số trường hợp sau đây cũng cần thận trọng khi ngâm chân với nước ấm:
Người bệnh say rượu, tâm thần
Người bị giảm cảm giác nóng, lạnh (người bệnh tiểu đường)
Tr.ẻ e.m, người già sa sút trí tuệ...
Người có tiề.n sử động kinh không nên ngâm chân vì có thể bị bỏng hoặc dị ứng với những thành phần thảo dược có trong thuố.c ngâm.
Bệnh nhân không có chống chỉ định đều được khuyến khích ngâm chân thảo dược hàng ngày để hoạt huyết, an thần, giảm đau nhức xương khớp, giảm tê bì tay chân, góp phần thúc đẩy nhanh hơn quá trình khỏi bệnh...
Cách luyện tập cho bệnh nhân thoái hóa khớp Bị thoái hóa khớp, ngoài việc uống thuố.c, tự điều chỉnh lối sống, thói quen... thì chế độ luyện tập tốt, đúng cũng góp phần cải thiện bệnh. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp - Nguyên nhân nguyên phát Thoái hóa khớp xảy ra liên quan đến độ tuổ.i. Hàm lượng nước trong sụn khớp tăng dần theo tuổ.i tác, điều này là...