Bệnh xoắn buồng trứng có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của phụ nữ
Tuy không phải là loại bệnh quá phổ biến, nhưng bệnh xoắn buồng trứng ở nữ giới lại có thể gây ra nhiều hậu quả, đặc biệt là ảnh hưởng lớn tới khả năng sinh sản.
1. Bệnh xoắn buồng trứng là gì?
Bệnh xoắn buồng trứng hay buồng trứng xoắn (Ovarian torsion hoặc adnexal torsion) là bệnh xảy ra khi buồng trứng lật và xoắn, khiến nguồn cung cấp máu cho buồng trứng bị cắt đứt, gây ra tình trạng đau bụng dưới dữ dội.
Nói cách khác, bệnh xoắn buồng trứng khiến buồng trứng và dây chằng treo chúng bị “rối” lại, gây ảnh hưởng tới nguồn cung cấp máu.
Trên thực tế, có tới hơn 65% trườn hợp là xoắn phần phụ, bao gồm xoắn buồng trứng và vòi trứng. Bệnh xoắn buồng trứng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
2. Bệnh xoắn buồng trứng gây ra triệu chứng gì?
Thông thường, bệnh xoắn buồng trứng không gây ra các triệu chứng đặc hiệu, gây khó khăn trong việc phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Biểu hiện thường gặp nhất của bệnh là đau khu trú dữ dội ở bụng dưới. Trong một số trường hợp, đau có thể lan rộng đến sườn dưới hoặc vùng háng cùng bên.
Ngoài ra, người bị bệnh xoắn buồng trứng cũng thường gây ra sốt, buồn nôn và nôn mửa. Trong một số trường hợp, bệnh gây ra các cơn đau khởi phát đột ngột, xuất hiện và biến mất trong một thời gian ngắn, do xoắn và tháo xoắn liên tục.
Bệnh xoắn buồng trứng dễ gây nhầm lẫn với nhiều loại bệnh khác (Ảnh: Internet)
Các triệu chứng của bệnh xoắn buồng trứng thường không nổi bật, rất dễ gây nhầm lẫn với các loại bệnh khác như viêm ruột thừa, viêm túi thừa, viêm vùng chậu, đau quặn thận, nang hoàng thể, lạc nội mạc tử cung…
3. Bệnh xoắn buồng trứng nguy hiểm như thế nào?
Về sinh lý bệnh, xoắn buồng trứng có khả năng gây ra tổn thương tĩnh mạch và động mạch phát sinh phù lan tỏa, căng vỏ bao và tăng áp lực trong buồng trứng, huyết khối động mạch, thiếu máu và nhồi máu.
Nguy hiểm hơn, bệnh xoắn buồng trứng không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiễm trùng và viêm. Bệnh cũng có nguy cơ làm phát sinh nang lớn và làm nang trưởng thành lành tính bị quái dạng, xuất huyết nang, u nang tuyến, xuất hiện nhiều nang lớn ở buồng trứng, kích thích buồng trứng,…
Tiến hành siêu âm để phát hiện bệnh xoắn buồng trứng (Ảnh: Internet)
4. Những lầm tưởng về bệnh xoắn buồng trứng
- Nguy cơ xoắn buồng trứng ở mọi lứa tuổi là như nhau:
Video đang HOT
Theo các nhà khoa học, nguy cơ xoắn buồng trứng thường cao hơn ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và giảm dần theo thời gian. Thực tế, càng gần tới tuổi mãn kinh, buồng trứng của phụ nữ càng nhỏ lại, làm giảm nguy cơ bị xoắn hoặc lật buồng trứng cũng như bệnh u nang buồng trứng xoắn, ngoại trừ trường hợp có nhiều u nang.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc trẻ em gái và phụ nữ đã mãn kinh có thể chủ quan trước bệnh xoắn buồng trứng. Thực tế, nữ giới ở các độ tuổi này có tỉ lệ mắc bệnh không hề nhỏ, thậm chí có cả các trường hợp xoắn buồng trứng bẩm sinh.
- Số nang không ảnh hưởng tới nguy cơ mắc bệnh:
Thực tế, người có số nang càng nhiều thì nguy cơ xoắn buồng trứng càng cao. Nói cách khác, mỗi u nang có thể trọng lượng buồng trứng bị thay đổi, dẫn đến lật, xoắn. Đặc biệt, người mắc Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) có nguy cơ bị bệnh xoắn buồng trứng rất cao.
Các u nang có thể khiến buồng trứng bị mất cân bằng, dẫn đến xoắn, lật (Ảnh: Internet)
Mặc dù hầu hết các u nang là lành tính, nhưng vẫn có khả năng xuất hiện nang khuyết tật gây ung thư. Do đó, người có nang cần can thiệp y tế càng sớm càng tốt, nếu xảy ra xoắn buồng trứng thì cần thực hiện phẫu thuật nội soi.
- Nhiều hành động vô tình làm tăng nguy cơ xoắn buồng trứng
Theo các chuyên gia, chị em chỉ nên duy trì tập luyện thể dục thể thao vừa sức, tránh vận động quá sức để hạn chế nguy cơ xoắn buồng trứng. Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thuốc điều trị vô sinh cũng có thể tăng kích thước buồng trứng, trứng mọng hơn, tăng nguy cơ xoắn, lật. Khi sử dụng các loại thuốc này, phụ nữ cần thường xuyên theo dõi để hạn chế các nguy cơ nguy hiểm.
Tóm lại, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, có nguy cơ mắc bệnh xoắn buồng trứng, phụ nữ cần tới các cơ sở y tế để kiểm tra. Nếu mắc bệnh, việc chữa bệnh được thực hiện càng sớm thì càng có hiệu quả cao, hạn chế rủi ro liên quan đến khả năng sinh sản của nữ giới.
Theo Suckhoedoisong
Những điều cần biết về u nang buồng trứng
U nang buồng trứng là một khối chứa dịch lỏng nằm trong buồng trứng. Vậy u nang buồng trứng có nguy hiểm không? Dấu hiệu và cách điều trị bệnh như thế nào?
U nang buồng trứng là một khối chứa dịch lỏng nằm trong buồng trứng. Vậy u nang buồng trứng có nguy hiểm không?
U nang buồng trứng là bệnh lành tính, khối u phát triển trong buồng trứng và có thể gây những biến chứng nặng nề nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
U nang buồng trứng thường xuất hiện trong độ tuổi sinh đẻ, tuy nhiên cũng có thể xảy ra ở giai đoạn sau mãn kinh và đó là một trong những dấu hiệu của tiền ung thư, vì vậy bạn nên đi khám phụ khoa định kì 3 - 6 tháng/ lần để bảo vệ tốt cho sức khỏe của mình.
1. U nang buồng trứng là gì?
U nang buồng trứng được hình thành và phát triển bên trong buồng trứng của chị em phụ nữ, bao gồm những bao nang có chứa chất dịch. Kích thước của bao nang thay đổi từ vài milimet đến vài centimet.
Những u nang nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của chị em thậm chí là nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nữ giới hay những bệnh nguy hiểm cho tính mạng khác.
U nang buồng trứng là gì? (ảnh Internet).
2. Những ai thường có nguy cơ mắc u nang buồng trứng?
Bệnh u nang buồng trứng có thể xảy ra với mọi phụ nữ ở bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy nhiên giai đoạn mãn kinh, nguy cơ mắc bệnh sẽ thấp hơn các lứa tuổi khác. Lưu ý, sau giai đoạn mãn kinh mà xuất hiện u nang buồng trứng thì đó có thể là biểu hiện của tiền ung thư, các bạn cần phải thăm khám ngay.
3. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh u nang buồng trứng
U nang buồng trứng thường không xuất hiện những triệu chứng rõ ràng nên dễ gây nhầm lẫn với nhiều bệnh lý phụ khoa khác. Điều quan trọng là khi phát hiện thấy dấu hiệu của bệnh cũng là lúc bệnh đã qua giai đoạn đầu, tăng khó khăn khi điều trị bệnh.
Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp nhất của u nang buồng trứng là:
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều.
- Đau vùng bụng và hố chậu, sau đó lan ra sau lưng và bàn chân.
- Đau khi quan hệ tình dục.
- Nôn và buồn nôn.
- Quá nhạy cảm ở các mô vú.
- Trướng bụng.
- Đau nhiều hơn ở vùng chậu, trước và trong khi hành kinh.
4. Cách phát hiện u nang buồng trứng
Bạn nên duy trì việc đi khám phụ khoa định kỳ để phát hiện bệnh sớm nhất, điều trị bệnh khi mới chớm sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh u nang buồng trứng, hãy đi khám phụ khoa. Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ siêu âm và làm một vài xét nghiệm để có kết quả chính xác nhất cho bạn. Nếu kết quả khám bệnh là dương tính, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm thêm xét nghiệm máu để xác nhận bạn có cần phải phẫu thuật hay không.
5. Phương pháp điều trị
Khoảng 90% ca u nang buồng trứng ở những phụ nữ trẻ không phải ung thư và cần ít hoặc không cần tới phương pháp điều trị đặc biệt. U nang chức năng thường không cần điều trị, chúng thường tự biến mất sau khoảng 8 đến 12 tuần.
U nang chức năng thường không cần điều trị, chúng thường tự biến mất sau khoảng 8 đến 12 tuần (ảnh Internet).
Đối với trường hợp bệnh cần phải điều trị chuyên khoa thì tùy từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra những giải pháp điều trị khác nhau. Trong trừng hợp bạn bị u nang tái phát nhiều lần, các bác sĩ có thể kê thuốc tránh thai cho bạn nhưng thuốc này không có tác dụng làm giảm kích cỡ của các khối u. Và nếu bạn có nhu cầu sinh em bé trong tương lai gần, thì không được sử dụng thuốc và thông báo với bác sĩ để tìm giải pháp khác.
6. U nang buồng trứng có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản hay không?
U nang buồng trứng có hay không làm ảnh hưởng đến chuyện sinh con?
Thông thường thì u nang buồng trứng không làm ảnh hưởng đến chuyện sinh con sau này. Tuy nhiên bệnh này có thể ngăn chặn sự rụng trứng một cách chính xác.
Trong trường hợp khối u lớn đến vài centimet có thể làm giảm chức năng của buồng trứng và điều này sẽ gây tổn hại, ảnh hưởng đến quá trình mang thai.
U nang buồng trứng xuất hiện sau thời kỳ mãn kinh có phải là ung thư không?
Phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh thường không có nguy cơ mắc u nang buồng trứng, nhưng nếu bệnh có xảy ra thì cần phải điều trị kịp thời.
Theo các chuyên gia, các u nang và khối u phát triển sau thời kỳ mãn kinh là rất nguy hiểm, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền ung thư.
Buồng trứng đa nang là gì?
Buồng trứng đa nang là sự xuất hiện dạng chùm từ 7 - 10 nang ở buồng trứng, thường gây ra những rối loạn cho người bệnh. Điều này gây khó khăn cho quá trình rụng trứng đồng thời là nguyên nhân chính của mất cân bằng nội tiết.
Buồng trứng đa nang là sự xuất hiện dạng chùm từ 7 - 10 nang ở buồng trứng (ảnh Internet).
Trong số ít các trường hợp, buồng trứng đa nang có thể gây ra thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, hiếm muộn, vô sinh...
Tóm lại, các bác sĩ khuyên chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ 3 - 6 tháng/ lần để tầm soát bệnh u nang buồng trứng đồng thời kiểm tra khả năng mắc các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm khác.
Theo Vietnamnet
Dính buồng tử cung và những điều cần biết Dính buồng tử cung có thể dẫn tới nhiều hệ lụy khôn lường như sảy thai liên tục, thậm chí là vô sinh. Dưới đây là những điều chị em cần biết về dính buồng tử cung để bảo vệ sức khỏe Dính buồng tử cung là hiện tượng xảy ra khi lớp đáy nội mạc tử cung bị tổn thương sâu khiến...