Bệnh xơ gan ở người cao tuổi và những điều cần biết
Xơ gan là bệnh có thể gặp ở bất cứ ai, nhưng nhiều nhất là ở người cao tuổi. Do sự lão hóa của cơ thể nên bệnh xơ gan ở người cao tuổi thường nghiêm trọng và tiến triển nhanh hơn so với thanh thiếu niên, người trẻ tuổi.
Bệnh xơ gan ở người cao tuổi thường phức tạp và phát triển nhanh chóng hơn so với thanh thiếu niên, người trưởng thành. Điều này là do cơ thể của họ đã lão hóa, các chức năng gan, khả năng đề kháng và sức khỏe cũng giảm sút, không thể hoạt động mạnh với cường độ cao.
1. Bệnh xơ gan là gì?
Xơ gan là tình trạng mô gan được thay thế bằng các mô xơ, sẹo hay nốt tân sinh. Các mô này khiến gan co lại, bị chèn ép từ đó làm gián đoạn sự lưu thông của máu trong thế bào gan.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh như do viêm gan virus, rượu bia, ứ mật kéo dài, dùng thuốc hay rối loạn chuyển hóa… Bệnh xơ gan ở người già rất dễ xảy ra biến chứng hơn do sức đề kháng và sức khỏe của họ yếu hơn những người bình thường. Do đó, ngay sau khi phát bệnh cần có những phương pháp điều trị sớm.
2. Triệu chứng của bệnh xơ gan ở người cao tuổi
Người cao tuổi mắc bệnh xơ gan rất có thể do biến chứng của gan nhiễm mỡ hay viêm gan B. Dưới đây là những triệu chứng xơ gan ở người cao tuổi mà bạn cần chú ý:
- Vàng da: Tỷ lệ phát sinh vàng da ở người già bị xơ gan rất cao. Biểu hiện vàng da cho thấy các hoại tử đã tiến triển đến tế bào gan đồng thời thể hiện năng lực chuyển hóa chức năng gan của người cao tuổi cũng kém đi. Đặc biệt, các đường ống dẫn mật cũng có khả năng cao bị tắc nghẽn ác tính.
Vàng da ở người cao tuổi – Ảnh Internet
- Vàng mắt: Vàng mắt cũng là biểu hiện của bệnh xơ gan ở người già. Do vậy, khi thấy có những dấu hiệu này cần lưu tâm và đi kiểm tra sức khỏe tại bệnh viện.
- Chán ăn, mệt mỏi: Chán ăn, mệt mỏi, sút cân không rõ lý do. Nhất là những người lớn tuổi thường xuyên mất ngủ.
- Sao mạch: Sao mạch là dấu hiệu xuất hiện của những đốm màu đỏ hình ngôi sao ở vùng cổ, ngực, lưng của người lớn tuổi. Nếu thấy người nhà có dấu hiệu này, bạn nên xem xét và cho đi kiểm tra vì rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh xơ gan.
- Xuất hiện tuần hoàn bàng hệ: Tuần hoàn bàng hệ là hiện tượng hệ thống tĩnh mạch nổi lên dưới da bụng, ngực, mạn sườn của người bệnh. Dấu hiệu này có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, ngay cả khi đang ngồi, hoạt động bình thường.
- Tràn dịch màng bụng và phù nề: Xơ gan ở người cao tuổi thường kèm theo biểu hiện tràn dịch màng bụng và phù nề. Điều này làm khả năng tổng hợp albumin giảm và trạng thái dinh dưỡng kém. Ngoài ra, xơ gan còn thường gặp ở các biến chứng về nhiễm trùng, chứng sỏi gan, bệnh não gan, xuất huyết đường tiêu hóa, bệnh lao…
3. Biến chứng của bệnh xơ gan ở người cao tuổi
Biến chứng xơ gan ở người cao tuổi thường gặp nhất là:
- Nhiễm trùng.
- Não gan.
- Chứng sỏi gan.
- Bệnh lao.
Video đang HOT
Bệnh lao ở người cao tuổi – Ảnh Internet
- Xuất huyết đường tiêu hóa trên.
Ngoài ra, mắc bệnh này, người già còn dễ tăng áp lực tĩnh mạch cửa dẫn đến chảy máu ồ ạt do vỡ tĩnh mạch thực quản. Đặc biệt là có thể dẫn đến ung thư tế bào gan và tử vong cao.
4. Cách phòng ngừa biến chứng bệnh xơ gan ở người cao tuổi
Đối với người cao tuổi, biến chứng xơ gan thường xảy ra nhiều và có mối nguy hiểm cao, nhất là nhiễm trùng hay bị xuất huyết đường tiêu hóa. Do vậy mà người nhà cần tích cực phòng ngừa và khống chế bệnh hiệu quả bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh. Đặc biệt, để tránh biến chứng có thể xảy ra, người già mắc xơ gan cần theo dõi tại bệnh viện để có hướng điều trị tích cực nhất.
5. Điều trị bệnh xơ gan ở người cao tuổi
Người cao tuổi mắc bệnh xơ gan có sức đề kháng, sức khỏe kém và một số chức năng sinh lý bị suy giảm. Do đó cần căn cứ vào tình trạng sức khỏe và cơ địa của mỗi bệnh nhân để có thể điều chỉnh cách điều trị phù hợp.
- Tăng cường sử dụng các liệu pháp: Ở những bệnh nhân cao tuổi, một số chức năng sinh lý sẽ bị suy giảm, sức khỏe lại không còn đảm bảo như trước nên cần có sự tăng cường của các biện pháp duy trì. Ví dụ, có thể sử dụng huyết tương hay chế phẩm protein và acid tổng hợp để truyền cho người bệnh theo thời gian định kỳ. Việc sử dụng các biện pháp duy trì này sẽ giúp người già tăng cường thể chất đồng thời phòng ngừa tình trạng xuất huyết có thể xảy ra.
- Điều trị phòng ngừa các biến chứng thường gặp của bệnh: Các biến chứng xơ gan ở người lớn tuổi thường xảy ra nhiều hơn người bình thường. Vì vậy cần có những phương pháp điều trị phòng ngừa và ngăn chặn nhiễm trùng. Tốt nhất nên lựa chọn các loại thuốc kháng sinh với liều lượng vừa phải để sử dụng. Tuy nhiên, cần tránh các loại thuốc điều trị bệnh xơ gan có hại cho gan và thận.
- Sử dụng thuốc điều trị xơ gan liều lượng thấp: Do một số chức năng ở người già đã bị giảm sút nên việc chuyển hóa thuốc ở gan cũng kém hơn, người già không nên áp dụng phương pháp này thường xuyên.
Sử dụng thuốc điều trị xơ gan – Ảnh Internet
- Ăn uống, sinh hoạt điều độ: Người cao tuổi bị xơ gan cần có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Nên tránh xa các chất kích thích gây ra bệnh xơ gan như thuốc lá, bia rượu, cà phê…
6. Các xét nghiệm cần làm để kiểm tra tình trạng xơ gan ở người cao tuổi?
Để có thể kiểm tra, xác định rõ tình trạng xơ gan ở người già. Hãy thực hiện các xét nghiệm bệnh xơ gan ở người cao tuổi sau:
- Xét nghiệm máu để chẩn đoán và đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh xơ gan.
- Xét nghiệm viêm gan B, C để tìm ra nguyên nhân gây xơ gan.
- Siêu âm bụng để tầm soát và phát hiện có mắc ung thư gan hay không. Nếu bụng có nước, phải chọc hút dịch trong ổ bụng để làm xét nghiệm.
- Nội soi dạ dày để phát hiện tĩnh mạch thực quản có bị phình hay giãn ra hay không?
- Sinh thiết gan giúp đánh giá mức độ hư hại và xơ hóa gan ở người bệnh.
Xơ gan ở người cao tuổi là bệnh lý rất thường gặp. Do đó việc bổ sung các kiến thức bổ ích hơn về bệnh xơ gan để phòng tránh và điều trị cho người thân trong gia đình là điều cần thiết và nên làm.
Lê Thọ Hưng
Quy trình ghép gan: Đánh giá và lựa chọn người ghép gan
Quy trình ghép gan trong phẫu thuật thay thế gan bệnh bằng gan lành khoẻ mạnh từ người hiến tặng khá phức tạp. Trong hầu hết chỉ định, ghép gan là phương thức duy nhất điều trị cũng như kéo dài thời gian sống hiệu quả nhất cho bệnh nhân mắc các bệnh gan.
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện quy trình ghép gan ở người lớn đối với những trường hợp sau đây:
- Xơ gan giai đoạn cuối (mất bù) đã có biến chứng (nguyên nhân do xơ gan rượu, hoặc viêm gan B mạn).
- Suy gan cấp (Ngộ độc thuốc Paracetamol, Đợt cấp viêm gan virus mạn...).
- Ung thư gan (HCC). Chỉ định với tiêu chuẩn Milan ( 1 u đơn độc 5 cm hoặc có đến 3 u 3 cm). Chỉ định với tiêu chuẩn UCSF (1 u đơn độc 5 cm hoặc 3 u, u lớn nhất 4.5 cm tống kích thước u 8 cm). Tiêu chuẩn sinh học (thường áp dụng ở Nhật Bản, Hàn quốc): AFP và PIVKA II
Các trường hợp chống chỉ định thực hiện quy trình ghép gan thường gặp bao gồm:
- Suy gan cấp nặng - hôn mê gan có phù não không hồi phục.
- Ung thư gan quá lớn, vượt quá tiêu chuẩn nêu trên; hoặc đã có di căn xa như xương, phổi....
Vậy quy trình ghép gan được thực hiện như thế nào?
1. Đánh giá trước khi ghép gan
Nếu bệnh nhân có thể trạng yếu, bác sĩ có thể yêu cầu họ nhập viện để theo dõi. Người bệnh sẽ được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết trước khi thực hiện quy trình ghép gan, xem xét các yếu tố bao gồm:
- Tình trạng sức khoẻ và các loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng.
- Thói quen sinh hoạt như uống rượu, dùng chất kích thích hoặc hút thuốc.
- Tiền sử bệnh của các thành viên trong gia đình.
Không phải bất kỳ bệnh nhân nào cũng có thể tiến hành quy trình ghép gan. Tại cơ sở ghép gan, bệnh nhân sẽ được đánh giá một số điều kiện ghép gan nhất định. Nếu đáp ứng đủ những điều kiện sau đây, bệnh nhân mới có thể tiến hành quy trình ghép gan:
- Bệnh nhân đang mắc các bệnh gan nặng mà chữa bằng những phương pháp khác không hiệu quả.
- Không mắc các bệnh tim hoặc phổi nghiêm trọng. Nếu mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cần phải được theo dõi và chú ý nghiêm ngặt.
- Sàng lọc không có ung thư nào khác ngoài ung thư gan.
- Không uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích.
- Sẵn sàng với việc uống thuốc suốt đời sau khi phẫu thuật.
Nếu người bệnh đáp ứng được đủ các điều kiện trên thì sẽ được chỉ định thực hiện quy trình ghép gan. Phần lớn người ghép gan đang nhận gan hiến từ người thân trong gia đình. Ví dụ, bố mẹ có thể cho một phần gan của mình để ghép cho con, hoặc con cái trưởng thành hiến gan cho bố mẹ, anh chị em...
Đối với người hiến sống cũng cần được đánh giá phù hợp các tiêu chí sau đây:
- Phù hợp về nhóm máu (ABO, Rh) với bệnh nhân.
- Không mắc viêm gan B, HIV, các bệnh lý ung thư.
- Chụp CT Scan để ước tính thể tích gan và các phần gan phải, trái. Phần gan để lại sau hiến cần đạt>= 40% gan nguyên thủy.
- Không có bất thường quan trọng về cấu trúc giải phẫu động mạch gan, tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch gan..
- Chụp cộng hưởng từ: ước lượng độ nhiễm mỡ gan
2. Quy trình ghép gan đối với người cho
2.1. Lựa chọn người cho
Lấy gan từ người đã mất
Người cho gan thường là những nạn nhân trẻ, dưới 50 tuổi bị chấn thương và có tình trạng mất não không hồi phục, ổn định về huyết động, chức năng gan bình thường. Chống chỉ định của người cho là người dương tính với HIV, có bệnh lý ung thư hoặc nhiễm khuẩn huyết, gan tổn thương nặng hoặc không hồi phục.
Giữa người cho và người nhận cần hòa hợp về nhóm máu hệ ABO. Nếu khác thì phải có sự tương hợp nhất định ví dụ O - A. Phù hợp về kích thước, tuy nhiên về độ chéo độc tế bào (cytotoxic crossmatching) và kháng nguyên bạch cầu người (human leukocyte antigen: HLA) không cần phù hợp.
Người cho là người sống thân thuộc
Gan lấy ghép là thùy bên trái (hạ PT II III). Có thể cắt thùy bên trái ở bên phải dây chằng liềm (phương pháp Boillot). Và đáp ứng đủ những điều kiện cần thiết để có thể thực hiện quy trình ghép gan.
2.2. Kỹ thuật lấy gan từ người cho
Dưới đây là các bước thực hiện quy trình ghép gan đối với người cho gan:
- Mở bụng ngực đường giữa.
- Bóc tách mạc nối nhỏ, cố gắng giữ được ống mật chủ (OMC), động mạch gan và tĩnh mạch cửa càng dài càng tốt, bóc tách động mạch chủ.
- Bóc tách gan tỉ mỉ và làm lạnh bằng dung dịch Ringer Lactat qua tĩnh mạch lách.
- Rửa gan bằng dung dịch Wisconsin (UW) 1000ml bơm qua đường động mạch chủ và tĩnh mạch cửa (trước đó cặp động mạch chủ sát dưới cơ hoành và mở thông tĩnh mạch chủ dưới để dịch rửa chảy ra).
- Lấy gan ra và rửa thêm bằng 1000ml dung dịch UW qua động mạch gan và tĩnh mạch cửa, rồi bảo quản trong túi lạnh (40C). Với dung dịch UW cho phép bảo quản gan tới 18-24h.
Anh Dũng
Đến tận nhà khám bệnh cho người cao tuổi Để phòng, chống dịch COVID-19, nhiều bệnh viện tổ chức khám bệnh tại nhà cho người từ 60 tuổi trở lên. Sáng 6-4, bác sĩ (BS) Hoàng Xuân Thành, Khoa nội tim mạch Bệnh viện (BV) quận Thủ Đức, TP.HCM, đi xe tới nhà bà NTB để khám chứng cao huyết áp. Bà B. nay đã 81 tuổi, ở phường Linh Xuân, quận...