Bệnh viện Việt Đức lo thiếu máu cấp cứu dịp Tết
Mỗi ngày Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) mổ 150 ca mổ phiên, trên 30 ca mổ cấp cứu, hầu hết cần truyền máu.
Ngày 26/1, rất đông người dân, sinh viên và nhân viên y tế tham gia hiến máu tình nguyện tại Bệnh viện Việt Đức trong ngày hội “Tết hồng yêu thương – Trao niềm hy vọng”. Chương trình hiến máu nhân đạo nhằm có thêm nguồn máu cấp cứu, phẫu thuật, điều trị bệnh nhân trong dịp Tết, nhất là nạn nhân tai nạn giao thông.
Giáo sư Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho hay đây là bệnh viện tuyến cuối trong điều trị và phẫu ngoại khoa. Hằng năm, bệnh viện thực hiện khoảng 60.000-70.000 ca phẫu thuật. Năm 2018 tổng số ca phẫu thuật tại viện là trên 67.000 ca.
Nhu cầu cung cấp đủ máu cho điều trị bệnh nhân rất lớn, chủ yếu từ nguồn hiến máu lưu động. Dịp cuối năm, nhất là Tết Nguyên đán, nhu cầu sử dụng máu càng tăng cao bởi nhiều ca tai nạn giao thông, tai nạn lao động rất nặng.
Tình nguyện viên tham gia hiến máu tại Bệnh viện Việt Đức ngày 26/1. Ảnh: L.N
Theo ông Giang, máu là sản phẩm đặc biệt không thể sản xuất nhân tạo và chỉ có thể trông chờ từ người hiến tặng. Do lượng máu hiến tặng chưa đủ so với nhu cầu máu điều trị cho người bệnh nên các cơ sở y khoa luôn thiếu máu. “Người hiến chỉ có thể hiến tối đa một đơn vị máu thể tích 450 ml nhưng có những bệnh nhân cấp cứu phải truyền tới 15- 20 đơn vị máu, tương đương với số lượng máu của vài chục người hiến”, ông Giang nói.
Video đang HOT
“Do đó chúng tôi rất mong người dân và người nhà bệnh nhân tham gia hiến máu để giúp nguồn máu dự trữ phong phú, góp phần cứu được nhiều hơn nữa những ca bệnh nặng, cần lượng máu lớn”, ông Giang nói.
Trung tâm Truyền máu, Bệnh viện Việt Đức là một trong số ít đơn vị trong cả nước có thể thực hiện đồng thời lấy, chiết tách các thành phần máu, lưu trữ bảo quản và cung cấp máu, các chế phẩm máu phục vụ kịp thời điều trị bệnh nhân.
Năm 2018 cả nước có trên 1,4 triệu lượt người hiến máu, đáp ứng hơn 75% nhu cầu máu cho điều trị.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một quốc gia muốn đạt chuẩn an toàn về dự trữ máu cần có ít nhất 2% dân số tham gia hiến máu. Việt Nam cần gấp đôi số người hiến máu mới đủ mức dự trữ.
Độ tuổi hiến máu theo quy định từ 18-60. Tuy nhiên ở Việt Nam, phần lớn người tham gia hiến máu là thanh niên, sinh viên tuổi 18-25.
Lê Nga
Theo VNE
Việt Nam thiếu chuẩn vào nhóm nước an toàn trong dự trữ máu
1,17% dân số Việt Nam tình nguyện hiến máu, chưa đủ chuẩn để được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận là nước an toàn trong dự trữ máu.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tối thiểu 2% dân số đi hiến máu thì mới được công nhận là quốc gia an toàn trong dự trữ máu.
Độ tuổi hiến máu theo quy định từ 18-60. Ở Việt Nam, phần lớn người tham gia hiến máu là thanh niên, sinh viên tuổi 18-25.
"Gánh nặng nhu cầu an toàn máu của đất nước 90 triệu dân đè trên vai nửa triệu sinh viên", Trung tướng Mai Hồng Bàng, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 chia sẻ khi gặp mặt các đơn vị phối hợp thực hiện phong trào "Hiến máu cứu chữa đồng đội năm 2018", chiều 17/1.
Theo WHO, thế giới hiện có khoảng 112,5 triệu người hiến máu. Mỗi năm có hàng triệu người được cứu sống nhờ truyền máu và các chế phẩm máu. Tuy nhiên, WHO nhận định thế giới đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc bảo đảm nguồn máu ổn định. Hiện thiếu hụt các đơn vị máu an toàn, tỷ lệ hiến máu thấp, các chiến dịch vận động và cơ chế khuyến khích người hiến máu tình nguyện còn yếu kém.
Khoảng 71 nước thu gom trên 50% nguồn máu từ người hiến máu thay thế và người bán máu. 67 nước ghi nhận chỉ có 10 người hiến máu trên 1.000 dân, chủ yếu là các nước có thu nhập thấp hoặc trung bình. Thế giới cũng đối mặt với mối lo dân số già đi khiến số lượng người hiến máu giảm.
Các học viên tham gia hiến máu tại ngày hội Chủ nhật đỏ ngày 6/1, Ảnh: Bùi Thuấn.
Tại Việt Nam, năm 2008 Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện thành lập, cả nước có 676 câu lạc bộ hiến máu với 21.364 thành viên. Đến nay có hơn 3.363 câu lạc bộ hiến máu với 135.000 thành viên. Nhiều "ngân hàng máu sống" được thành lập ở các vùng sâu xa và huyện đảo như Trường Sa, Phú Quốc, Lý Sơn, Phú Quý, Cồn Cỏ, Cát Bà...
Thách thức của Việt Nam là cần vận động để tăng tỷ lệ người hiến máu và ở nhiều độ tuổi.
Năm 2018 cả nước có trên 1,4 triệu lượt người hiến máu, đáp ứng hơn 75% nhu cầu máu cho điều trị. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vận động hơn 6.600 lượt người hiến máu tình nguyện, tiếp nhận trên 4,5 triệu ml máu.
"Những đơn vị máu có chất lượng đã giúp bệnh viện ổn định nguồn máu, phục vụ công tác cấp cứu, điều trị và phát triển kỹ thuật", Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 nói.
Lê Nga
Theo VNE
Một thời đi hiến máu bị hiểu nhầm là bán máu Lần đầu tiên nghe con hiến máu, 25 năm trước, bố mẹ ông Thuận ở quê hoảng hốt khuyên con thiếu tiền cũng đừng đi bán máu. Ông Nguyễn Đức Thuận khi ấy là sinh viên trường Đại học Y Hà Nội. "Ngày ấy đi hiến máu, mọi người đều tưởng bán máu lấy tiền", ông nhớ lại. Những năm đầu thập niên...