Bệnh viện Tâm thần Bình Dương – bài học lãng phí đầu tư công
Khởi công xây dựng từ 26.6.2015, sau một thời gian dài để trống gây lãng phí, Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bình Dương mới hoàn thành thành thủ tục bàn giao đưa vào sử dụng.
Tuy nhiên, do phải chuyển đổi công năng nên tình trạng ‘hoang hóa’ đến nay vẫn tiếp tục. Đây là bài học kinh nghiệm sâu sắc về triển khai, quản lý, phát huy hiệu quả dự án đầu tư công.
Tình trạng hoang hóa kéo dài
Dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2014 – 2018, Bệnh viện Tâm thần với quy mô 150 giường (giai đoạn 1) tại Thị xã Tân Uyên – Bình Dương được giao cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng (BQLDA) tỉnh làm chủ đầu tư với kỳ vọng giải quyết tình trạng quá tải của Bệnh viện đa khoa tỉnh, đáp ứng nhiệm vụ khám chữa bệnh cho người dân trong khu vực. Tuy nhiên, quá trình bàn giao cho đơn vị sử dụng kéo dài; dù nhiều hạng mục hư hỏng và đã kết thúc thời hạn bảo hành, công trình mới hoàn thành bàn giao. Hiện nay, BQLDA đã đề nghị Sở Tài chính tỉnh quyết toán giai đoạn 1 số tiền hơn 110 tỷ đồng.
Năm 2018, bệnh viện CKTT tỉnh Bình Dương hoàn thành xây dựng nhưng vẫn không được đưa vào sử dụng, để hoang hóa. Đến giữa năm 2020, khi các cơ quan thông tấn báo chí phản ánh, BQLDA đầu tư xây dựng tỉnh mới thực hiện thực hiện bàn giao cho Bệnh viện đa khoa tỉnh tiếp nhận.
Đại diện Sở y tế tỉnh Bình Dương cho biết, do công trình có nhiều chỗ thấm dột, nền bong tróc, một số cánh cửa không sử dụng được nên phía bệnh viện đa khoa chưa tiếp nhận toàn bộ công trình. Ngoài ra, chưa xây dựng các công trình như nhà giữ xe, nhà ăn, căn tin nên chưa thể đưa vào hoạt động. Sau đó. Bệnh viện Đa khoa tỉnh có tờ trình xin chủ trương đầu tư xây dựng một số công trình phụ trợ tại đây, tuy nhiên các công trình vẫn chưa được triển khai.
Tháng 11.2020, khi làn sóng dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại Bình Dương, bệnh viện được trưng dụng làm bệnh viện dã chiến, điều trị bệnh nhân Covid-19 cho đến nay.
Bệnh viện chuyên khoa tâm thần tỉnh Bình Dương khởi công năm 2015, từ đó đến nay sau 7 năm vẫn chưa được đưa vào sử dụng đúng như chức năng. Điều này vừa gây lãng phí ngân sách vừa góp phần gây áp lực lớn lên ngành y tế của tỉnh, gây bức xúc trong dư luận.
Tại một hội thảo bàn về vấn đề vấn đề đầu tư công, GS. Nguyễn Kế Tuấn, Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho biết, với tư cách một công dân, một cử tri, đối tượng được thụ hưởng trực tiếp từ đầu tư công và cũng phải chịu hệ lụy tiêu cực của nó, thì người dân không quan tâm tốc độ giải ngân nhanh hay chậm, nhiều hay ít mà quan tâm hiệu quả nó mang lại như thế nào. Đây mới là vấn đề gây bức xúc trong xã hội. Nên xác định và xử lý nghiêm trách nhiệm tổ chức, cá nhân trong từng khâu của đầu tư công.
Video đang HOT
Bài học lãng phí nguồn lực đầu tư công
Báo cáo của tỉnh Bình Dương cho biết, nhu cầu đầu tư cả giai đoạn rất lớn, nhưng không cân đối đủ nguồn vốn. Tuy nhiên, phân tích của các thành viên đoàn công tác số 3 của Đoàn giám sát của Quốc hội “Thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 – 2021″ tại buổi làm việc với UBND tỉnh Bình Dương cho thấy, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công giai đoạn 2016-2021 của Bình Dương cũng chỉ ở mức trung bình so với cả nước và còn có xu hướng bị giảm trong những năm gần đây, dẫn đến số chuyển nguồn lớn.
Điều này cho thấy bất cập của tình Bình Dương đó là trong khi nhiều dự án, công trình không đủ nguồn lực để đầu tư, phải giãn, hoãn, thì vẫn còn một tỷ lệ lớn vốn đầu tư hằng năm đọng lại không thực hiện được. Và nhiều dự án chưa có vốn đầu tư phải xếp hàng chờ thì lại có nhiều dự án triển khai không hiệu quả, gây lãng phí lớn.
Toàn cảnh Bệnh viện tâm thần tỉnh Bình Dương
Dự án đã được Kiểm toán Nhà nước khu vực IV nêu ra tại các cuộc thanh tra, kiểm toán; trong đó có những vi phạm đáng lưu ý như: dự án dù đã hoàn thành từ tháng 6.2018 nhưng chậm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng làm hiệu quả đầu tư công thấp. Bệnh viện có mục tiêu phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh tâm thần, phải chuyển đổi công năng, mục đích, đối tượng khám chữa bệnh dẫn đến các dự án không đảm bảo mục tiêu ban đầu, chất lượng thiết bị, vật liệu gia công, lắp đặt vào công trình nhưng không thương thảo lại giá để giảm chi phí đầu tư dự án dẫn đến việc thực hiện không đảm bảo tính kinh tế…
Giai đoạn 2016-2021, tỉnh Bình Dương có tới 55 dự án chậm tiến độ, 15 công trình, dự án phải tạm dừng sau khi được cấp thẩm quyền chấp thuận chủ trương. Tiền chi ngân sách ban đầu cho các dự án đầu tư này tốn kém 2,5 tỷ đồng Đáng chú ý, có 225 lượt dự án được các cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, mà có tới 109 lượt dự án phát hiện có sai phạm với tổng số tiền thực hiện không phù hợp được các cơ quan chức năng kiến nghị xử lý là trên 442 tỷ đồng.
Trước thực trạng trên, các đại biểu trong đoàn giám sát đã đề nghị tỉnh cần làm rõ các tồn tại, bất cập trong khâu lập, thẩm định, phê duyệt, giao và triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2016- 2020 và 2021-2025 và hằng năm. Các dự án chậm tiến độ thường là nguyên nhân tăng tổng mức đầu tư, chậm đưa đất đai vào sử dụng (đối với các dự án có sử dụng đất), giảm hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả dự án; các dự án phải dừng thực hiện cũng sẽ gây tốn kém nguồn kinh phí chuẩn bị đầu tư.
Tình trạng lãng phí trên là bài học cho nhiều địa phương trong công tác quản lý, triển khai dự án công này đó là cần xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, quyết định đầu tư phải xác định rõ nguồn vốn, thời gian thực hiện dự án, xác định tổng mức đầu tư tránh sai sót, tránh phải điều chỉnh nhiều lần với giá trị lớn. Kinh nghiệm quản lý dự án và chọn nhà thầu có năng lực. Tiến độ thực hiện một số dự án tránh chậm trễ so với kế hoạch ban đầu để phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư.
Đã có Trung tâm cấp cứu cho người bị trầm cảm ở Tp. Hồ Chí Minh
"Cấp cứu trầm cảm" là hoạt động mới của ngành Y tế TP.HCM nhằm kịp thời tiếp cận người bệnh để chăm sóc và điều trị chuyên khoa kịp thời những trường hợp có biểu hiện trầm cảm thể nặng.
Ngày 22/7, Sở Y tế TP.HCM cho biết đơn vị này sẽ triển khai thử nghiệm "cấp cứu trầm cảm" ngoại viện do Trung tâm Cấp cứu 115 và Bệnh viện Tâm thần TP.HCM đảm trách.
"Cấp cứu trầm cảm" ngoại viện là một hoạt động mới được triển khai xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn trong công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần, đặc biệt là giai đoạn sau COVID-19. Đối với người bị trầm cảm, đặc biệt là thể nặng thì việc tìm đến cái chết gần như là kết cục có thể đoán trước được. Do đó, kịp thời phát hiện các dấu hiệu tự sát và kịp thời gọi đội cấp cứu đến hỗ trợ trở thành một hoạt động thiết thực cần được triển khai.
Trước đó, với chương trình chăm sóc sức khỏe người bệnh tâm thần dựa vào cộng đồng, TP.HCM đã xây dựng được mạng lưới chăm sóc, quản lý từ bệnh viện chuyên khoa đầu ngành đến trạm y tế phường, xã, thị trấn.
Các bệnh viện chuyên tiếp nhận và điều trị cho người bệnh có triệu chứng tâm thần gồm Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, 4 bệnh viện đa khoa, 3 bệnh viện chuyên khoa nhi với khoảng 90 bác sĩ có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa tâm thần.
Theo Sở Y tế TP.HCM, với nền tảng sẵn có của mạng lưới các cơ sở y tế chăm sóc người bệnh tâm thần của TP.HCM, việc triển khai mạng lưới nhân viên y tế hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tâm thần hậu COVID-19 cho người dân và thực hiện chuỗi hành động điều trị thích ứng các di chứng hậu COVID-19 là hoàn toàn khả thi.
Trước đó, Sở Y tế TP.HCM đã gặp gỡ và đặt vấn đề với các chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên khoa Tâm thần và Cấp cứu ngoài bệnh viện. Tất cả các chuyên gia đều có đồng quan điểm về sự cần thiết khi ngành y tế triển khai thêm hoạt động "cấp cứu trầm cảm". Hoạt động này sẽ do Trung tâm Cấp cứu 115 và Bệnh viện Tâm thần TP.HCM đảm trách.
Cụ thể như sau, khi phát hiện người thân trong gia đình hoặc đồng nghiệp, một thành viên trong một tập thể cùng làm việc chung, sinh hoạt chung có các biểu hiện và dấu hiệu của chứng trầm cảm nặng thì gọi ngay đến số 115 - số trực cấp cứu của Trung tâm Cấp cứu 115 hoặc số 19001267 - số điện thoại chăm sóc khách hàng của Bệnh viện Tâm thần TP.HCM.
Sau khi tiếp nhận cuộc gọi, nhân viên y tế trực tổng đài sẽ hỏi một số câu hỏi sàng lọc và sẽ báo tin khẩn cấp đến đội cấp cứu 115. Nhận được tin, đội cấp cứu ngoại viện 115 sẽ tiếp cận hiện trường để thuyết phục và đưa người bệnh đến Bệnh viện tâm thần để được chăm sóc và điều trị. Khi tình trạng rối loạn tâm thần thuyên giảm, người bệnh sẽ được chuyển về địa phương chăm sóc ngoại trú thông qua mạng lưới chăm sóc rối loạn tâm thần dựa vào cộng đồng.
Sở Y tế TP.HCM cho biết, vì là hoạt động mới, định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất, nên Sở sẽ sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm. Ngành y tế thành phố sẽ triển khai chương trình nâng cao năng lực của các cơ sở y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe, khám bệnh, chữa bệnh tâm thần, đảm bảo hỗ trợ tư vấn, chăm sóc và nâng đỡ tinh thần từ xa và mang nguyên lý "cấp cứu trầm cảm".
Cụ thể:
Thứ nhất: bao gồm thiết lập mạng lưới hệ thống "cấp cứu trầm cảm", hỗ trợ tâm thần khẩn cấp, đào tạo chuyên viên các đơn vị để có khả năng xử trí cấp cứu các vấn đề sức khỏe tâm thần, hỗ trợ khám sàng lọc, tư vấn từ xa giúp giải quyết ngay nhu cầu liên quan tâm lý - tâm thần của người bệnh, thông qua hệ thống kênh tổng đài và đường dây nóng.
Thứ hai: cập nhật kiến thức, đào tạo nguồn lực nhân viên y tế, cộng tác viên điều trị tâm lý tại tuyến cơ sở, nhận dạng các thách thức về sức khỏe tinh thần, kỹ năng cải thiện sức khỏe tinh thần của chính mình thông qua hoạt động tự chăm sóc và khả năng sàng lọc, cấp cứu và chuyển gửi các trường hợp người có vấn đề về sức khỏe tinh thần.
Thứ ba: triển khai các giải pháp chăm sóc và nâng đỡ tinh thần bằng các biện pháp tư vấn dinh dưỡng, chế độ luyện tập và kết hợp các phương pháp y học hiện đại và cổ truyền.
Các phòng khám tâm thần thuộc các trung tâm y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức tiếp nhận, chăm sóc, quản lý người bệnh tâm thần đã điều trị ổn định từ các bệnh viện có chuyên khoa tâm thần. Nguồn nhân lực tham gia tại các phòng khám tâm thần là các bác sĩ có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa tâm thần, bác sĩ có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa nội được đào tạo ngắn hạn (3 tháng) về chăm sóc người bệnh tâm thần.
Các trạm y tế phường, xã, thị trấn tham gia chăm sóc người bệnh tâm thần ổn định và trực tiếp thăm hỏi từng hộ gia đình, cấp phát thuốc cho một số trường hợp đặc biệt. Nhân sự phụ trách là các bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng được tập huấn ngắn hạn (3 tháng) về chăm sóc người bệnh tâm thần.
Đề nghị truy tố 10 bị can vụ 'bay lắc' trong Bệnh viện Tâm thần T.Ư 1 Ngày 22.3, Công an TP.Hà Nội đã hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị Viện KSND TP.Hà Nội truy tố 10 bị can trong vụ án bệnh nhân mở phòng "bay lắc" ngay trong Bệnh viện Tâm thần T.Ư 1.1 trưởng khoa và 3 nhân viên y tế bị đề nghị truy tố Trong 10 bị can của vụ án, bị can...