Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh: Triển khai nhiều kỹ thuật, dịch vụ mới
Thời gian qua, Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh đã nỗ lực thực hiện các giải pháp để chăm sóc sức khỏe cho người dân tốt hơn.Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, số lượng người đến khám và điều trị giảm đáng kể.
Hiện Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh điều trị nội trú cho 400 bệnh nhân/ngày, giảm 1/3 so với trước khi chưa có dịch. Riêng ở các khoa nhi giảm 2/3 bệnh nhân, hiện chỉ có 120 bệnh nhân nhi điều trị nội trú.
Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh đầu tư hệ thống máy xét nghiệm hiện đại nhằm nâng cao chất lượng xét nghiệm và chẩn đoán bệnh.
Trong điều kiện khó khăn chung, Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện một số kỹ thuật mới. Ngoài duy trì các kỹ thuật được triển khai từ trước, bệnh viện đang đẩy mạnh kỹ thuật xét nghiệm thalassemia, tiêm phòng vắc xin, chăm sóc trẻ sơ sinh… Bác sĩ Bùi Thị Lệ Uyên – Phụ trách Khoa xét nghiệm (Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh) cho hay: Bệnh viện đưa vào hoạt động máy điện di mao quản có chức năng xét nghiệm phân tích tế bào hồng cầu, để phát hiện bệnh lý tan máu bẩm sinh (thalassemia) đến nay đã hơn 3 tháng. Máy có công suất xét nghiệm 28 mẫu/lần.
Sau 3 tiếng đồng hồ là có kết quả xét nghiệm. Ngày đầu đưa vào sử dụng, mỗi ngày khoa xét nghiệm từ 50 – 70 mẫu, trong đó đã phát hiện khoảng 40% trường hợp xét nghiệm có mắc bệnh máu di truyền. Tuy nhiên, hiện nay thiết bị này chỉ hoạt động được một phần công suất, xét nghiệm khoảng 15 mẫu/tuần. “Ở khoa còn có các thiết bị, phương tiện khác để xét nghiệm mẫu máu nhằm chẩn đoán bệnh, nhưng số lượng mẫu được xét nghiệm hằng ngày hiện cũng giảm đáng kể. Từ 300 mẫu/ngày, giờ còn 150 mẫu/ngày. Nhằm giảm rủi ro cho bệnh nhân và phát huy công suất hoạt động của máy, các y, bác sĩ ở khoa luôn tư vấn cho những bệnh nhân có dấu hiệu mắc các bệnh thiếu máu xét nghiệm để chữa bệnh kịp thời”, bác sĩ Uyên chia sẻ.
Phó Giám đốc Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Trà Thị Thanh Vân cho biết: Ngoài tăng cường triển khai các kỹ thuật mới, bệnh viện đã linh hoạt phân bổ đội ngũ y, bác sĩ đều ở các khoa để nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân. Số lượng bệnh nhân nhi giảm, nhân lực phục vụ cho bệnh nhân nhi thừa, bệnh viện đã tăng cường y, bác sĩ qua khoa sản và tăng cường chất lượng khám và điều trị cho bệnh nhân nhi tại chỗ. Đồng thời, chia nhân lực để thực hiện các dịch vụ khác như: Tiêm phòng vắc xin, tư vấn xét nghiệm thalassemia, đo điện di HP để chẩn đoán thalassemia và tư vấn giúp bệnh nhân thực hiện các dịch vụ: Tắm cho bé, xông hơi, phục hồi chức năng cho bà mẹ sau sinh.
Video đang HOT
Tại Khoa Sản, bệnh viện đã bố trí nhân lực, phòng riêng, thiết bị, phương tiện để phục vụ cho bà mẹ sau sinh như mát xa, gội đầu cho bà mẹ, khám sàng lọc, tắm cho bé tại chỗ… “Ngoài tăng cường triển khai kỹ thuật, dịch vụ mới, bệnh viện đã phân công y, bác sĩ chăm sóc cho khoảng 50 – 70 ca bị bệnh tim mạch hẹn tái khám, trì hoãn phẫu thuật do dịch Covid-19 không chuyển lên tuyến trên”, bác sĩ Trà Thị Thanh Vân cho biết thêm.
Người vợ Hà Nội bị chồng bỏ vì luôn cho rằng mình tài giỏi, đến viện mới biết mắc bệnh
Luôn tự đắc mình giỏi giang, người phụ nữ ở Hà Nội đã làm những điều không tưởng. Do không thể khuyên ngăn được vợ nên người chồng đã ra tòa ly hôn.
Trong quá trình khám và điều trị cho bệnh nhân, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Viết Chung, Khoa Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện E đã gặp rất nhiều trường hợp bị rối loạn hưng cảm, điều đáng nói đa số những bệnh nhân đều giỏi ở một lĩnh vực nhất định.
Điển hình như trường hợp chị N.M.H. (54 tuổi, ở Hà Nội) là một nhà khoa học có tài, bị mắc rối loạn hưng cảm tự cao. Từ khi còn trẻ, chị H. đã có tính cách bộc trực, quyết đoán, cảm xúc thay đổi thất thường, hay cáu gắt. Bác sĩ Chung cho biết thời điểm đến bệnh viện khám, chị H. đã có những triệu chứng hưng phấn rất nặng.
Chia sẻ với bác sĩ, người nhà chị H. cho biết, từ khi lập gia đình và sinh con, chị đã có những đợt hưng phấn khoảng 2 tuần đến 1 tháng với mức độ nhẹ. Chị còn viết văn, thơ rất hay và luôn nghĩ mình là một người phụ nữ tài giỏi, làm được mọi thứ trong gia đình.
Người phụ nữ bị rối loạn hưng cảm tự cao luôn cho mình là người tài giỏi nhất. Ảnh minh họa.
Do nghĩ bản thân là người làm bất động sản giỏi nên chị H. đã bán hết nhà cửa, vay mượn tiền để lập công ty và đầu tư vào bất động sản. Trong lúc nợ nần chồng chất, nữ bệnh nhân này vẫn bỏ số tiền lớn đi làm từ thiện.
Dù được chồng và người thân khuyên ngăn nhưng chị H. không nghe, vẫn nghĩ mình giỏi giang hơn người và sẽ làm được mọi việc. Kết quả, chị H. và chồng đã ra tòa ly hôn, nhiều người thân trong gia đình cũng từ mặt chị.
Sau đó, chị H. đã vào viện khám và được điều trị bệnh lý nội khoa. Bác sĩ Nguyễn Viết Chung tham gia hội chẩn ca bệnh này. Bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn hưng cảm tự cao và được điều trị nội trú. Sau quá trình điều trị, hiện chị H đã ổn định sức khỏe tâm lý, quay lại cuộc sống bình thường.
Trường hợp tương tực khác là một nam thanh niên còn rất trẻ, mới 20 tuổi. Trước khi nhập viện, bệnh nhân theo học ở một trường chuyên có tiếng tại Nam Định và học rất giỏi. Học xong THPT, bệnh nhân thi đỗ ngành bác sĩ đa khoa của một trường đại học y nổi tiếng và luôn đạt điểm số xuất sắc trong quá trình học tập.
Vào cuối năm nhất đại học, bệnh nhân gặp stress và bị rối loạn hưng cảm. Anh không còn quan tâm đến chuyện học hành mà chỉ tham gia vào các cuộc tranh luận trên mạng xã hội nên đã được người thân cưỡng chế đưa vào viện điều trị. Hiện tại, bệnh nhân đã ổn định, được ra viện và duy trì uống thuốc.
Những người bị hưng cảm cần phải sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Ảnh minh họa.
Theo bác sĩ Chung, hội chứng hưng cảm có 3 đặc điểm: Hưng phấn trong suy nghĩ (nhiều ý tưởng trong đầu, chuyển chủ đề nhanh và luôn nghĩ mình tài giỏi); Hưng phấn trong cảm xúc (lúc nào cũng vui vẻ, khi bị chống đối thì cáu gắt, bực bội và sẵn sàng tấn công người khác); Hưng phấn trong hành vi (đi lại thường xuyên, làm nhiều việc, không thể ngồi yên một chỗ...).
Nguyên nhân hưng cảm có thể do tổn thương não hoặc bệnh nội sinh liên quan tới yếu tố gen và di truyền. Ở giới trẻ ngày nay, bệnh có thể khởi phát do sử dụng các chất tác động tâm thần như cần sa, ma túy đá, bóng cười hoặc sau giai đoạn stress tâm lý.
Bác sĩ Chung khuyến cáo, để nhận biết sớm và điều trị hiệu quả chứng hưng cảm, cần lưu ý các dấu hiệu như:
- Người đó trở lên thay đổi khác thường: nói liên tục, đi lại nhiều, có vô số ý tưởng, hoài bão, tính rộng rãi thích làm từ thiện... Trước đó, bệnh nhân không như vậy.
- Người bệnh có thể bị rối loạn giấc ngủ.
- Bệnh thường khởi phát ở nhóm tuổi trẻ, từ 15-30 tuổi, nên các bậc phụ huynh, người thân cần chú ý để phát hiện sớm.
Trẻ 15 tháng tuổi nguy kịch sau ăn quả vải và những lưu ý bố mẹ không thể bỏ qua Dù đã bóc vỏ, bỏ hạt rồi mới để trẻ tự ăn 1 quả vải. Thế nhưng sau ăn bé đã phải đến viện trong tình trạng toàn thân tím tái, nhịp tim rời rạc, nguy kịch... Khoa Nhi Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang vừa tiếp nhận bệnh nhi 15 tháng tuổi bị hóc vải. Bé nhập viện vào 22h30 ngày...