Bệnh viện ‘hụt hơi’ khi tự chủ toàn diện
Việc tự chủ toàn diện trong 2 năm qua khiến Bệnh viện Bạch Mai hụt hơi và gặp nhiều khó khăn.
Phải mất 3 ngày chờ đợi sau khi được thăm khám lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm, chị Ngọ Thị Minh ở Thanh Hóa mới đến lượt được chụp cộng hưởng não để kiểm tra bệnh đau đầu tại BV Bạch Mai.
Quá tải, chật chội do mỗi ngày có từ 6.000-10.000 bệnh nhân đến khám và điều trị, việc chờ đợi đến lượt khám, xét nghiệm, siêu âm… cũng càng kéo dài thêm.
“Mình ở Nghệ An ra bệnh viện từ chiều qua, chờ đợi mệt mỏi quá. Số khám là số 1 nhưng xuống đến đây chụp là số 57, mất công chờ từ sáng mà giờ họ hẹn đến chiều mới được làm” – một người bệnh đến khám tại bệnh viện chia sẻ.
Người bệnh đến khám tại Bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh minh họa)
Là 1 trong 4 bệnh viện (bao gồm BV Bạch Mai, Việt Đức, K, Chợ Rẫy) được giao thí điểm tự chủ toàn diện đầu tiên trong cả nước theo Nghị quyết số 33 vào đầu năm 2020, thế nhưng dịch COVID-19 bùng phát khiến BV Bạch Mai bị phong tỏa ngay sau đó. Hai năm qua, bệnh viện đã hỗ trợ sức người, sức của chống dịch trên khắp cả nước, nguồn thu của bệnh viện giảm khoảng 4.000 tỷ đồng trong hai năm 2020-2021 so với năm 2019.
Đến thời điểm này, dù số bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện tăng mạnh, song do các quy định mới về máy móc liên doanh liên kết, việc đấu thầu thuốc, vậy tư bị chậm đã dẫn đến nguồn cung từ bệnh viện không đáp ứng được nhu cầu của bệnh nhân.
Video đang HOT
Theo Nghị quyết 33, bệnh viện tự chủ toàn diện được quyết định giá dịch vụ y tế, dịch vụ khám chữa bệnh theo khung giá được Bộ Y tế ban hành; kê khai, công khai giá theo quy định pháp luật. Bệnh viện quyết định quy mô, lựa chọn phát triển các chuyên ngành mũi nhọn, thực hiện mô hình như doanh nghiệp, có hội đồng quản lý mà không cần thông qua Bộ Y tế.
Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Hồng Nhung, Phụ trách phòng Tài chính kế toán, Bệnh viện Bạch Mai, với giá dịch vụ khám chữa bệnh mới chỉ được tính 4/7 yếu tố cấu thành trong khi bệnh viện lại chưa được quyết định giá khám chữa bệnh phù hợp để có thể đảm bảo nguồn thu cho phát triển, nguồn chi trả cho nhân viên y tế dẫn đến “hụt hơi” trong 2 năm thí điểm tự chủ toàn diện theo Nghị quyết 33.
“Với bệnh viện tự chủ, thực sự là nếu 4/7 yếu tố thì hoàn toàn không thể tự chủ được. Bởi tự chủ toàn diện đầu tiên là phải tự chủ về giá. Sau đó tự chủ nhân sự, tự chủ với giá lên là vì hiện nay Bộ Y tế mới duyệt 4/7 yếu tố. Tuy nhiên thực tế có những dịch vụ chỉ có 1/7 yếu tố, đặc biệt là các dịch vụ phẫu thuật thủ thuật gọi 4/7 thì chỉ 1/7 yếu tố đó là điều bất cập. Đồng thời 4/7 yếu tố là xây dựng từ năm 2019 trở về trước thì đến 3, 4 năm yếu tố trượt giá, vật tư tiêu hao thuốc men. Ví dụ duyệt chi phụ cấp kíp mổ là 1.080.000 đồng, bệnh viện chi trả thực tế là 1.520.000 đồng, đặc biệt tự chủ trong thời điểm dịch nên không đảm bảo cân đối thu chi” – bà Nguyễn Thị Hồng Nhung cho biết.
Theo các chuyên gia y tế, mô hình của bệnh viện tự chủ cũng thể hiện nhiều bất cập khi vai trò của hội đồng quản lý và Ban giám đốc đang bị chồng chéo, không xác định được ai là người đứng đầu bệnh viện. Nhiều máy móc hiện đại trong các đề án liên doanh, liên kết đang dừng hoạt động dẫn tới thiếu thiết bị phục vụ người bệnh.
PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc BV Bạch Mai cho rằng, khó khăn, vướng mắc lớn nhất là dù thực hiện tự chủ tài chính toàn diện nhưng bệnh viện không được tự quyết về giá mà vẫn phải theo khung giá chung. Giá dịch vụ theo yêu cầu cũng phải tính theo khung giá nhưng đến nay Bộ Y tế chưa ban hành khung giá này.
Theo quy định, BV được đầu tư nhưng quan trọng nhất là chưa có nguồn vốn để đầu tư. Với cơ sở hạ tầng xuống cấp, chưa đồng bộ, trong khi 90% người bệnh đến khám chữa bệnh có BHYT, thuộc các đối tượng chính sách, việc tự chủ toàn diện cũng đồng nghĩa với bệnh viện phải tự bơi, tìm mọi cách để tăng nguồn thu bù chi. Như vậy người thiệt thòi sẽ chính là người bệnh, người nghèo.
“Theo tôi trong giai đoạn hiện nay chưa nên thực hiện tự chủ toàn diện mà nên thực hiện tự chủ theo Nghị định 60 của Chính phủ ban hành năm 2021 và những bệnh viện tuyến cuối nên thực hiện nhóm 2 trong giai đoạn hiện nay. Tự chủ cho bệnh viện thì tôi cũng hoàn toàn nhất trí. Tuy nhiên việc thực hiện cần có lộ trình và chúng tôi hiểu rằng bệnh viện tự chủ chứ không phải tự trị bệnh viện tự chủ chứ không phải tự chịu, vẫn cần sự hỗ trợ của Chính phủ vẫn cần sự giám sát, hỗ trợ từ Chính phủ từ Bộ Y tế, Bệnh viện thực hiện nhiệm vụ an sinh xã hội phục vụ chăm sóc, điều trị cho người dân và đào tạo nguồn nhân lực, đó là nhiệm vụ hết sức quan trọng” – PGS.TS Đào Xuân Cơ cho biết.
Nghị định số 60 ban hành năm 2021 quy định về tự chủ tài chính, bao gồm: Danh mục và giá, phí dịch vụ sử dụng ngân sách nhà nước; phân loại chi tiết hơn mức độ tự chủ tài chính; cách thức xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên; quy định các nguồn tài chính của đơn vị… Trong đó nhóm hai không cần tự đảm bảo chi phí đầu tư như nhóm một, chỉ tự đảm bảo các khoản chi thường xuyên như lương, các khoản góp theo tiền lương, hoạt động chuyên môn, phí quản lý… Hiện BV Bạch Mai và BV K đều đang xin thực hiện tự chủ theo nhóm 2 của Nghị định này.
Vì sao 'dao mổ rạch 3 lần mới qua da' vào được bệnh viện?
Câu chuyện mua thiết bị giá rẻ nhưng kéo theo hệ lụy chất lượng tồi, dao mổ rạch 3 lần mới qua da mà giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy Nguyễn Tri Thức kể trong hội nghị trực tuyến ngày 21-8 do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì đang rất được chú ý.
Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy Nguyễn Tri Thức, người đã gặp câu chuyện "dao mổ rẻ rạch 3 lần mới qua da" - Ảnh: DUYÊN PHAN
Có những ý kiến cho rằng "các lương y đang làm quá", "đang mặc cả với chính sách"..., nhưng thực tế đúng là chính sách đang rất vướng khiến bệnh viện khó mua được hàng tốt.
Giá rẻ, hàng tồi
Tại hội nghị liên bộ, trong đó có sự tham gia của Bộ Tài chính được tổ chức gần đây, ông Đào Xuân Cơ, giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, đã đưa ra một ví dụ về việc kiểm soát chặt về giá nhưng quy định phân nhóm thiết bị không phù hợp, dẫn đến chất lượng thiết bị ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Cụ thể theo thông tư 14 hiện hành phân nhóm vật tư y tế, thiết bị, trong đó nhiều vật tư của các nước châu Âu, Mỹ được xếp chung nhóm với Ấn Độ, Trung Quốc..., bệnh viện dễ rơi vào "bẫy" mua phải vật tư không đáp ứng yêu cầu, chọn vật tư (phải loại rẻ nhất tham gia dự thầu) không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
Trong đó, Bệnh viện Bạch Mai và nhiều bệnh viện khác đã mua sonde hút dịch phế quản cho bệnh nhân hồi sức hô hấp, thở máy loại 160.000 đồng (do Trung Quốc sản xuất), trong khi loại tốt hơn giá 220.000 đồng không được chọn.
Mặc dù khi chấm thầu, cả 2 loại sonde này đều đạt các chỉ số kỹ thuật, tiêu chí của chủ đầu tư đặt ra. Nhưng khi sử dụng thì bác sĩ nhận thấy loại trúng thầu có ống hút rất cứng, hút dịch phế quản khó khăn, có thể gây tổn thương niêm mạc hô hấp của bệnh nhân, gây chảy máu.
Không chỉ loại thiết bị giá rẻ như sonde hút dịch này, các thiết bị đắt tiền cũng gặp nguy cơ tương tự. Gần đây một bệnh viện công lớn muốn mua máy chụp cộng hưởng từ, nếu xét cấu hình và giá để chọn thì các hàng giá rẻ sẽ trúng, nhưng bằng kinh nghiệm lâu năm, các bác sĩ nhận thấy hàng giá rẻ sẽ cho chất lượng hình kém, độ bền kém, không hiệu quả, vì thế không dám mua thiết bị.
Chính vì quy định xếp nhóm như thế, các mặt hàng giá rẻ đã vào được bệnh viện và chất lượng thì như các bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Đào Xuân Cơ đã nói. Đây là một thực tế có thật.
Không sửa chính sách sớm, bệnh viện sẽ gặp khó
Tại hội nghị trực tuyến tổ chức ngày 21-8 kể trên, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc chia sẻ: khắc phục tình trạng thiếu vật tư y tế, thiếu thuốc và thiết bị thì phải sửa nghị định 98, thông tư 14 và 15, nếu không bệnh viện không bao giờ đủ trang thiết bị phục vụ người dân.
Trong đó, nghị định 98 yêu cầu mua sắm thiết bị phải có đủ 3 báo giá của 3 nhà cung cấp hoặc giá niêm yết trên cổng công khai giá vật tư và thiết bị y tế.
Gần đây có thời điểm Bệnh viện Tai mũi họng trung ương không mua được gel phục vụ cho bệnh nhân siêu âm, do mặt hàng này không thấy niêm yết trên cổng công khai giá!
Nhưng giá niêm yết trên cổng lại là giá do nhà cung cấp tự niêm yết, không đảm bảo tính chính xác. Trong vụ dịch COVID-19, đã có loại máy thở niêm yết giá 900 triệu đồng/máy, nhưng thực tế bán 450 triệu đồng. Quy định để kiểm soát giá, nhưng thực tế kiểm soát không được, bệnh viện lại gặp khó.
Trong nhiều năm qua, vì tập trung vào kiểm soát giá trong mua sắm thuốc, vật tư y tế, vấn đề làm sao để giá và chất lượng cùng đồng hành hình như đã bị bỏ quên. Như ông Nguyễn Tri Thức đề xuất, bệnh viện mong muốn mua loại sản phẩm tốt giá hợp lý, không mua loại rẻ nhất mà chất lượng lại tồi.
Những động thái vừa qua cho thấy Bộ Y tế, các ngành chức năng đã nhận ra vướng mắc này và đã hướng đến sửa đổi nghị định 98, thông tư 14 và 15. Làm sao để sửa thật nhanh vì quyền lợi của người bệnh, điều đó quan trọng không kém việc đảm bảo kiểm soát giá, "mua đúng giá, giá hợp lý" của mặt hàng đó, không phải là chọn loại rẻ nhất nhưng chất lượng tồi.
Thuốc đích trong điều trị ung thư vú Theo PGS-TS-BS Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), các đơn vị điều trị ung bướu trong nước đã cập nhật những tiến bộ trong điều trị ung thư vú. Trong đó, về phẫu thuật, hiện các bác sĩ đã thực hiện phẫu thuật bảo tồn, phẫu thuật tái...