Bệnh viện đầu tiên tại Hà Nội tiêm vắc xin COVID-19 cho 30 người
Sáng nay 9-3, 30 cán bộ, nhân viên y tế tại Bệnh viện Thanh Nhàn được tiêm vắc xin ngừa COVID-19. Đây là đơn vị đầu tiên của TP Hà Nội triển khai tiêm chủng đợt này.
Cán bộ, nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với người bệnh tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội được tiêm đợt đầu sáng 9-3 – Ảnh: NAM TRẦN
Theo danh sách, 30 cán bộ, nhân viên y tế được tiêm, đây là những trường hợp thường xuyên tiếp xúc với nguồn bệnh.
Bệnh viện Thanh Nhàn đã bố trí các khu vực như tư vấn trước tiêm, khám sàng lọc, phòng tiêm cũng như các phòng theo dõi sau tiêm với đầy đủ nhân viên và thiết bị cho buổi tiêm diễn ra an toàn.
Chị Bùi Thị Kim Dung, làm việc tại khoa dược, một trong 30 người được tiêm đợt này, cho biết trước khi tiêm cũng hơi hồi hộp nhưng không quá lo lắng, tiêm xong thì hơi tê một chút nhưng cảm thấy rất thoải mái.
Chị Dung cùng nhiều người được tiêm cho biết cảm thấy may mắn khi là những người được tiêm đợt đầu và yên tâm hơn trong quá trình làm việc thời gian tới.
Hà Nội sẽ thực hiện kế hoạch tiếp nhận, sử dụng vắc xin phòng COVID-19 cho nhóm ưu tiên trên địa bàn thành phố đợt 1-2021.
Cụ thể là đợt đầu tiên này, thành phố tiếp nhận 8.000 liều vắc xin phòng COVID-19. Việc tiếp nhận và sử dụng vắc xin COVID-19 sẽ được triển khai thực hiện cho các nhóm đối tượng và theo từng giai đoạn cụ thể.
Video đang HOT
Thời gian tiêm vắc xin từ ngày 9 đến 18-3 tại 30 quận, huyện toàn thành phố. Bệnh viện Thanh Nhàn là đơn vị thí điểm triển khai tiêm chủng vắc xin COVID-19 đầu tiên vào ngày 9-3. Các bệnh viện còn lại thực hiện tiêm chủng vào ngày 12 đến 15-3.
Từ sớm, nhân viên y tế cùng đội ngũ nhân viên Trung tâm tiêm chủng vắc xin VNVC đã có mặt để tư vấn, khám sức khỏe cho người được tiêm
Các bác sĩ khám sàng lọc xem có vấn đề gì phát sinh trước tiêm hay không
Vắc xin ngừa COVID-19 dùng trong đợt tiêm đầu tiên này là vắc xin của AstraZeneca, một trong ba vắc xin đã được Tổ chức Y tế thế giới chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp và được sử dụng tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ
Nhân viên tiêm chủng lấy thuốc trước khi tiêm
Người được tiêm đợt này là cán bộ tham gia khám sàng lọc, lấy mẫu, điều trị người mắc, nghi mắc COVID-19 tại các bệnh viện
Thời gian tới sẽ tiếp tục tiêm chủng cho cán bộ đội cơ động phòng chống dịch, cán bộ điều tra dịch tễ, truy vết, giám sát dịch, xử lý dịch, lấy mẫu và xét nghiệm bệnh phẩm nghi ngờ COVID-19
Nhân viên y tế kiểm tra vết tiêm và sức khỏe của các cán bộ, nhân viên y tế sau khi được tiêm
Bí thư Hà Nội: Sẵn sàng chi viện cho địa phương khác
Bí thư Vương Đình Huệ giao nhiệm vụ cho ngành y tế sẵn sàng nhân lực, vật tư ứng phó nếu dịch diễn biến phức tạp hơn, đồng thời chi viện cho địa phương khác khi cần thiết.
Sáng 25/2, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ kiểm tra công tác phòng, chống dịch và chúc mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2) tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.
Chúc mừng ngày 27/2, Bí thư Huệ dành lời khen ngợi các giáo sư, bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú và được thành phố khen thưởng đột xuất trong công tác phòng, chống dịch thời gian qua.
Bí thư Thành ủy khẳng định việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân luôn được thành phố đặc biệt quan tâm. Trong đó, đội ngũ y tế giữ vai trò nòng cốt, hơn 26.000 y, bác sĩ thủ đô nhiều năm qua đã nỗ lực làm tốt việc này.
Bí thư Vương Đình Huệ kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Ảnh: Hà Nội mới.
Bí thư Hà Nội cho rằng ngoài việc khám, chữa bệnh cho nhân dân, ngành y tế cần chỉ đạo các bệnh viện sẵn sàng thiết bị, nhân lực để ứng phó tình hình dịch có thể diễn biến phức tạp hơn trên địa bàn TP. Đồng thời, ông đề nghị sẵn sàng chi viện cho các địa phương khác.
"Chúng ta phải chuẩn bị ở mức cao nhất để không bị động, không bất ngờ trong mọi tình huống", Bí thư Thành ủy lưu ý.
Ông Huệ cũng yêu cầu sau đợt dịch này, ngành Y tế cần tổng kết, đánh giá lại năng lực chuyên môn, định hướng bài bản hơn cho toàn ngành, chú ý đến y tế cơ sở trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Sở Y tế có chính sách tháo gỡ khó khăn cho các bệnh viện trong ứng dụng công nghệ thông tin; đầu tư trong lĩnh vực y tế; đánh giá hiệu quả mô hình bác sĩ gia đình...
"Trong điều kiện bình thường, đội ngũ y, bác sĩ đã là lực lượng chịu nhiều hy sinh. Tinh thần phục vụ, hy sinh của đội ngũ tuyến đầu đặc biệt là trong việc phòng, chống dịch vừa qua luôn được chính quyền, người dân thủ đô và cả nước trân trọng, đánh giá cao", Bí thư Thành ủy nói.
Ông Vương Đình Huệ mong ngành y tế thủ đô tiếp tục phấn đấu, cùng cả nước đẩy lùi dịch Covid-19, góp phần thực hiện "mục tiêu kép" vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội.
Nguy cơ dịch COVID-19 lây lan trong cộng đồng từ ca mắc chưa rõ nguồn lây Tại phiên họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Hà Nội chiều 12/8, liên quan đến ca mắc COVID-19 mới chưa rõ nguồn lây, Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Văn Quý cảnh báo nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng, đồng thời yêu cầu phải có giải pháp quyết liệt hơn trong thời gian tới. Trước đó, cũng...