Bệnh viện đầu tiên niêm yết trên sàn có gì hấp dẫn?
CTCP Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (TNH) dự kiến sẽ tăng trưởng tốt về kết quả kinh doanh từ năm 2020 khi các Bệnh viện Yên Bình đi vào hoạt động từ tháng 12/2019 và Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên giai đoạn 2 đi vào hoạt động trong tháng 8/2020.
Giải bài toán tăng trưởng nhờ 2 bệnh viện mới đi vào hoạt động
Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên là một bệnh viện ngoài công lập, bắt đầu hoạt động từ năm 2014, nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh chất lượng cao của nhân dân ở tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận – khu vực có nhu cầu khám chữa bệnh cao và thường xuyên xảy ra tình trạng quá tải tại các bệnh viện công lập.
Quy mô ban đầu của bệnh viện quốc tế Thái Nguyên chỉ 150 giường bệnh, đến nay, hơn 200 giường bệnh với trang thiết bị y tế, máy móc hiện đại. Trong năm 2019, Bệnh viện đã khám điều trị ngoại trú cho 184.429 người bệnh, điều trị nội trú cho 17.095 người bệnh.
Đứng trước tình trạng quá tải cả về khám và chữa bệnh, TNH đã đầu tư mở rộng công suất phục vụ, hướng đến đáp ứng nhu cầu tăng lên ở các khu vực lân cận tỉnh Thái Nguyên, nhất là nhu cầu của người lao động tại các khu công nghiệp trong địa bàn tỉnh.
Video đang HOT
TNH đầu tư mở rộng công suất phục vụ trước tình trạng bệnh viện luôn quá tải
Cuối năm 2019, bệnh viện quốc tế Thái Nguyên giai đoạn 2 (tổng mức đầu tư 450 tỷ đồng) và bệnh viện Đa khoa Yên Bình (tổng mức đầu tư hơn 270 tỷ đồng) đi vào hoạt động, bước đầu đón bệnh nhân tới khám chữa bệnh. Cả 2 bệnh viện đều được trang bị thiết bị máy móc hiện đại, thế hệ mới.
180.000 công nhân và cán bộ của Samsung Thái Nguyên sẽ khám chữa bệnh và khám sức khỏe định kỳ tại đây theo hợp đồng ký kết
Đáng chú ý, bệnh viện đa khoa Yên Bình quy mô 163 giường bệnh với hơn 4.000 dịch vụ kỹ thuật được Bộ Y tế cấp phép. Đặc biệt, bệnh viện không phân biệt nơi đăng ký ban đầu, không cần giấy chuyển viện, người bệnh được hưởng đầy đủ các chế độ của thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT).
Bảng 1: các bệnh viện hiện hữu của TNH đến cuối tháng 6/2020 (nguồn TNH)
Tên bệnh viện Năm hoạt động Công suất kế hoạch Công suất thực tế BV Quốc tế Thái Nguyên (GĐ1) 2014 200 202 BV đa khoa Yên Bình 12/2019 150 163 BV Quốc tế Thái nguyên (GĐ2) Quý 3/2020 (dự kiến) 400 300
Giới đầu tư nhìn nhận, với lợi thế nằm ngay cạnh Khu công nghiệp Yên Bình (nơi nhà máy Samsung tọa lạc) Bệnh viện đa khoa Yên Bình đi vào hoạt động sẽ mang lại nguồn thu lớn, ổn định trong cơ cấu doanh thu, lợi nhuận của TNH.
Hiện TNH đã có trong tay nhờ hợp đồng chính thức với Samsung Thái Nguyên, nhà máy lớn nhất châu Á của Tập đoàn Samsung với 180.000 công nhân và cán bộ trong khu công nghiệp s
Hơn 45% doanh nghiệp niêm yết thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ công bố thông tin
Đây là cuộc khảo sát được thực hiện bởi Vietstock và Hiệp hội Các nhà quản trị tài chính Việt Nam (VAFE) thực hiện.
Top 3 doanh nghiệp niêm yết (nhóm Large cap) có hoạt động IR được định chế tài chính đánh giá cao nhất 2020
Cụ thể, kết quả cuộc khảo sát toàn diện trong giai đoạn 12 tháng (1/5/2019 - 30/4/2020) cho thấy, số lượng doanh nghiệp niêm yết tuân thủ đúng và đầy đủ về nghĩa vụ công bố thông tin trên cả hai sàn chứng khoán (HOSE và HNX) là 329 doanh nghiệp trong tổng số 729 doanh nghiệp niêm yết thuộc danh sách khảo sát, tương ứng với tỷ lệ 45,13%.
Ở góc độ quỹ đầu tư (bên mua), ông Nguyễn Hoàng Linh, Giám đốc Nghiên cứu Công ty liên doanh Quản lý quỹ đầu tư Chứng khoán Vietcombank (VCBF) cho biết: "Trước khi đầu tư, chúng tôi sẽ nghiên cứu rất kỹ công ty về các góc độ hoạt động kinh doanh, kế hoạch đầu tư, mở rộng..., nên rất cần nguồn thông tin chính thống, độ tin cậy cao. Nếu doanh nghiệp có cách cung cấp thông tin chuyên nghiệp, đầy đủ, kịp thời, sẽ giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về doanh nghiệp và tự tin hơn trong các quyết định đầu tư. Do đó, chúng tôi thường trả một mức cao hơn cho doanh nghiệp. Ngược lại, khi doanh nghiệp không làm tốt hoạt động IR (quan hệ nhà đầu tư) có thể dẫn đến thiếu hụt thông tin, thì chúng tôi xem đó là một dạng rủi ro. Mà khi rủi ro tăng, thì mức định giá cho doanh nghiệp sẽ giảm".
Doanh nghiệp niêm yết đạt chuẩn công bố thông tin 2011-2020 (Nguồn: VAFE).
Trong khi đó, ông Nguyễn Anh Đức, Giám đốc Khối Dịch vụ chứng khoán khách hàng tổ chức - Phát triển khách hàng tổ chức CTCP Chứng khoán SSI cho biết, công tác IR của các doanh nghiệp đã cải thiện rõ ràng trong 5 năm vừa rồi. Có những công ty thậm chí tiệp cận với IR trong khu vực. Tuy nhiên, vẫn còn những doanh nghiệp chưa phân bổ vào nguồn lực IR hoặc chưa quan tâm, thường là các công ty nhỏ hoặc chưa đại chúng.
Bên cạnh đó, nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài đối với vấn đề ESG (chỉ nhóm các yếu tố Môi trường, Xã hội và Quản trị công ty - PV) đang có xu hướng gia tăng. Điều này sẽ tạo áp lực cho các công ty Việt Nam trong việc phải hiểu về ESG, áp dụng ra sao vào doanh nghiệp, tuân thủ các nguyên tắc trong ESG... và chuẩn bị nội dung đủ tốt về ESG trong hoạt động IR của mình, vì đây là nội dung sẽ ngày được đòi hỏi nhiều hơn.
Ông Anh Đức nhìn nhận, ESG sẽ là nội dung khiến công tác IR của doanh nghiệp trở nên khác biệt trong vòng vài năm tới.
Theo báo cáo gần nhất, có ít nhất 60% nguồn vốn toàn cầu đã đưa ESG trở thành những tiêu chuẩn để đánh giá đầu tư, ngoài các thông tin phân tích tài chính, hoạt động kinh doanh khác. Doanh nghiệp làm tốt điều này sẽ có lợi thế nhất định trong việc cạnh tranh thu hút nguồn vốn.
Theo kết quả mùa bình chọn IR Awards năm 2020, có 45 doanh nghiệp lọt vào vòng chung khảo để tiếp tục được bình chọn vào Top 3 - được phân chia theo mức vốn hóa và phân chia theo bình chọn từ nhà đầu tư và định chế tài chính.
Novaland dự kiến tăng vốn điều lệ lên hơn 9.708 tỷ đồng Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, mã chứng khoán: NVL) vừa thông qua Nghị quyết tăng vốn điều lệ từ hơn 9.695 tỷ đồng lên hơn 9.708 tỷ đồng. Cụ thể, Novaland sẽ phát hành gần 1,3 triệu cổ phiếu, với tổng giá trị theo mệnh giá hơn 12,9 tỷ đồng. Sau...