Bệnh viện đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn kim cương về điều trị đột quỵ
Sáng 7/4, Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM được Tổ chức Đột quỵ thế giới trao tặng kỷ lục Việt Nam là bệnh viện đạt chuẩn kim cương trong điều trị đột quỵ.
GS Hoàng Quang Thuận, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Tổ chức kỷ lục Việt Nam cho biết, Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM là bệnh viện đầu tiên cả nước được nhận kỷ lục này do Tổ chức Đột quỵ thế giới trao tặng.
“Tổ chức Đột quỵ thế giới đánh giá Bệnh viện Nhân dân 115 đã sử dụng những kỹ thuật cao trong điều trị đột quỵ để cứu sống nhiều trường hợp nguy kịch” , GS Thuận cho biết.
Bệnh viện Nhân dân 115 nhận kỷ lục Việt Nam đạt chuẩn kim cương trong điều trị đột quỵ.
Theo PGS TS BS Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch Hội Đột quỵ TP.HCM kiêm Trưởng khoa Bệnh lý mạch máu não, Bệnh viện Nhân dân 115, đột quỵ để lại nhiều di chứng nặng nề và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Đột quỵ đa phần rơi vào các nước đang hoặc kém phát triển. Cứ 100 người đột quỵ thì có khoảng 70 người không thể có được cuộc sống như trước.
Cũng theo ông Thắng, dựa vào những kết quả nghiên cứu trong điều trị đột quỵ, Tổ chức Đột quỵ thế giới đã đưa ra 7 tiêu chí đối với chuẩn kim cương.
Video đang HOT
“Thời gian là một trong những tiêu chí khó đạt nhất trong chuẩn kim cương. Tiêu chí này yêu cầu 75% bệnh nhân đột quỵ phải được can thiệp dưới 60 phút ngay nhập viện. Trong đó, số bệnh nhân được can thiệp dưới 45 phút phải đạt 50%”, ông Thắng nói.
Ông Thắng cho biết thêm, các trung tâm đột quỵ của Việt Nam đã điều trị hơn 3.250 bệnh nhân độ quỵ trong năm 2020. Bệnh viện Nhân dân 115 là đơn vị dẫn đầu cả nước trong điều trị thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch và lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học cho bệnh nhân nhồi máu não cấp, vốn có thể kéo dài cửa sổ điều trị lên đến 24 giờ ở một số trường hợp.
Đã có trên 1.300 bệnh nhân được điều trị bằng các phương pháp này tại Bệnh viện Nhân dân 115, góp phần hạ thấp tỉ lệ tàn phế đáng kể cho người bệnh.
Trong năm 2020, đơn vị đã điều trị gần 13.000 bệnh nhân đột quỵ não. Việc rút ngắn thời gian nằm viện đối với bệnh nhân bị đột quỵ não từ 5,88 ngày (năm 2016) còn 4,03 ngày (năm 2020) là một minh chứng thuyết phục về tính hiệu quả của quy trình điều trị.
Cần làm gì khi phát hiện túi phình mạch máu não chưa vỡ?
Túi phình động mạch não khá thường gặp, ước tính khoảng 2% - 3% dân số. Như vậy, với dân số gần 100 triệu người, Việt Nam có khoảng 2 - 3 triệu "quả bom nổ chậm".
Bị túi phình mạch máu não nếu không điều trị đúng, hậu quả sẽ khó lường.
PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng - Phó chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, Trưởng khoa Bệnh lý mạch máu não, Bệnh viện Nhân dân 115 (TPHCM) - cho biết, bệnh lý túi phình động mạch não khá thường gặp. Ước tính khoảng 2-3% trong dân số và có thể cao hơn ở người lớn tuổi. Như vậy, tại Việt Nam, có khoảng 2-3 triệu "bom nổ chậm" do túi phình động mạch não. Mặc dù vậy, tỷ lệ xuất huyết màng não do vỡ túi phình hiện nay chỉ vào khoảng 6-10 ca/100.000 dân.
Túi phình kích thước bao nhiêu sẽ vỡ?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ vỡ túi phình như: tuổi cao, tăng huyết áp, hút thuốc lá, gia đình đã có người bị vỡ túi phình... Tuy vậy, kích thước túi phình được xem là yếu tố quan trọng nhất và có tính quyết định trong việc xử trí.
Tổ chức nghiên cứu túi phình động mạch não ISUIA thống kê có 1.692 bệnh nhân bị túi phình động mạch não với kích thước từ 2mm trở lên. Trong số đó, 1.077 bệnh nhân mang túi phình chưa vỡ.
Trong 5 năm, người có túi phình động mạch não nhỏ hơn 7mm nguy cơ vỡ rất thấp, người có túi phình nằm ở các vị trí tuần hoàn trước không bị vỡ, 1,5% người có nguy cơ vỡ của túi phình động mạch thông sau. Tuy vậy, nguy cơ vỡ sẽ tăng lên nếu kích thước túi phình trong khoảng 7-12mm, đặc biệt lớn hơn 12mm.
Túi phình mạch máu não
3 giải pháp đối với các túi phình động mạch não chưa vỡ
- Phẫu thuật kẹp túi phình: có 2 nghiên cứu phân tích gộp, đánh giá kết quả phẫu thuật kẹp túi phình chưa vỡ. Kết quả cho thấy, tỷ lệ tàn phế là 4,1% và 10,9%; tỷ lệ tử vong lần lượt là 1% và 2,9%. Nguy cơ tử vong có thể hơn 20% với túi phình tuần hoàn sau hoặc túi phình kích thước lớn.
- Can thiệp bít lại túi phình: dựa trên các phân tích gộp, tỷ lệ kết quả không tốt ở nhóm điều trị can thiệp 3% - 4%; tỷ lệ tử vong 1% - 2%. Trong nghiên cứu ISUIA, tỷ lệ tử vong ở nhóm can thiệp là 3,1%. Nguy cơ tử vong cũng sẽ cao hơn với túi phình tuần hoàn sau hoặc túi phình kích thước lớn.
- Điều trị bảo tồn: bao gồm kiểm soát huyết áp, tránh thuốc lá, bia rượu. Quan trọng, cần theo dõi túi phình bằng các kỹ thuật hình ảnh mạch máu không xâm lấn (MRA hoặc CTA) sau 6 tháng, hoặc 1 năm để đánh giá việc gia tăng kích thước. Lưu ý, chỉ nên chọn 1 kỹ thuật hình ảnh học để theo dõi (nếu đã chọn MRA lần đầu, thì nên lặp lại MRA sau đó) nhằm tránh sai số giữa 2 kỹ thuật. Đây là lựa chọn hợp lý cho túi phình chưa vỡ có kích thước nhỏ hơn 7mm.
Tóm lại, hiện nay chưa có chứng cứ cho thấy lợi ích của việc can thiệp so với điều trị bảo tồn trên đối tượng có túi phình kích thước từ 7-12 mm. Do đó, nhóm bệnh nhân này nên được theo dõi kích thước mỗi 6 tháng. Việc quyết định can thiệp sẽ tùy thuộc vào những yếu tố đi kèm như: tuổi, tiền sử gia đình, vị trí ở động mạch thông sau, kích thước gia tăng trong quá trình theo dõi.
Riêng túi phình có kích thước lớn hơn 12mm nên được xử trí sớm. Đặc biệt khi bệnh nhân trẻ và có tiền sử gia đình từng bị bệnh này.
Thần tốc cấp cứu bệnh nhân đột quỵ não Bệnh nhân nữ 47 tuổi, bị nhồi máu não cấp, liệt nửa mặt, được bác sĩ Bệnh viện Xuyên Á cấp cứu trong "thời gian vàng". Người phụ nữ đột ngột yếu nửa người bên trái, liệt mặt trái, nói khó. Người nhà cho uống thuốc, sau một giờ triệu chứng không giảm nên đưa bệnh nhân vào cấp cứu tại Bệnh viện...