Bệnh viện Đa khoa Khu vực tỉnh An Giang cứu sống bệnh nhân nguy cơ tử vong do vết thương nặng
Kết quả thăm khám ban đầu và thông tin từ người nhà bệnh nhân cho biết, anh P. bị đâm bằng dao, gây ra vết thương thượng vị hướng lên ngực đường kính khoảng 2cm
Ngày 24-1, Bệnh viện Đa khoa Khu vực tỉnh An Giang cho biết: ê-kíp trực ngoại thần kinh- lồng ngực, Khoa Cấp cứu phối hợp Khoa Gây mê hồi sức (Bệnh viện Đa khoa Khu vực tỉnh An Giang) đã phẫu thuật thành công cứu sống bệnh nhân bị shock mất máu nặng, nguy cơ tử vong do vết thương thấu ngực, bụng xuyên tim.
Bệnh nhân được phẫu thuật cấu cứu
Trước đó, khoảng 19 giờ 30 phút, ngày 23-1, bệnh nhân Nguyễn Vũ P. (32 tuổi, ngụ thị trấn Nhà Bàn, Tịnh Biên, An Giang) được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa Khu vực tỉnh An Giang trong tình trạng lơ mơ, thở yếu, mạch, huyết áp bằng không…
Kết quả thăm khám ban đầu và thông tin từ người nhà bệnh nhân cho biết, anh P. bị đâm bằng dao, gây ra vết thương thượng vị hướng lên ngực đường kính khoảng 2cm
Xác định bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao, ê-kíp ngoại thần kinh- lồng ngực, Khoa Cấp cứu phối hợp Khoa Gây mê hồi sức (Bệnh viện Đa khoa Khu vực tỉnh An Giang) đã phẫu thuật cấp cứu khẩn khâu lại vết thương tim (tâm thất phải # 1,5cm), khâu vết thương gan, khâu lại cơ hoành, với lượng máu được truyền tổng cộng 6 đơn vị.
Sau 3 giờ tiến hành cấp cứu, bệnh nhân P. đã được cứu sống. Hiện, nhịp tim đều, dấu hiệu sinh tồn ổn định, các ống dẫn lưu không ra máu.
Những sai lầm khiến chàng trai phải chạy thận khi mới 17 tuổi
Ở độ tuổi thiếu niên, H. đã bị suy thận giai đoạn cuối. Thanh xuân của cậu bắt đầu bằng chuỗi ngày chạy thận ở các bệnh viện.
Video đang HOT
H. giúp vợ những công việc nhẹ như giặt đồ cho con.
"Nhậu nhẹt mỗi ngày đã tàn phá cơ thể tôi"
Lê Ngọc H. sinh năm 2000, quê ở Long Xuyên - An Giang. Cậu bắt đầu chạy thận từ năm 17 tuổi, ở độ tuổi mà ai cũng cho rằng "đầu đội trời, chân đạp đất" khỏe mạnh và cường tráng nhất. Có lẽ nếu không mắc những sai lầm trong sinh hoạt và ăn uống thì H. đã có một tuổi trẻ thật đẹp như bao người khác.
Đã chạy thận 3 năm nhưng H. vẫn không chấp nhận sư thật, cậu không chịu điều trị bệnh cho tới khi gặp vụ tai nạn bất ngờ mới có thể thay đổi suy nghĩ.
H. là con trai út trong nhà, điều kiện kinh tế khó khăn. Từ nhỏ, H. đã biết phụ cha mẹ lao động mưu sinh. Lên lớp 6, cậu nghỉ học đi phụ hồ với ba, ra đời từ rất sớm nên H. quen với việc hút thuốc, nhậu nhẹt. Tới năm 15 tuổi, H. lên Sài Gòn làm bảo vệ cho một dãy nhà trọ ở quận Bình Tân. Vì tính chất công việc nên H. thường xuyên thức khuya.
Từ khi lên Sài Gòn, H. thường tụ tập bạn bè cùng lứa đi nhậu, một tuần 7 ngày thì nhậu hết 6 ngày. H. chia sẻ: "Hồi trước ham chơi, nhậu nhẹt nhiều, hầu như ngày nào cũng nhậu. Với lại từ nhỏ tôi đã có thói quen ăn mặn, chắc đây là con đường chính dẫn đến suy thận."
Ở tuổi mới lớn, H. đã tự hình thành cho mình một thói quen thức khuya cùng với lịch hẹn uống bia dày đặc ở các quán nhậu với bạn bè. Tuổi trẻ thường chủ quan, năm 16 tuổi H. thường xuyên thấy mệt, nhậu xong hay nôn ói - chuyện mà trước đây chưa từng xảy ra với cậu.
Nghĩ là bệnh cảm hay suy nhược bình thường nên H. chẳng bận tâm. Sau những cuộc nhậu, bạn bè cho rằng cậu đã bị giảm tửu lượng, uống không được nhiều như trước. Cơ thể yếu hơn hẳn, H. cảm nhận được sự thay đổi này nhưng không mấy bận tâm tới.
Cho đến 1 năm sau, trong một lần sốt cao mê man không đi được, H. được bạn đưa tới Bệnh viện Quận 11. Cầm kết quả trên tay, cậu suy sụp khi được chẩn đoán suy thận giai đoạn cuối, phải chạy thận ngay tức tốc.
Đến lúc này, cậu thanh niên 17 tuổi mới ý thức được rằng mình đã bị bệnh thật và phải điều trị. Tuy nhiên thay vì lo sợ thì H. vẫn thờ ơ, không chịu làm theo chỉ định của bác sĩ về giờ giấc sinh hoạt và chế độ ăn uống.
Những ngày đầu chạy thận, tính ham chơi vẫn còn "trong máu" của H. Cậu bất cần đến sự sống và tiếp tục lao vào những cuộc chơi thâu đêm, nhậu nhẹt đến sáng.
Mắt đỏ hoe, H. nhớ lại: "Hồi đó tôi nghĩ đơn giản lắm, dù gì cũng chết, sớm hay muộn gì cũng như nhau. Nên tôi chơi bời không lo lắng gì cả. Cho tới khi tôi đua xe bị tai nạn, nhìn cha mẹ cực khổ chăm sóc trong bệnh viện tôi mới hối hận. Từ đó, tôi chỉ lo đi làm và có ý định lập gia đình."
Lần tai nạn đối với H. có lẽ là lần giúp cậu thay đổi được suy nghĩ của mình. Từ một cậu nhóc ham chơi và bất cần trở thành một chàng thanh niên chín chắn. H. bắt đầu "lột xác" từ suy nghĩ cho tới hành động, cậu chăm chỉ đi làm, thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ, sinh hoạt lành mạnh và gần gũi với ba mẹ hơn.
Cánh tay trái của H. sau khi mổ tạo đường mạch máu để chạy thận.
Suy thận rồi... uống nước cũng dè dặt
Hiện H. đã có vợ và con gái nhỏ, cuộc sống vất vả hơn khi sức lao động không còn như ngày trước. Cậu làm phụ hồ, do sức khỏe yếu nên hay nghỉ bất thường. Mỗi ngày, H. phải bươn chải kiếm sống như bao người khác. Chẳng có một đặc cách nào cho chàng trai trẻ tuổi, dù sức khỏe chỉ còn lại phân nửa.
Số tiền H. kiếm được chỉ đủ tiền ăn cho hai vợ chồng, tiền viện phí phải nhờ vả vào mẹ. Tuy đã có thẻ bảo hiểm y tế, được miễn giảm 80%, nhưng số tiền 5 triệu đồng tiền viện phí mỗi tháng vẫn là một gánh nặng cho gia đình cậu.
Cô Bé Bảy mẹ của H. đã hơn 50 tuổi, cô cũng làm công việc phụ hồ như H.; cô than thở: "Nhìn nó bệnh tật vậy tôi thương lắm, tôi phải đi phụ hồ để cho nó tiền đóng viện phí, chứ một mình nó làm đâu nổi".
Lịch chạy thận của H. vào thứ 3, thứ 5 và thứ 7 hàng tuần. Cậu than thở vào ngày thứ 3 thì sức khỏe yếu hơn với người suy thận giai đoạn cuối, cậu không làm được việc gì, có khi chỉ nằm một chỗ chờ tới giờ đi chạy thận.
Nhìn bạn bè thoải mái trong những lần tụ tập, còn H. phải dè dặt kể cả việc uống nước. 3 năm chạy thận có lẽ đã khiến cậu trân trọng hơn giá trị của cuộc sống, H. cũng khuyên nhủ bạn bè thay đổi những thói quen xấu. Cậu mong rằng không có người thân hay bạn bè nào phạm sai lầm như cậu.
Hình xăm trên cơ thể cũng là lý do khiến H. khó xin việc nên cậu chỉ có thể đi phụ hồ.
Theo bác sĩ Nguyễn Thụy Trâm Anh, Khoa Nội thận - Thận nhân tạo, Bệnh viện Quận 11: "Suy thận mạn có 4 nguyên nhân chủ yếu, một là biến chứng từ bệnh lý mãn tính như tăng huyết áp và đái tháo đường. Hai là do bệnh lý tự miễn và miễn dịch, ba là do sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc gây độc thận, bốn là do bệnh lý di truyền."
Ở trường hợp của H. thì nguyên nhân gây ra bệnh suy thận mạn là do biến chứng từ bệnh mãn tính. Bởi việc ăn mặn, nhậu nhiều và thức khuya kéo dài là nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh mãn tính, dẫn đến suy thận mạn.
Bệnh suy thận thường có ít biểu hiện, chỉ tới khi bệnh chuyển sang giai đoạn trễ mới cảm nhận được rõ ràng. Sự chủ quan đối với sức khỏe, coi thường những biểu hiện nhỏ có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Bác sĩ Trâm Anh khuyên: "Để phòng tránh suy thận mạn, mọi người cần tầm soát sức khỏe mỗi năm 2 lần. Để phát hiện sớm các bệnh lý mãn tính và kịp thời điều trị. Ngoài ra cần ăn uống điều độ, lựa chọn thực phẩm tươi và sạch, thường xuyên tập thể dục, ngủ đủ giấc.
Nghiên cứu ứng dụng một số loại rau, củ, quả trong điều chế thuốc trị bệnh đái tháo đường Đề tài "Khảo sát hoạt tính ức chế Enzyme -Glucosidase của một số rau, củ, quả tại An Giang trong hỗ trợ điều trị bệnh Đái tháo đường" được đánh giá có nhiều tiềm năng khai thác để ứng dụng thực tế. Đề tài "Khảo sát hoạt tính ức chế Enzyme -Glucosidase của một số rau, củ, quả tại An Giang trong hỗ...