Bệnh viện dã chiến 2.3 hỗ trợ tiêm chủng vắc xin COVID-19 tại Nam Sudan
Tại Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc ở Cộng hòa Nam Sudan, Liên Hiệp Quốc tổ chức tiêm chủng vắc xin cho tất cả các nhân viên.
Bác sĩ của Bệnh viện dã chiến 2.3 hỗ trợ tiêm chủng vắc xin COVID-19 tại Nam Sudan – Ảnh: Bệnh viện dã chiến 2.3
Thông tin từ Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 (BVDC 2.3) từ Nam Sudan cho biết, được sự ủy quyền của Liên Hiệp Quốc, dưới chỉ đạo của trưởng quân y phái bộ, BVDC 2.3 tiếp tục hỗ trợ tiêm chủng vắc xin COVID-19 (liều 2) cho 50 nhân viên trong tổng số hơn 250 người của đơn vị công binh Pakistan.
Video đang HOT
Để chuẩn bị cho hoạt động trên, BVDC 2.3 đã thành lập ban chỉ đạo tiêm chủng và khu tiêm chủng. Các nhân viên y tế của bệnh viện tham gia tiêm chủng đều qua chương trình đào tạo của Tổ chức Y tế thế giới và các quy trình tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc, cộng với học hỏi kinh nghiệm từ các đợt tiêm chủng tại Việt Nam.
Tại bệnh viện, khu vực tiêm được phân chia khoa học với các bộ phận: bàn tiếp nhận, khám sàng lọc, tiêm và theo dõi sức khỏe sau tiêm. Vắc xin được sử dụng của Hãng Astra Zeneca sản xuất tại Ấn Độ với liều lượng 0,5ml một lần tiêm. Sau tiêm, các công binh Pakistan được hướng dẫn qua khu vực nằm nghỉ theo dõi tại giường bệnh theo đúng quy trình của WHO.
Với sứ mệnh bảo vệ sức khỏe của nhân viên và người dân trong phái bộ, BVDC 2.3 không chỉ thực hiện nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho các lực lượng Gìn giữ hòa bình mà còn góp phần chung tay trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19 trên thế giới nói chung và tại đất nước Nam Sudan nói riêng.
TP HCM điều trị hơn 2.100 F0 trẻ em
2.182 F0 là trẻ em dưới 16 tuổi, trong số hơn 32.900 bệnh nhân tại các cơ sở điều trị Covid-19 tính đến ngày 13/8, theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM.
Đơn vị điều trị Covid-19 Bệnh viện Nhi đồng 2, hoạt động ngày 17/6 với 60 giường với 10 giường hồi sức. Số F0 ngày càng tăng, nơi này đã nâng công suất lên 200 giường với 10 giường cấp cứu, 20 giường hồi sức. Tính đến nay, bệnh viện tiếp nhận 750 bệnh nhi F0, xuất viện 387, chuyển tuyến 158 trường hợp.
Bệnh viện Nhi đồng Thành phố hiện điều trị 120 bệnh nhi Covid-19, đang mở rộng số giường để tăng công suất điều trị.
Trẻ mắc Covid-19 điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Bệnh viện dã chiến số 4 do Bệnh viện Nhi đồng Thành phố phụ trách, hơn một tháng qua tiếp nhận khoảng 1.000 trẻ mắc Covid-19. Nơi này đang điều trị khoảng 200 trẻ. Đa số các bé đi cùng gia đình đến bệnh viện để được cách ly, chăm sóc, điều trị.
Bác sĩ Nguyễn Trần Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, tham gia điều trị ở Bệnh viện dã chiến 4, cho biết trẻ em mắc Covid-19 nguy cơ biến chứng ít hơn so với người già, người có bệnh nền. Tuy nhiên, một số trẻ em có bệnh lý béo phì hoặc bệnh lý mạn tính cần lưu ý. Những trường hợp này, bác sĩ theo dõi kỹ để sớm phát hiện biến chứng.
Theo bác sĩ Nam, việc chăm sóc trẻ mắc Covid-19 có đặc thù khác hơn so với người lớn, như cần chế độ chăm sóc về dinh dưỡng, thuốc men điều trị triệu chứng, sàng lọc các biến chứng nếu có dấu hiệu xuất hiện. Trẻ cũng được hỗ trợ về tâm lý.
Từ 27/4 đến nay, TP HCM ghi nhận hơn 137.000 ca F0 cộng đồng. Hiện, 1.612 bệnh nhân nặng đang thở máy và 16 trường hợp can thiệp ECMO. Trong ngày 12/8, hơn 2.100 người xuất viện, nâng tổng số xuất viện từ đầu năm đến nay lên hơn 65.100 người.
Bác sĩ sáng chế bình oxy đặc biệt giúp hàng trăm F0 vượt cửa tử "Do nhu cầu cấp thiết, bệnh nhân cần thở oxy quá nhiều nên chúng tôi tìm cách chế ra nhiều ống thở cho một bình oxy. Sáng chế này xuất phát từ việc chia oxy cho hồ nuôi cá tại nhà", bác sĩ Hiếu nói. Theo bác sĩ Phan Trung Hiếu (Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM) đang làm nhiệm vụ tại Bệnh viện...