Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ phải đóng cửa nếu không cho dùng máy đặt, máy mượn
Bệnh viện Chợ Rẫy đề xuất, trong khi cơ cấu giá dịch vụ y tế chưa tính phần khấu hao, cần cho phép đặt máy, mượn máy để đảm bảo hoạt động khám chữa bệnh.
Sáng 30/9, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM đã làm việc, khảo sát tại Bệnh viện Chợ Rẫy về việc thực hiện cơ chế tự chủ và đấu thầu mua sắm thuốc.
Tại buổi khảo sát, bác sĩ Trần Thành Vinh, Trưởng Khoa Hóa sinh, cho hay, tình trạng thiếu hóa chất, thiếu trang thiết bị tạo gánh nặng lớn cho công tác xét nghiệm, không đủ xét nghiệm trả cho người bệnh. Từ đó, dẫn đến nguy cơ bác sĩ không đủ kết quả để chẩn đoán, ảnh hưởng đến chất lượng khám và điều trị.
“Ví dụ trước đây có đầy đủ thuốc thử, nhiều hệ thống máy móc hoạt động nhưng nay chỉ còn một hệ thống nên dẫn đến quá tải và nguy cơ có sai sót”, ông nói.
Cũng theo bác sĩ Vinh, hiện phần lớn trang thiết bị của bệnh viện là máy đặt, máy mượn. Với hình thức tặng máy, các nhà cung cấp lớn và nhiều quốc gia không khuyến khích, chưa có chủ trương. Bệnh viện Chợ Rẫy cũng hết sức cân nhắc khi tiếp nhận máy tặng. Bởi lẽ, vấn đề phí bảo trì, bảo dưỡng sẽ rất nhiều vướng mắc.
Trong khi đó, các hình thức khác như máy thuê lại chưa có hướng dẫn, muốn mua máy mới lại không có tiền. “Hình thức máy mượn, máy đặt là hợp lý nhất, giúp cho lĩnh vực xét nghiệm rất nhiều”, bác sĩ Vinh nói.
Bệnh viện Chợ Rẫy luôn quá tải nhiều năm qua.
Video đang HOT
Cùng quan điểm, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thanh Tùng, Trưởng khoa Huyết học cho hay, việc đặt máy, mượn máy giảm được gánh nặng chi phí nhà nước, phù hợp với quốc tế, được áp dụng ở nhiều nước giàu.
Theo bác sĩ Tùng, ở các quốc gia khác, máy đặt hay mượn trong 3 – 5 năm sẽ có hóa chất trọn gói 3 – 5 năm. Phần lớn máy móc hóa chất hiện nay là máy đóng, hóa chất vật tư đi kèm, không thể đem hóa chất máy này dùng cho máy kia, máy không thể vận hành hoặc nếu có cũng không cho kết quả chính xác.
Bác sĩ Tùng thẳng thắn, chủ trương của Bộ Y tế là liên thông xét nghiệm đòi hỏi chuẩn thì máy móc phải chuẩn.
Tiến sĩ Nguyễn Nhật Hải, Trưởng Phòng Tài chính Kế toán, cho hay, cơ cấu giá dịch vụ y tế hiện không tính khấu hao. Bệnh viện tự chủ từ năm 2009 đến nay, các đời máy đều đã cũ, “lấy tiền đâu mua máy mới, bắt buộc phải dùng máy mượn, máy đặt”.
“Chúng tôi đề xuất trong giai đoạn khi chưa cơ cấu khấu hao vào giá, cần phải cho phép máy đặt, máy mượn. Nếu không, bệnh viện phải đóng cửa vì hầu hết các hệ thống máy đều đặt và mượn, đi theo hóa chất đặc thù”, bà Hải nói.
Gỡ khó trong đấu thầu
Về vấn đề đấu thầu hóa chất, Tiến sĩ Hải lấy ví dụ, mỗi loại điện thoại sẽ có đầu cắm khác nhau theo từng hãng máy, hóa chất đi theo máy đóng cũng tương tự. Vì thế khi đấu thầu hóa chất đóng, rất khó, thậm chí là không thể có đủ 3 bảng báo giá theo quy định đấu thầu hiện tại.
“Vô tình khi đấu thầu hóa chất lại tạo nên độc quyền, lại thêm một cái sai nữa”, bà Hải nói.
Thạc sĩ Huỳnh Hữu Pho, Trưởng phòng Trang thiết bị Y tế, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, nhu cầu mua sắm trang thiết bị y tế tại bệnh viện rất nhiều nhưng gặp khó khăn.
Thứ nhất là việc xác định giá, bao gồm giá đầu vào để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Sau khi đấu thầu có kết quả, giá chọn phải thấp hơn giá kê khai của nhà thầu.
Tuy nhiên thiết bị y tế là thiết bị đặc thù, giá phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cấu thành, tính năng của thiết bị, yêu cầu kỹ thuật. Nếu nhà cung cấp không cung cấp cụ thể thông tin từng phần của thiết bị, việc xác định giá phù hợp rất khó.
Máy móc, trang thiết bị hiện là khó khăn rất lớn của các bệnh viện.
Tiếp đến, một số thiết bị thế hệ mới chưa cung cấp về Việt Nam, một số thiết bị đặc thù, công nghệ cao cũng hạn chế nhà sản xuất. Ví dụ, máy xạ trị hiện chỉ có 2 nhà sản xuất trên thế giới, nên việc lập kế hoạch mua sắm căn cứ trên 3 báo giá là rất khó.
Đại diện các khoa phòng dẫn chứng, có những mặt hàng trong thời điểm đánh giá hồ sơ thầu vẫn còn lưu hành nhưng khi dự thầu đã hết hạn, không thể mua được. Ngoài ra, hiện chưa có quy định cập nhật giá thị trường. Trong hoàn cảnh dịch bệnh, biến động giá đã vượt ngoài khung mà Bộ Y tế quy định. Điển hình là tất cả sản phẩm liên quan đến nhựa PVC, bị biến động bởi giá dầu thế giới.
“Gần đây chúng tôi mới mua được bơm kim tiêm một cách chính thống. Cứ báo giá ngày hôm nay, làm xong kế hoạch nhưng 2 tháng sau chính đơn vị báo giá đó không dự thầu nữa. Người ta nói là giá đã cũ rồi”, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Bình, Trưởng khoa Dược, nói.
Cũng tại buổi làm việc, đại diện Bệnh viện Chợ Rẫy kiến nghị sớm điều chỉnh tính đúng tính đủ cơ cấu giá dịch vụ y tế. Hiện nay, giá dịch vụ khám chữa bệnh chưa được tính đủ, chỉ tính 4/7 thành phần. Ba phần chưa tính là khấu hao tài sản, phí hoạt động gián tiếp để vận hành bệnh viện; chi phí đào tạo bồi dưỡng chuyển giao công nghệ.
Nhiều phụ nữ nhiễm trùng, hỏng "quả táo" sau phẫu thuật nâng ngực làm đẹp
Chiều ngày 22/9, nguồn tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, đang điều trị cho một bệnh nhân bị biến chứng thẩm mỹ sau khi đi nâng ngực.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trần Văn Dương, Phó khoa Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Chợ Rẫy, nạn nhân phải cấp cứu vì biến chứng thẩm mỹ là chị N.T.T (Cần Thơ).
Trước đó, qua giới thiệu của bạn bè, chị T. đến một cơ sở để nâng ngực bằng mỡ tự thân. Khoảng 2 tháng sau, vết thương bắt đầu chảy dịch. Chị thắc mắc với chủ cơ sở nhưng lại tư vấn là cứ nặn mủ sẽ hết, nên chị đã thực hiện và hy vọng tình trạng sẽ đỡ. Tuy nhiên tình trạng chảy dịch không thuyên giảm và đã kéo dài gần nửa năm.
Khi nhận thấy tình trạng không đỡ, chị T. mới đến Bệnh viện Chợ Rẫy thăm khám. Các bác sĩ xác định bệnh nhân bị nhiễm trùng ở vùng ngực và mô tuyến vú, nhanh chóng tiến hành phẫu thuật.
Nằm cùng phòng bệnh với chị T. là chị L.T.K.M, ngụ tại quận 4. Sau khi phẫu thuật làm quầng ngực tại một sơ sở làm đẹp trên địa bàn, vết thương của chị M. không lành và rỉ dịch liên tục. Cơ sở làm đẹp mất hơn một tháng khắc phục nhưng không hiệu quả, chị M. phải đến Bệnh viện Chợ Rẫy. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán chị bị hoại tử vùng phẫu thuật. Ê-kíp điều trị đã xử trí triệt để và tái tạo lại vùng bị tổn thương.
Cơ sở chưa được cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh theo quy định.
Cũng theo các bác sĩ cho biết, thời gian gần đây, Bệnh viện Chợ Rẫy liên tục tiếp nhận các trường hợp biến chứng do thẩm mỹ không an toàn chuyển đến. Bệnh nhân thường nặng và rất nặng vì biến chứng sau hút mỡ, tạo hình thành bụng, tạo hình mũi gây mê kéo dài gây nên tình trạng sốc. Đặc biệt, có người sốc phản vệ đã được cấp cứu kịp thời.
Cũng theo bác sĩ Dương, không ít khách hàng, bệnh nhân đã liên hệ để hỏi về các cơ sở phẫu thuật có gắn tên "C.Rẫy hoặc Chợ Rẫy" ở bên ngoài. Bác sĩ khẳng định, Bệnh viện Chợ Rẫy chỉ có duy nhất một Khoa Tạo hình Thẩm mỹ và nằm trong khuôn viên Bệnh viện, không có cơ sở bên ngoài cũng như Bệnh viện Chợ Rẫy không có bất cứ hoạt động liên quan hay hợp tác với cơ sở nào bên ngoài về phẫu thuật thẩm mỹ.
Chiều cùng ngày, thông tin từ Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cũng cho biết, hiện Thanh tra sở đang xem xét và xử lý một cơ sở thẩm mỹ "chui" từ nguồn tin báo của người dân. Cơ sở được phản ánh là Viện thẩm mỹ Xanh Ponl (258 Tô Hiến Thành, quận 10, TP Hồ Chí Minh).
Qua kiểm tra, cơ sở này đã được Sở Kế hoạch Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tên hoạt động: Công ty TNHH Xanh Ponl Beauty, đăng ký lần đầu ngày 18/3/2022.
Thời điểm kiểm tra, cơ sở đang thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ cho khách như cắt mỡ bọng mắt, đốt mụn thịt cho khách hàng. Tuy nhiên, cơ sở này chưa được Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cấp giấy phép hoạt động khám chữa bệnh theo quy định.
Do đó, đoàn kiểm tra đã tiến hành tạm giữ một số trang thiết bị, vật tư y tế và các chứng từ liên quan đến hoạt động khám chữa bệnh tại đây. Đồng thời, yêu cầu Công ty TNHH Xanh Ponl Beauty ngưng ngay việc cung cấp các dịch vụ chưa được cấp phép theo quy định, phòng y tế địa phương sẽ giám sát việc chấp hành.
Đi khám sức khỏe tổng quát, phát hiện xương cá đâm thủng thành ruột Nam bệnh nhân N.A.D (39 tuổi) chụp CT Scan toàn thân tầm soát sức khỏe, bác sĩ bất ngờ phát hiện dị vật cản quang hình que đâm thủng thành ruột, tạo áp xe. Khi đến khám sức khỏe tổng quát theo lịch định kỳ tại Trung tâm kiểm tra sức khỏe Chợ Rẫy Việt Nhật - HECI, anh D. cho biết bị...