Bệnh viện bị tố lạm thu phí test nhanh SARS-CoV-2 của bệnh nhân
Bệnh viện Đa khoa TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) bị nhân viên y tế của bệnh viện gửi đơn phản ánh về việc thu phí test nhanh SARS-CoV-2 của bệnh nhân và người nhà trái với quy định để thu lợi bất chính.
Sáng 15/10, một lãnh đạo Thanh tra Sở Y tế Đắk Lắk xác nhận, đơn vị đã nắm bắt được thông tin về đơn của tập thể nhân viên Bệnh viện Đa khoa TP Buôn Ma thuột phản ánh việc bệnh viện này có thu phí test nhanh SARS-CoV-2 sai quy định.
Bệnh viện Đa khoa TP Buôn Ma Thuột bị tố thu phí test nhanh của bệnh nhân sai quy định (Ảnh: Uy Nguyễn).
“Chúng tôi đã tham mưu để Giám đốc Sở Y tế có văn bản yêu cầu lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa TP Buôn Ma Thuột làm giải trình vụ việc gửi về Sở trước ngày 25/10 tới. Sau khi có văn bản giải trình, Sở sẽ tiến hành các bước tiếp theo”, vị lãnh đạo Thanh tra Sở Y tế cho hay.
Vừa qua, tập thể nhân viên Bệnh viện Đa khoa TP Buôn Ma Thuột đã làm đơn phản ánh gửi lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND Đắk Lắk, Công an tỉnh… về việc tại bệnh viện này có xảy ra tình trạng thu lợi bất chính từ việc test nhanh SARS-CoV-2 cho các đối tượng.
Cụ thể, theo đơn phản ánh, thời gian qua, bệnh viện được Sở Y tế và Trung tâm kiểm soát bệnh tật cung cấp một số lượng kit test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 để sàng lọc không thu phí cho một số đối tượng như: bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ, người đi từ vùng dịch về, bệnh nhân đang nằm điều trị, bệnh nhân chạy thận nhân tạo…
“Nhưng thực tế Bệnh viện Đa khoa TP Buôn Ma Thuột đã không thực hiện theo đúng chỉ đạo, dùng số test của chương trình miễn phí này để test và thu lợi bất chính với số tiền 163.000 đồng/lượt test”, nội dung trong đơn nêu rõ.
Bà Nguyễn Thị Hoa – Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa TP Buôn Ma Thuột – cho biết, bệnh viện có nhận 6.000 kit test nhanh từ CDC tỉnh để sàng lọc không thu phí cho một số đối tượng theo quy định. Sau đó, phía bệnh viện có chuyển 1.500 test nhanh cho Bệnh viện Dã chiến số 1 của tỉnh sử dụng và giữ lại 4.500 test nhanh.
Video đang HOT
“Chúng tôi khẳng định không có trục lợi từ test nhanh và sẽ tiến hành rà soát tất cả các khâu, các bước, kiểm tra lại hết để sớm có câu trả lời”, bà Hoa thông tin.
Cũng theo bà Hoa, bệnh viện cũng có mua 8.000 test nhanh nhưng việc test dịch vụ là dịch vụ, còn test theo chương trình không thu phí (một bệnh nhân với một người nhà được hưởng test miễn phí) của Sở là test theo chương trình chứ không có trục lợi.
“Hiện test nhanh của chương trình không thu phí vẫn còn nên bệnh viện vẫn thực hiện bình thường, theo đúng đối tượng được quy định”, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa TP Buôn Ma Thuột giải thích.
Bên cạnh đó, bà Hoa thông tin thêm, ngay sau khi nhận đơn vào chiều 13/10, Ban lãnh đạo bệnh viện đã chỉ đạo các bộ phận liên quan làm rõ các nội dung như đơn phản ánh để tổng hợp làm báo cáo giải trình gửi cho Sở Y tế.
Quân đội sẽ hỗ trợ cho TP.HCM ít nhất đến hết tháng 11
Lực lượng quân y có thể phải ở TP.HCM đến hết tháng 11. Tại các bệnh viện, khi nào bệnh nhân nguy kịch, bệnh nhân nặng giảm rõ rệt mới bàn tới việc giảm bệnh viện, giảm y bác sĩ.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi với Ban chỉ đạo Bộ Quốc phòng về phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh phía Nam
Sáng 29-9, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với Ban chỉ đạo Bộ Quốc phòng về phòng, chống dịch COVID-19 ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam.
Ông Đam chia sẻ sau hơn 2 tháng, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân, các lực lượng chống dịch của TP đã rất mạnh mẽ, dù có nhiều thiệt hại, hy sinh nhưng tình hình dịch từng bước được kiểm soát, tạo điều kiện để từng bước mở lại các hoạt động.
"Đó là kết quả từ việc triển khai những giải pháp đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống, nỗ lực của TP.HCM, sự hợp tác chi viện của trung ương, các địa phương, nhất là lực lượng quân đội", ông Đam nhận xét.
Phó thủ tướng ghi nhận hình ảnh đẹp của các chiến sĩ bộ đội vừa giữ gìn trật tự, chuyển túi an sinh, mua lương thực, thực phẩm cho bà con. Các chiến sĩ quân y đến từng nhà chăm sóc người nhiễm COVID-19, hỗ trợ y tế...
Thời gian tới, theo Phó thủ tướng, các tỉnh vẫn phải kiểm soát dịch bệnh khi chưa thể bao phủ vắc xin cho toàn bộ dân số, chưa có thuốc đặc trị.
Các đơn vị quân đội ở TP.HCM và các tỉnh chưa thể rút, nhưng từng bước điều chỉnh phù hợp với yêu cầu mới, dần chuyển giao lại một số nhiệm vụ cho lực lượng ở địa phương.
Ông Đam cho hay sắp tới khu vực TP.HCM có thể dần nới ra cho các hoạt động di chuyển để tạo điều kiện phục hồi sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên vẫn phải tiếp tục kiểm soát chặt chẽ người từ khu vực TP.HCM đi về các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên và những địa phương khác.
Đây là nhiệm vụ rất quan trọng của các đơn vị quân đội, cùng với việc tiếp tục tham gia xét nghiệm, điều trị bệnh nhân COVID-19. Ông mong muốn các bệnh viện quân y sẽ trở thành những điểm, trung tâm cùng với chính quyền địa phương xử lý các sự cố sức khỏe cộng đồng trong tương lai.
Thượng tướng Võ Minh Lương - thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt Chính phủ - cho biết thời gian tới, việc các khu vực ở TP.HCM nới lỏng giãn cách sẽ khiến cho việc quản lý khó khăn hơn.
Do vậy, ông đề nghị các đơn vị tiếp tục ở lại làm nhiệm vụ phải tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để người dân có ý thức phòng, chống dịch.
Cũng theo ông Lương, giai đoạn nới lỏng giãn cách người dân có thể tiếp cận được y tế, nhu cầu thiết yếu nên trước mắt điều chỉnh lực lượng bộ binh ở những vùng xanh, cận xanh; các vùng đỏ, cạn đỏ vẫn giữ nguyên lực lượng.
Riêng các tổ quân y căn cứ vào số F0 phụ trách và vào độ bảo đảm của y tế địa phương để điều chỉnh. Nếu địa phương bảo đảm được mới điều chỉnh, còn chưa bảo đảm được sẽ không điều chỉnh.
"Trường hợp có điều chỉnh thì trên cơ sở vùng xanh, cận xanh làm trước, các màu khác làm sau. Tuy nhiên trên tinh thần lực lượng quân y phải ở đến hết tháng 11. Đặc biệt các bệnh viện khi nào bệnh nhân nguy kịch, bệnh nhân nặng giảm rõ rệt mới bàn tới việc giảm bệnh viện, giảm y bác sĩ, chứ còn bệnh nhân đang điều trị, chúng ta chưa thể nói giảm", thượng tướng Võ Minh Lương nhấn mạnh.
Số bệnh nhân nặng, nguy kịch giảm theo thời gian
Báo cáo tại buổi làm việc, đại tá Trần Quốc Việt - phó giám đốc Bệnh viện Quân y 175 - cho hay ngay từ đầu đợt dịch thứ 2, Bệnh viện 175 đã phối hợp với các bệnh viện tuyến dưới để tổ chức tuyến quân y tốt nhất trong công tác phòng chống dịch, điều trị các trường hợp nặng, vượt khả năng của tuyến dưới.
Trung tâm điều trị COVID-19 tại bệnh viện được thành lập cách đây gần hai tháng đã nâng cấp quy mô từ 200, lên 350 và hiện tại là 500 giường. Duy trì điều trị hằng ngày gần 400 bệnh nhân, cao điểm gần 500 bệnh nhân.
Số bệnh nhân nặng, nguy kịch giảm theo thời gian. Tới nay chỉ còn 353 bệnh nhân đang điều trị.
Theo ông Việt, giai đoạn sau 1-10, bệnh viện vẫn duy trì hoạt động phòng, chống dịch tại Trung tâm điều trị COVID-19 theo hướng sẽ trở thành 3 tầng để thu nhận tất cả bệnh nhân COVID-19 nếu có của TP.HCM và các tỉnh phía Nam vào điều tri.
Bệnh viện cũng chuẩn bị phương án điều trị các bệnh nhân không phải COVID-19, với kịch bản nếu TP mở cửa số bệnh nhân sẽ tăng đột biến do số lượng bệnh nhân trên địa bàn phải ở nhà rất lâu.
Bên trong bệnh viện dã chiến quân đội: Vùng đỏ quạch 3 dãy nhà xung quanh có gần 2.000 bệnh nhân (F0) với gần 400 y bác sĩ - lực lượng bảo đảm công tác điều trị, tiếp xúc liên tục, hằng ngày với bệnh nhân. Nhiều người bảo: Không nhiễm bệnh mới lạ. Cấp cứu bệnh nhân nặng trong Khoa hồi sức cấp cứu. Ảnh ĐỘC LẬP Thế nhưng, chúng tôi đã có...