Bệnh u nang vú là gì, điều trị như thế nào?
U nang vú thường lúc to lúc bé theo chu kỳ kinh nguyệt, và đặc biệt hay xuất hiện vào những lúc kinh không đều. Chúng cứng và di động, khi ta dùng tay day qua day lại.
Ảnh minh họa
Những u nang bên trong chứa dịch lỏng là nguyên nhân thường hay gây những khối lạ trong vú ở những phụ nữ còn kinh trên 40 tuổi (phụ nữ dưới 40 ít bị hơn). U nang vú có thể xuất hiện ở bất cứ tuổi nào, nhưng hiếm khi xảy ra cho phụ nữ đã mãn kinh không dùng kích thích tố.
Bác sĩ thường khó mà phân biệt đây là một u nang trong chứa dịch lỏng hay một bướu đặc. Dùng siêu âm hoặc đâm kim vào khối bướu thử rút ra dịch có thể giúp ta phân biệt được điều này.
Video đang HOT
Cấu tạo vú – Ảnh minh họa
Nếu khi đâm kim vào khối bướu rút ra được dịch lỏng, và sau đó khối bướu biến mất, không thấy xuất hiện lại, thì đó là một u nang vú lành tính. Song nếu dịch rút ra từ khối bướu là máu hoặc khối bướu không hoàn toàn biến hẳn sau khi rút dịch hoặc trong một thời gian ngắn, khối bướu vẫn tái phát sau nhiều lần rút dịch, nó cần được mổ lấy ra để đem thử thịt.
Sau khi bác sĩ đâm kim hút chất dịch ra từ u nang trong vú bạn, và u nang biến mất, bạn nhớ trở lại tái khám bác sĩ trong vòng 4 đến 6 tuần. Chưa thấy “nó” xuất hiện lại, ta tạm mừng, song thỉnh thoảng bạn nên đến khám bác sĩ, để biết chắc “nó” đã đi luôn.
Cũng có những u nang nhỏ xíu, sờ không thấy, song khi chụp phim hoặc siêu âm tình cờ thấy, tuy nhiên chúng là u nang lành tính, bạn không cần phải làm gì.
Theo SKDS
Kinh nguyệt sau sinh
Ở những người phụ nữ không cho con bú, khoảng 40% phụ nữ lần có kinh đầu tiên xảy ra vào 6 tuần sau sinh và khoảng 90% phụ nữ có kinh lại từ 24 tuần sau sinh.
Còn với người cho con bú, chỉ có 15% phụ nữ có kinh trở lại sau 6 tuần. Tuy nhiên, họ đều có khả năng có thai. Hiện tượng rụng trứng có khả năng xảy ra trước khi có có kinh lần đầu ở người phụ nữ đang cho con bú tăng từ 33 - 45% trong 3 tháng đầu lên tới 64 - 71% trong tháng 4 đến tháng 12 và 87% sau tháng 12.
Trong 6 tháng đầu sau sinh, nếu người phụ nữ cho con bú hoàn toàn (90% dinh dưỡng của con từ sữa mẹ) và không có kinh thì người phụ nữ rất ít nguy cơ có thai, và không cần áp dụng một biện pháp tránh thai nào khác. Nguyên nhân là do khi cho con bú, prolactin gia tăng ức chế rụng trứng. Sau 6 tháng, hiệu quả tránh thai giảm xuống và cần phải áp dụng một biện pháp tránh thai khác. Hoặc nếu có kinh trở lại trong khoảng thời gian này thì cũng cần áp dụng biện pháp khác.
Sau sinh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn một biện pháp tránh thai an toàn. Ảnh: Hồng Vân
Ngay cả sau khi kinh nguyệt đã xuất hiện một vài chu kỳ đầu tiên ở phụ nữ sau sinh thì nó vẫn có thể không đều. Thậm chí những chu kỳ này có thể khác hẳn với các chu kỳ trước khi sinh con. Những thay đổi của các chu kỳ kinh nguyệt không đều sau khi bạn có em bé, có thể tiếp tục thay đổi vô thời hạn hoặc thậm chí thay đổi vĩnh viễn.
Chỉ có một phần rất nhỏ phụ nữ sẽ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hoặc thất thường như những chu kỳ khi chưa có em bé của họ, bất kể họ đang cho con bú. Tuy nhiên không thể biết chắc chắn bạn có rơi vào nhóm những phụ nữ này không bởi vì quá trình này không phải luôn luôn giống nhau ở mỗi phụ nữ sau khi đứa trẻ được sinh ra.
Nhiều người cho rằng họ không thể có thai một lần nữa cho đến khi chu kỳ kinh nguyệt sau khi sinh em bé của họ bắt đầu đi vào quỹ đạo đều đặn như trước kia. Song điều này là hoàn toàn sai lầm. Bởi vì cho dù chu kỳ kinh nguyệt không đều, sự rụng trứng vẫn luôn luôn xảy ra và khả năng có thai vẫn có thể xảy ra do buồng trứng vẫn còn hoạt động.
Do đó, trong khoảng thời gian này, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn lựa một biện pháp ngừa thai cho an toàn nếu bạn thực sự chưa sẵn sàng cho việc có thai thêm một lần nữa và hy vọng một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn như trước đây có thể xuất hiện trở lại.
Trong khoảng thời gian này, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn lựa một biện pháp tránh thai cho an toàn nếu bạn thực sự chưa sẵn sàng cho việc có thai thêm một lần nữa và hy vọng một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn như trước đây có thể xuất hiện trở lại.
Bác sĩ Bùi Thị Phương (Sức khỏe đời sống)
Top 5 thực phẩm bổ huyết cho chị em Rất nhiều bằng chứng khoa học đã chứng tỏ, chế độ ăn uống không đủ dưỡng chất là nguyên nhân chính khiến chị em dễ bị thiếu máu. Vậy sau mỗi chu kỳ kinh nguyệt và sau những lần sinh nở chị em cần đặc biệt bổ sung những loại thực phẩm nào để bổ huyết: Nho Nho là loại hoa quả có...