Bệnh trứng cá đỏ ở phụ nữ
Mụn trứng cá đỏ (Rosacea) là căn bệnh viêm nhiễm mãn tính, xuất hiện các mụn đỏ tấy trên da, làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp thẩm mỹ.
Bệnh trứng cá đỏ làm giảm tự tin
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội nghiên cứu và chữa trị bệnh trứng cá đỏ Quốc gia của Mỹ (NRS), thì có 58% người mắc bệnh trứng cá đỏ cho biết trả lời căn bệnh này làm giảm tính tự tin, giảm chất lượng cuộc sống, làm tăng tính tự ti, thậm chí làm nhiều người không muốn ra khỏi nhà.
Bệnh trứng cá đỏ thường gặp ở nhóm người lớn tuổi. Ban đầu chỉ biểu hiện bằng những đám đỏ xung huyết dãn mạch ở đầu mũi, gò má, cằm, giữa hai hàng mày, và đôi khi kèm theo trứng cá sần mủ và đau nhức. Một số trường hợp da dầu mũi và cánh mũi có chiều hướng dày lên, đỏ sần sùi mà dân gian quen gọi là mũi sư tử hay mũi cà chua. Mụn trứng cá đỏ phát triển nhiều ở mũi, hai má và không có nhân bên trong. Trứng cá đỏ có hai dạng, một là trứng cá sần mụn mủ và trứng cá xung huyết dãn mạch. Cả hai dạng trứng cá này đều xuất hiện trên mặt, làm giảm vẻ thẩm mỹ đối với người mắc.
Nguyên nhân gây bệnh
Video đang HOT
Mặc dù có nhiều nghiên cứu nhưng đến nay người ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhân đích thực của bệnh trứng cá đỏ. Các nhà chuyên môn cho rằng, bệnh do nhiều yếu tố kết hợp, chẳng hạn như di truyền, rối loạn chức năng thần kinh, lo lắng buồn phiền, căng thẳng do rối loạn nội tiết, ăn uống thiếu khoa học, nhiễm khuẩn, do ăn nhiều chất cay nóng và mỡ, có thể thay đổi hormone hoặc do dùng một số loại thuốc chữa bệnh gây ra. Nói chung căn bệnh này không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng lại gây tổn thương đến tinh thần, tăng tính tự ti và làm giảm chất lượng cuộc sống. Cũng có trường hợp mụn phát triển gần mắt và không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến thị lực.
Bệnh trứng cá đỏ khiến phụ nữ giảm tự tin khi đi ra ngoài (ảnh minh họa)
Cách phòng tránh chữa trị
Do chưa hiểu rõ nguyên nhân nên việc phòng tránh, chữa trị trứng cá đỏ còn nhiều hạn chế. Với lý do này nên việc phòng bệnh như bảo vệ da trước nguy cơ cháy nắng; hạn chế các thức ăn có thể làm tăng bệnh và nếu chớm mắc bệnh cần đi khám và điều trị ngay sẽ rất quan trọng.
Phải tùy theo từng dạng trứng cá mà áp dụng cách điều trị cho thích hợp. Ví dụ, ở thể sần mụn mủ thì có thể dùng thuốc uống hoặc bôi theo chỉ dẫn của thầy thuốc chuyên khoa. Đối với dạng trứng cá xung huyết dãn mạch thì khó điều trị hơn, tuy nhiên để giảm tấy đỏ người ta có thể áp dụng liệu pháp ánh sáng hoặc bằng kỹ thuật lazer. Những ai có cơ địa phù hợp với phương này sẽ mang lại hiệu quả cao.
Một số lưu ý khi dùng thuốc chữa mụn trứng cá đỏ
Các loại thuốc kháng sinh như tetracyline cũng có tác dụng tốt đối với bệnh trứng cá đỏ sần mủ, nhưng nó để lại nhiều phản ứng phụ, nhất là rủi ro kháng thuốc nếu dùng dài kỳ. Doxycycline không phải thuốc kháng sinh nhưng lại có tác dụng phòng chống viêm nhiễm, không làm cho vi khuẩn kháng thuốc. Sử dụng liệu pháp điều trị lazer và ánh sáng nói chung là an toàn, nhưng nếu sử dụng dài ngày không chỉ gây tốn kém mà còn thiếu an toàn. Bởi vậy, cho đến nay chưa có cơ sở điều trị nào dám đứng ra bảo lãnh cho phương pháp điều trị này.
(Theo Phụ nữ Việt Nam)
Những bí mật của "nữ hoàng trái cây"
Mang cụt - một loại trái cây nổi tiếng không chỉ bởi vị ngon mà còn là loại quả rất nhiều tác dụng chữa bệnh.
Măng cụt - loại trái cây rất ngon, được trồng đầu tiên ở Cái Mơn (Bến Tre) cách đây khoảng 100 năm và rất phù hợp với khí hậu các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Măng cụt có tên khoa học là Garcinia mangostan, còn có tên tiếng Anh thường dùng là mangosteen, mankut... được trồng phổ biến ở rất nhiều nước nằm trong vành đai nhiệt đới.
Cuối thế kỷ 19, một nhà thực vật học người Anh David Fairchild từng nghiên cứu và nhận xét về giá trị thực phẩm của măng cụt: "Nó còn ngon hơn cả cao lương, mỹ vị. Nếu như nó không phải là loại quả ngon nhất thế giới thì cũng là ngon nhất trong các loại hoa quả vùng nhiệt đới".
Thói quen của mọi người là chỉ ăn phần lõi màu trắng của măng cụt, nhưng các dược chất chủ yếu lại nằm trong lớp vỏ màu mận chín của nó. Loại quả này được mệnh danh là "nữ hoàng trái cây" bởi nó là loại quả có chứa hàm lượng các xanthone (một hợp chất hóa học có hoạt tính chống ôxy hóa) cao nhất.
Mỗi xanthone có cấu trúc phân tử tương tự như nhau nhưng mỗi thành phần hóa học riêng có trong nó cho phép xanthone đó thực hiện một chức năng cụ thể. Ví dụ như xanthone alpha-mangostin là một chất chống ôxy hóa rất mạnh; xanthone gamma-mangostin có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ và xanthone garcinone E có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư...
Có tất cả 200 loại xanthone khác nhau thì riêng măng cụt đã chứa tới 40 loại. Đây chính là sự vượt trội của măng cụt so với các loại trái cây bổ dưỡng khác. Ngoài ra, quả măng cụt có chứa hàm lượng đáng kể các chất hóa học tự nhiên phytochemical như là oligomeric, catechin (có hoạt tính chống ôxy hóa, kháng ung thư và chống viêm nhiễm), polysaccharides (một loại carbohydrate có thể giúp trì hoãn việc hấp thụ chất glucose nên sẽ có ích với người bị đái tháo đường) và một số sterol thực vật.
Vỏ quả măng cụt có nhiều tác dụng khác nhau, trong đó chủ yếu là trị các bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng. Ứng dụng phổ biến của loại thảo dược này là kết hợp với những những loại dược liệu khác để tạo thành các bài thuốc đặc trị. Mặt khác, để tiện sử dụng, người ta thường xay lẫn vỏ và lõi quả măng cụt với các loại trái cây khác để tạo thành một thứ đồ uống thơm ngon, bổ dưỡng. Các thành phần dinh dưỡng của măng cụt vẫn được giữ nguyên vẹn khi bảo quản tủ lạnh.
Từ cách đây nhiều thế kỷ, con người đã biết sử dụng măng cụt như một loại thực phẩm để tăng cường sức khỏe, giảm đau, hạ sốt, tăng cường hệ miễn dịch, kháng viêm, kháng khuẩn.
Ngoài ra, măng cụt còn được dùng để điều trị các chứng bệnh da liễu, eczema, đái tháo đường, tiêu chảy, bệnh tiết niệu, đau khớp, béo phì... Ngày nay, người ta sử dụng các chất chiết xuất được từ vỏ quả măng cụt để sản xuất các loại kem bôi da, xà phòng, dầu gội, mỹ phẩm, đồ uống, bánh kẹo, rượu vang và trong một số thực phẩm chức năng... Nhiều người còn phỏng đoán rằng, trong tương lai, măng cụt sẽ là sản phẩm tự nhiên phổ biến thế giới, tương tự như ứng dụng của cây nha đam (lô hội) hiện nay.
Măng cụt có thể gây một số tác dụng phụ (không phổ biến) ở một số người mẫn cảm với những thành phần của quả hay những người dị ứng với hoa quả. Biểu hiện có thể là nhức đầu, dị ứng ngứa, phát ban hoặc xuất hiện hiện tượng đau khớp ở thể nhẹ.
Tuy nhiên, các dị ứng này không liên quan đến vấn đề hô hấp và không nguy hiểm đến tính mạng. Ở một số người, măng cụt có thể gây ra hiện tượng táo bón, tuy nhiên hiện tượng này sẽ dừng ngay khi giảm hoặc dừng ăn loại quả này. Với những người đang điều trị cai nghiện ma túy, việc ăn măng cụt có thể có tác động không tốt tới quá trình điều trị.
Những tác dụng chữa bệnh tiêu biểu của quả măng cụt
- Ngăn ngừa lão hóa
- Ngăn ngừa phản ứng dị ứng
- Chống viêm khớp
- Chống xơ vữa, ngăn ngừa xơ cứng động mạch
- Ngăn ngừa nhiễm khuẩn
- Ngừa sỏi thận
- Ngăn ngừa đục thủy tinh thể
- Chống trầm cảm
- Trị tiêu chảy
- Làm giảm mệt mỏi
- Kháng nấm
- Ngừa bệnh tăng nhãn áp
- Kháng viêm
- Giảm mỡ máu
- Giảm đau dây thần kinh
- Chống béo phì, giúp giảm cân
- Chống loãng xương
- Giàu chất chống ôxy hóa
- Chống lo âu
- Tác dụng tốt đối với bệnh nhân Parkinson
- Ngừa bệnh nướu răng
- Hạ sốt
- Tiêu diệt tế bào ung thư, ngừa ung thư.
- Ngừa chứng chóng mặt
- Kháng virut, ngăn ngừa nhiễm virut.
- Bảo vệ tim
- Hạ đường huyết - ổn định lượng đường trong máu
- Hạ huyết áp
- Chống nhiễm trùng hệ thống miễn dịch.
Theo PLXH
Á sừng có khó chữa? Á sừng là trạng thái lớp sừng chuyển hóa dở dang, tế bào còn nhân và nguyên sinh, chưa chuyển hóa hết thành sừng. Lớp sừng chuyển hóa dở dang gọi là lớp sừng non, sừng bở, sừng tạp, kém chất lượng. Bệnh không nguy hại đến sức khỏe nhưng lại gây nhiều phiền toái cho sinh hoạt hàng ngày. Được điều trị...