Bệnh trĩ ở người cao tuổi
Bệnh trĩ là bệnh giãn tĩnh mạch của vùng hậu môn trực tràng có tỷ lệ người mắc khá cao, đặc biệt ở người lớn tuổi. Người mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm. Bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nguy hiểm đến tính mạng nên bệnh nhân thường bỏ qua, đồng thời cũng vì bệnh ở vùng kín nên bệnh nhân thường ngại đi khám nhất là phụ nữ…
Nguyên nhân
Trĩ là bệnh khá phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Bệnh trĩ là hiện tượng liên quan mật thiết đến đám rối tĩnh mạch ở vùng cuối trực tràng và hậu môn, khi đám rối tĩnh mạch vùng phía cuối trực tràng và hậu môn bị phình, giãn ra gọi là trĩ. Do vậy trĩ là một loại bệnh của mạch máu tĩnh mạch. Bệnh này thuộc bệnh ở tổ chức mô do chất lượng của mô tĩnh mạch kém nên khi máu ứ đọng sẽ làm cho tĩnh mạch giãn, phình ra.
Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ cho đến nay chưa xác định được một cách chắc chắn, người càng nhiều tuổi thì nguy cơ bị trĩ càng cao. Nhiều yếu tố thuận lợi làm cho nguy cơ mắc bệnh trĩ tăng cao như viêm đại tràng mạn tính, táo bón kéo dài, những trường hợp do ngồi để đại tiện thời gian lâu, rặn mạnh làm cho áp lực trong ổ bụng và áp lực trong trực tràng, trong ống hậu môn tăng cao khiến tĩnh mạch trực tràng và hậu môn bị phình, giãn ra bởi chất lượng của tổ chức mô kém gây nên bệnh trĩ.
Những người lao động nặng nhọc như mang vác, đội vật nặng lên đầu, lên vai (công nhân bốc vác ở các bến cảng) làm cho áp lực trong ổ bụng tăng lên một cách đáng kể trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm cũng có nguy cơ cao bị mắc bệnh trĩ.
Một số nghề do phải ngồi lâu, đứng lâu như thợ may, thợ đứng máy, một số cán bộ văn phòng, làm nghề đánh máy vi tính… cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Người cao tuổi nên ăn nhiều chất xơ để phòng bệnh trĩ.
Những biểu hiện của bệnh
Có 2 triệu chứng chính đưa bệnh nhân đi khám bệnh là chảy máu và sa búi trĩ.
Chảy máu: là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Đây là một trong những lý do đưa bệnh nhân đến khám. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau mỗi khi đi cầu phải rặn nhiều do táo bón thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi đại tiện, mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm máu lại chảy, có khi máu chảy rất nhiều bắt bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng rồi sau đó mới đi đại tiện ra nhiều máu cục.
Video đang HOT
Sa búi trĩ: thường xảy ra muộn hơn sau một thời gian đại tiện có chảy máu, lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi đại tiện nữa mà phải dùng tay ấn vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.
Ngoài 2 triệu chứng chính trên, bệnh nhân có thể có kèm theo các triệu chứng khác như đau khi đi đại tiện, ngứa quanh lỗ hậu môn. Thông thường trĩ không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biến chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn… Triệu chứng ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn làm cho bệnh nhân cảm thấy hậu môn lúc nào cũng có cảm giác ướt và ngứa.
Phân biệt bệnh trĩ với ung thu trực tràng
Bệnh trĩ và ung thư đại tràng có một triệu chứng tương đối giống nhau là đại tiện ra máu. Bệnh khá phổ biến ở tuổi trung niên và người già, còn ung thư đại tràng thường ít gặp hơn. Chính vì điều đó nên một số người khi thấy đại tiện ra máu thì nghĩ ngay đến bệnh trĩ và đến các hiệu thuốc để mua thuốc tự điều trị. Do vậy, với người cao tuổi và trung niên, khi phát hiện thấy đại tiện ra máu thì nên có ý thức cảnh giác, đồng thời cũng nên trang bị cho mình một số hiểu biết sơ bộ để có thể phân biệt được đó là biểu hiện triệu chứng của bệnh gì.
Đại tiện ra máu ở bệnh trĩ có đặc điểm là sau đại tiện mới xuất hiện máu tươi, nhỏ thành giọt, có khi phun thành tia; dịch máu và phân không lẫn vào nhau; lượng máu lúc nhiều lúc ít; xung quanh hậu môn có cảm giác đau tức khó chịu, hoặc cảm giác như có dị vật.
Còn đại tiện ra máu ở giai đoạn đầu của ung thư trực tràng thì lượng máu rất ít và thường phủ lẫn trên bề mặt của phân, màu sắc tím sẫm và thường lẫn với dịch nhày, có khi là dịch mủ; đến khi bệnh phát triển nặng hơn thì lượng máu khi đại tiện ra cũng tăng lên. Ngoài ra còn có một đặc điểm khác với bệnh trĩ là sự thay đổi thói quen đại tiện một cách đột ngột: hoặc đại tiện lỏng, hoặc đại tiện phân táo, hoặc táo lỏng xen kẽ. Đồng thời bệnh nhân dần dần có biểu hiện thiếu máu, gầy sút, đau bụng, khó chịu…, đó là những biểu hiện ung thư đã chuyển sang giai đoạn muộn. Cho nên, với người cao tuổi và trung niên, khi có biểu hiện đại tiện ra máu thì tốt nhất là nên đến bệnh viện để kiểm tra xác định nguyên nhân.
Cũng cần nói thêm rằng, ung thư đại tràng thường xuất hiện ở những đối tượng có nguy cơ cao như: trong gia đình trực hệ (bố mẹ, anh chị em ruột) có người bị ung thư đại tràng; nhóm nguy cơ cao thứ hai là những bệnh nhân đã được chẩn đoán là có polip đại tràng, u tuyến đại tràng; thứ ba là những người bị táo.
Phòng bệnh và điều trị
Vấn đề điều trị bệnh trĩ còn tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh và người bệnh. Không nhất thiết trường hợp nào cũng phải mổ, việc điều trị thường tập trung vào 3 phương pháp chính dưới đây.
Chữa nội khoa: Có nghĩa là chỉ dùng các thuốc bảo vệ mạch máu, giảm đau, chống viêm, cải thiện hoạt động của đường ruột, giải quyết các nguyên nhân gây tăng áp lực ổ bụng.
Điều trị chuyên khoa: Cũng với mục tiêu như trên nhưng làm thêm các thủ thuật đặc hiệu của chuyên khoa hậu môn-trực tràng như: tiêm gây xơ chai búi trĩ, ngâm rửa hậu bằng thuốc, bôi thuốc cho rụng trĩ…
Phẫu thuật: Khi các biện pháp kể trên không hiệu quả hoặc hiệu quả kém mới đặt ra vấn đề phẫu thuật. Song phẫu thuật không phải là kết luận cuối cùng mà chỉ là một mắt xích, một công đoạn trong phác đồ tổng thể. Bởi vì sau mổ còn một việc cực kỳ hệ trọng là phục hồi chức năng hậu môn và điều trị ngăn chặn tái phát.
Điều trị trĩ theo phương pháp nào là do bác sĩ khám và chỉ định. Khi có các biểu hiện của bệnh nên đi khám ở cơ sở y tế có đủ điều kiện càng sớm càng tốt, không nên để bệnh trĩ đến giai đoạn muộn (độ 3, 4) mới đi khám thì dễ xảy ra biến chứng hơn và việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn hơn.
Trĩ là một bệnh mạn tính do nhiều nguyên nhân và có thể đề phòng. Nhằm vào các nguyên nhân gây bệnh kể trên để phòng bệnh. Cần tránh được tình trạng tăng áp lực ổ bụng. Do vậy:
- Không nên đứng hoặc ngồi lâu, giữa giờ làm việc nên tranh thủ vận động, thể dục nhẹ nhàng.
- Hàng ngày nên tập thể dục nhẹ nhàng, tổng thời gian tập vào khoảng từ 30 – 60 phút.
- Nên ăn nhiều rau, chất xơ.
- Những người có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ cần hạn chế ăn, uống các chất kích thích như cà phê, rượu, ớt, tiêu.
Theo Suckhoedoisong
Dễ tàn phế do Viêm khớp dạng thấp
Bệnh viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn, gây tổn thương nặng nề cho các khớp xương và để lại những hậu quả khó lường thậm chí có nguy cơ tàn phế.
Nguy cơ tàn phế do viêm khớp dạng thấp
Nguyên nhân của viêm khớp dạng thấp là do một số tế bào trong cơ thể nhầm lẫn một trong các protein của bản thân là kẻ ngoại lai. Hệ miễn dịch được kích thích để phản ứng với các protein này làm giải phóng các chất truyền dẫn thần kinh cytokine gây viêm và tiêu hủy ở các khớp xương. Bệnh cũng có thể do khi cơ thể suy yếu dễ bị nhiễm một số loại vi khuẩn, vi rút phổ biến, hệ thống miễn dịch mất phương hướng sẽ bắt đầu tấn công các mô khớp bình thường.
Viên khớp dạng thấp với biểu hiện biến dạng khớp ngón tay (ảnh minh họa)
Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao gấp 3 lần nam giới. Triệu chứng của bệnh là sưng, nóng, đỏ và đau tại các khớp nhỏ như: cổ tay, bàn - ngón tay, cổ chân, bàn - ngón chân, khớp gối kèm theo dấu hiệu cứng khớp buổi sáng. Khác với các bệnh viêm khớp khác, viêm khớp dạng thấp có tính chất đối xứng, chẳng hạn khi khớp gối bên trái bị viêm thì khớp gối bên phải cũng sẽ bị viêm theo.
Khi bệnh nặng hơn, người bệnh còn có các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, người xanh xao, gầy sút và tổn thương các cơ quan khác trên cơ thể.
Nếu không điều trị kịp thời, sụn và đầu xương sẽ bị bào mòn rất khó hồi phục và ngày càng nặng hơn, làm khe khớp dần hẹp lại, các đầu xương dính với nhau gây biến dạng khớp (bàn tay bị vẹo; ngón tay, ngón chân bị teo cơ, co quắp), cứng khớp và mất khả năng vận động của khớp dẫn tới tàn phế.
Cách phòng chữa bệnh viêm khớp dạng thấp.
Bệnh viêm khớp dạng thấp tiến triển theo từng giai đoạn, khó chữa trị và rất dễ tái phát. Nhưng có thể phòng bệnh bằng cách tăng cường sức khỏe với một chế độ ăn khoa học, kiên trì luyện tập thể thao, tránh thừa cân, duy trì lối sống lành mạnh, tránh lo âu căng thẳng và tránh môi trường lạnh ẩm kéo dài.
Do bệnh cần được điều trị trong một thời gian dài, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc Tân dược trong các trường hợp cấp để giảm nhanh các triệu chứng sưng, đau, sau đó nên chuyển sang điều trị bằng các bài thuốc Y học cổ truyền. Các bài thuốc này thường được bào chế từ các con, các loại cây cỏ trong tự nhiên nên rất an toàn và mang lại hiệu quả triệt để hơn.
Một trong các vị thuốc quý nổi tiếng có tác dụng điều trị viêm khớp dạng thấp, thần kinh đau nhức, tê liệt, bán thân bất toại là Cao rắn hổ mang hay còn gọi là Bạch hoa xà.
Cao rắn hổ mang có chứa nhiều acid amin là nguyên liệu để tổng hợp các Proteoglycan. Proteoglycan rất quan trọng đối với xương khớp, nó có tác dụng hấp thu nước và chất dịch để bôi trơn, tăng cường chất dịch ở xương khớp. Chính vị vậy, loại thuốc quý này không chỉ làm giảm đau viêm khớp mà còn khắc phục tổn hại của xương khớp, giải quyết triệt để các chứng viêm và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh vẫn phải giữ chế độ sinh hoạt, ăn uống, tập luyện thể dục một cách đều đặn và khoa học.
Theo TNO
Công dụng tuyệt vời từ quả vải Cơm vải chứa nhiều vitamin C và protid, giúp tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao sức đề kháng. Vải - Litchi chinensis Sonn., thuộc họ bồ hòn Sapindaceae - có vị ngọt chua, tính ấm. Y học cổ truyền cho rằng vải công hiệu bổ tì ích can (bồi bổ hệ tiêu hóa - gan), sinh tân chỉ khát (tạo thể...