Bệnh trĩ có gây ung thư đại trực tràng không?
Những triệu chứng của bệnh trĩ, đặc biệt là đại tiện máu là dấu hiệu giống với người bệnh ung thư đại trực tràng.
Theo trang Aboluowang, một người đàn ông được chẩn đoán mắc bệnh trĩ cách đây 5 năm, nhưng lúc đó anh ngại phẫu thuật và không chọn cách cắt bỏ các tổn thương. Anh chỉ bôi hoặc uống thuốc để kiểm soát bệnh trĩ khi chúng bùng phát.
Gần đây, khi quyết định phẫu thuật để tránh những rắc rối về sau, không ngờ sau khi đi khám lại được biết mình bị ung thư đại trực tràng. Anh băn khoăn tại sao chỉ 5 năm, bệnh trĩ đã trở thành ung thư đại trực tràng.
Bệnh trĩ có gây ung thư đại trực tràng không?
Bác sĩ phẫu thuật đại trực tràng Zhong Yunni từng làm rõ: “Bệnh trĩ là bệnh trĩ và sẽ không chuyển thành ung thư”.
Cô giải thích rằng bệnh trĩ là những cục u được hình thành do giãn tĩnh mạch ở hậu môn, khác với polyp hoặc khối u không biết từ đâu phát triển. Tóm lại, chúng ta có thể tưởng tượng rằng bệnh trĩ là một loại bệnh lão hóa của mạch máu. Dù không cắt bỏ bệnh trĩ bằng phẫu thuật, nếu để nguyên cũng không chuyển thành ung thư.
Trĩ và ung thư trực tràng dễ bị nhầm lẫn vì một trong những triệu chứng là chảy máu khi đại tiện. Theo thống kê, gần 90% trường hợp ung thư đại trực tràng bị nhầm với bệnh trĩ ở giai đoạn đầu.
Ảnh minh họa/Nguồn: Shutterstock
3 dấu hiệu phòng ngừa ung thư đại trực tràng sau tuổi 50
Video đang HOT
Nếu muốn phán đoán sơ bộ tại nhà xem việc đi đại tiện ra máu là do búi trĩ vỡ hay do ung thư đại trực tràng, bạn có thể tiến hành tự khám dựa trên 3 tình trạng sau.
Chảy máu hậu môn sau khi đại tiện không quá 2 tuần
Nếu búi trĩ bị vỡ hoặc nứt hậu môn chảy máu thì sẽ khỏi sau khoảng 2 tuần. Vì vậy, nếu là thanh niên dưới 30 tuổi, cảm thấy phân khô cứng, hậu môn hơi căng, kèm theo chảy máu khi đại tiện thì khả năng bị nứt hậu môn hoặc rách da thường rất cao.
Bạn có thể theo dõi từ một đến hai tuần, nếu vẫn không cải thiện thì hãy tìm cách điều trị. Tuy nhiên, nếu bị chảy máu khi đại tiện hơn hai tuần, tình trạng chảy máu không cải thiện, thậm chí còn có dấu hiệu tăng lượng máu thì nên cảnh giác.
Khi đại tiện có cảm giác có dị vật sa vào hậu môn không?
Nếu có cảm giác dị vật lạ ở hậu môn khi đi đại tiện ra máu, hoặc cảm giác có dị vật sa ra và mắc kẹt thì khả năng mắc bệnh trĩ rất cao vì cơn đau sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Sau khi đại tiện có bị ngứa, đau ở hậu môn không?
Vì bệnh trĩ về cơ bản là sự lão hóa của các mô mềm hậu môn và mạch máu nên khi chúng sa ra theo tuổi tác, chúng có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau như đau nhức, đau và ngứa khi đi đại tiện.
Tuy nhiên, nếu ngứa hậu môn, cũng có thể do vệ sinh quá kỹ và khô, dị ứng da do chế độ ăn uống, sợi quần lót quá dày hoặc chất liệu quá khó chịu, có thể gây ngứa, hãy cố gắng loại trừ những khả năng này.
Một số quan niệm sai lầm cho rằng, phân có máu màu đỏ tươi tượng trưng cho bệnh trĩ đã vỡ, còn phân có máu màu đỏ sẫm hoặc nâu đỏ là do chảy máu đường ruột. Tuy nhiên, trên thực tế, phương pháp nhận biết này không hoàn toàn chính xác nên không phán đoán được sự hiện diện của khối u.
Bằng cách nhìn vào màu sắc của máu, đường ruột có khỏe mạnh hay không, bác sĩ Zhong Yunni nhấn mạnh rằng thay vì dành thời gian để phân biệt đó là bệnh trĩ hay khối u, tốt hơn hết nên đi khám càng sớm càng tốt. Đặc biệt nếu bị chảy máu khi đại tiện, sụt cân bất thường, mót rặn, phân loãng hoặc thay đổi thói quen đại tiện thì nên nội soi để yên tâm.
Bệnh hiểm 1,6 triệu người Việt mắc phải, tỷ lệ tử vong cao hơn ung thư máu
Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 320.000 đến 1,6 triệu người bị căn bệnh này. Tỷ lệ tử vong của bệnh cao hơn nhiều so với ung thư vú, ung thư máu và ung thư đại trực tràng.
Ngày 11/12, đại diện Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TPHCM) cho biết, đơn vị vừa đón nhận "Chứng nhận vàng" về điều trị suy tim của Hội Tim Hoa Kỳ (AHA). Đây cũng là bệnh viện đa khoa đầu tiên ở Việt Nam đạt chứng nhận này.
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Hoài Nam, Phó trưởng khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, suy tim là hậu quả sau cùng trong chuỗi bệnh lý tim mạch, từ những bệnh lý thường gặp như tăng huyết áp, bệnh van tim, mạch vành... cho đến viêm cơ tim, bệnh tim bẩm sinh, bệnh tự miễn...
Có 1-2% dân số trên toàn thế giới sống chung với suy tim. Tại Việt Nam, ước tính khoảng 320.000 đến 1,6 triệu người bị suy tim. Với sự già hóa của dân số, lượng người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính ngày càng tăng thì tỷ lệ người bị suy tim sẽ gia tăng trong thời gian tới.
Bác sĩ tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định khám cho bệnh nhân (Ảnh: Hoàng Lê).
Suy tim là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, 20-30% người bệnh suy tim tử vong sau 1 năm, và sau 5 năm đến 50% người bệnh không qua khỏi.
Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với các bệnh lý ung thư thường gặp, như ung thư vú (10%), ung thư máu (30%) và ung thư đại trực tràng (34%). Dù vậy, người bệnh suy tim nếu được điều trị đúng sẽ có cơ hội phục hồi chức năng tim gần như bình thường.
Bác sĩ Nam chia sẻ, điều trị suy tim là một quá trình lâu dài. Để đạt được kết quả tốt, người bệnh cần được thăm khám, theo dõi định kỳ và chặt chẽ trong các chương trình quản lý suy tim, được phụ trách bởi đội ngũ nhân viên y tế là bác sĩ tim mạch, dinh dưỡng, phục hồi chức năng cùng điều dưỡng, dược sĩ...
Từ tháng 6/2020, khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Nhân dân Gia Định thành lập đơn vị Suy tim, nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh chuyên sâu cho người bệnh. Năm 2021, khoa tham gia dự án điều trị suy tim theo chuẩn AHA, nhằm nâng cao chất lượng trong điều trị, chăm sóc và quản lý bệnh.
Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (Ảnh: Hoàng Lê).
Trong hơn 3 năm qua, đơn vị Suy tim đã chứng minh được hiệu quả của mô hình chăm sóc toàn diện, qua đó giúp đạt được 3 mục tiêu điều trị suy tim là giảm tử vong, giảm tái nhập viện do suy tim nặng lên và giảm triệu chứng để cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh, Trưởng đơn vị Suy tim, cho biết, nơi này đã xây dựng những bảng kiểm, quy trình điều chỉnh thuốc để giúp rút ngắn thời gian tối ưu điều trị các thuốc nền tảng cho người bệnh, đặc biệt là ở nhóm bệnh suy tim với phân suất tống máu giảm.
Đơn vị cũng luôn cập nhật những kiến thức và tiến bộ y khoa mới nhất từ những hiệp hội có uy tín như Hội Tim Hoa Kỳ, Hội Tim châu Âu, Hội Tim mạch học Việt Nam để áp dụng điều trị cho người bệnh.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng được sử dụng những thuốc mới nhất trong điều trị suy tim, được điều trị với những dụng cụ cấy dưới da tiên tiến như máy tạo nhịp tim, máy phá rung, máy khử rung tim, máy tái đồng bộ cơ tim và máy hỗ trợ tim phổi nhân tạo (ECMO).
Đại diện Bệnh viện Nhân dân Gia Định đón nhận "Chứng nhận vàng" về điều trị suy tim của Hội Tim Hoa Kỳ (Ảnh: BV).
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhân dân Gia Định chia sẻ, tiêu chuẩn để nhận được chứng nhận từ Hội Tim Hoa Kỳ (AHA) rất khắt khe.
Cụ thể, bệnh viện phải chính xác trong chẩn đoán, hẹn tái khám và theo dõi người bệnh đầy đủ, tỷ lệ sử dụng các thuốc cải thiện tiên lượng cho người bệnh suy tim phải rất cao (trên 85%), đặc biệt thời gian tham gia và đạt các tiêu chí này phải liên tục trong ít nhất 2 năm.
2 triệu ca mắc mới ung thư đại trực tràng mỗi năm Ước tính mỗi năm trên thế giới có khoảng 2 triệu ca mắc mới ung thư đại trực tràng. Tại Việt Nam, đây là loại phổ biến thứ 4 ở nam giới sau ung thư gan, phổi và dạ dày, phổ biến thứ 3 ở nữ giới sau ung thư vú và ung thư phổi. Ngày 7/12, chia sẻ tại hội thảo Cập...