Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thực sự nguy hiểm?
Ở Việt Nam, ước tính có hơn 7 triệu người đang bị mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Vậy, bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thực sự nguy hiểm không?
Vì sao có những người từng bị trào ngược dạ dày thực quản không để lại bệnh lý nhưng những người khác cũng bị trào ngược dạ dày thực quản lại gây Barett thực quản và thậm chí là gây ung thư thực quản? Cùng tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết này nhé.
Đầu tiên, chúng ta cần hiểu rõ hơn bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì? Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng dịch dạ dày gồm acid HCL, pepsin, dịch mật, thậm chí là cả thức ăn bị đẩy ngược từ dạ dày lên thực quản. Trào ngược dạ dày gồm 2 dạng là trào ngược sinh lý và trào ngược bệnh lý.
Theo thông tin của Bệnh viện Thu Cúc, có khoảng 1/3 dân số trưởng thành trên thế giới có biểu hiện trào ngược trong từng thời kỳ và khoảng 10% dân số trên toàn cầu gặp phải triệu chứng trào ngược dạ dày mỗi ngày.
Có hơn 7 triệu người dân Việt Nam mắc bệnh trào ngược dạ dày (ảnh internet)
Theo thống kê có khoảng 7 triệu người dân Việt Nam mắc bệnh trào ngược dạ dày, trong đó có 60% người bệnh bị biến chứng vùng họng, 45% người bệnh biến chứng viêm thực quản, 90% phát hiện ung thư thực quản giai đoạn cuối.
Nguyên nhân
Stress: Khi cơ thể căng thẳng, lo âu trong một thời gian dài kích thích cơ thể tiết nhiểu hormone cortisol. Đây là yếu tố khiến dạ dày tăng tiết axit, pepsin và làm cơ thắt thực quản hoạt động yếu nên axit trong dạ dày dễ bị đẩy ngược lên thực quản.
Bệnh hen suyễn: Các cơn ho do bệnh hen suyễn tạo áp lực cho ngực và ảnh hưởng tới dạ dày. Có đến 75% người bệnh hen suyễn bị trào ngược dạ dày.
Béo phì: Khi lượng mỡ trong cơ thể dư thừa, gây áp lực cho dạ dày và cơ thắt thực quản khiến hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản trở nên trầm trọng hơn.
Hút thuốc lá: Thuốc lá có chứa khoảng 4000 hóa chất, đặc biệt Nicotin gây hại cho dạ dày. Hút thuốc lá làm chậm quá trình tiêu hóa, giảm sản xuất nước bọt và khiến dạ dày tiết nhiều axit gây hiện tượng trào ngược.
Uống cafe, rượu bia, đồ uống có cồn: Các loại đồ uống có cồn, có chất kích thích sẽ gây sản xuất nhiều axit và gây cảm giác chướng bụng, đầy hơi, tăng áp lực trào ngược .
Ăn uống thiếu khoa học: Thói quen ăn nhanh, nhịn ăn, ăn quán nhiều, ăn no rồi nằm hay hoạt động mạnh sau khi ăn,… ảnh hưởng tới sự tiêu hóa của dạ dày. Lâu dần dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày.
Ngoài ra các loại thực phẩm có chứa nhiều axit như dưa muối, cà muối, các đồ cay nóng như ớt, tiêu và cả những đồ ăn khó tiêu như thịt mỡ, … nếu ăn thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn, gây tổn thương niêm mạch dạ dày và dẫn tới trào ngược.
Chức năng dạ dày suy giảm: Các chức năng thần kinh, cơ bắp yếu sẽ làm chậm tốc độ tiêu hóa thức ăn, gây tăng áp lực cho dạ dày, dẫn đến trào ngược dạ dày.
Bệnh trào ngược dạ dày có thực sự nguy hiểm?
Video đang HOT
Đối với bệnh trào ngược dạ dày ở dạng sinh lí, bạn sẽ chỉ gặp một vài lần rồi hết. Nhưng nếu như hiện tượng này diễn ra nhiều và thường xuyên hơn, sẽ chuyển sang dạng trào ngược dạ dày bệnh lý, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Một số biến chứng nguy hiểm mà bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây ra:
Viêm đường hô hấp: Chỉ cần một lượng nhỏ chất dịch axit trào ngược lên trên đường hô hấp, người bệnh cũng có thể bị viêm phế quản, viêm xoang hoặc viêm họng.
Hẹp thực quản: Dịch dạ dày trào ngược lên thực quản có thể làm tổn thương niêm mạc thực quản. Biến chứng này có thể khiến người bệnh cảm thấy đau ngực, khó nuốt, buồn nôn, ói nửa… Sau đó, các vùng viêm loét sẽ bị xơ hóa, gây co rút thực quản, hẹp thực quản.
Barret thực quản: Sự tiếp xúc lặp đi lặp lại giữa acid dạ dày và thực quản có thể khiến cho các tế bào lớp lót ở vùng thấp bị biến đổi. Barrett thực quản cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư thực quản.
Ung thư thực quản: Khi đã bị Barrett thực quản, bệnh nhân cần hết sức đề phòng bởi ung thư thực quản có thể “tìm đến” bất cứ lúc nào. Lúc này, người bệnh sẽ thấy đau xương ức, nuốt nghẹn, khàn tiếng, ho khạc, hố thượng đồn xuất hiện hạch to, thậm chí sụt cân, suy dinh dưỡng chỉ sau 1 tháng.
Bệnh trào ngược dạ dày dẫn đến ung thư thực quản, rất nguy hiểm cho sức khỏe. Ảnh: internet
Cách phòng tránh bệnh trào ngược dạ dày thực quản:
Ăn chậm, nhai kỹ, ăn đúng giờ, đúng bữa, không hoạt động mạnh, không nằm xuống ngay sau khi ăn.
Hạn chế tối đa ăn những thực phẩm làm dạ dày bị tổn thương, kích ứng như ăn cay, đồ uống có ga, cafe,…
Sử dụng thực phẩm tốt cho dạ dày: trà hoa cúc, bạc hà, gừng, mật ong, nghệ, chuối, đu đủ chín, sữa chua, nghệ, mật ong,…
Tập thể dục thường xuyên giúp tăng quá trình trao đổi chất, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ dạ dày tiêu hóa tốt hơn.
Vân Anh
Theo phapluatplus
Cần làm gì khi mắc ung thư thực quản giai đoạn cuối?
Thế nào là ung thư thực quản giai đoạn cuối? Ung thư thực quản giai đoạn cuối biểu hiện như thế nào và hướng điều trị ra sao... Mời độc giả theo dõi bài viết dưới đây.
Thế nào là ung thư thực quản giai đoạn cuối?
Theo các bác sĩ ung bướu, Bệnh viện Thu Cúc, ung thư thực quản gồm 4 giai đoạn. Giai đoạn IV là giai đoạn cuối với tình trạng các tế bào ung thư đã lan rộng ra khỏi niêm mạc thực quản, xâm lấn sang các vị trí lân cận và cơ quan xa như phổi, xương...
Ở giai đoạn này, tỷ lệ sống của người bệnh thường rất thấp do khối u đã di căn xa. Nhiều trường hợp tử vong nhanh chóng sau khi được chẩn đoán mắc bệnh.
Ở giai đoạn cuối, khối u trong lòng thực quản đã phát triển to ra và xâm lấn sang nhiều cơ quan trong cơ thể.
Ung thư thực quản giai đoạn cuối có biểu hiện gì?
Khi mắc ung thư thực quản giai đoạn cuối, các triệu chứng bệnh nặng và rõ ràng hơn, người bệnh sẽ thấy sức khỏe suy giảm nghiêm trọng. Các dấu hiệu bệnh thường gặp ở giai đoạn này là:
- Khó nuốt, nuốt nghẹn:
Ở giai đoạn đầu khi khối u còn bé, tình trạng khó nuốt thỉnh thoảng diễn ra với mức độ nhẹ, khó nuốt với các thực phẩm cứng, rắn. Tuy nhiên khi bước sang giai đoạn nặng, tế bào ung thư phát triển to ra, chèn ép và xâm lấn trong thực quản, khiến tình trạng khó nuốt diễn ra thường xuyên, nghiêm trọng hơn. Khó nuốt xảy ra với cả những thức ăn lỏng, mềm. Thức ăn bị mắc kẹt ở cổ họng khiến người bệnh hay bị nôn ra ngoài.
- Đau tức ngực:
Khi bị ung thư thực quản, người bệnh sẽ có triệu chứng đau tức ngực với mức độ đau thường xuyên và liên tục, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Cơn đau là do khối u ở thực quản phát triển to ra, chèn ép và làm hẹp thực quản. Thức ăn không đi hết được xuống dạ dày sẽ đọng lại ở thực quản, gây tức ngực kéo dài.
- Khàn tiếng kéo dài:
Ung thư thực quản giai đoạn cuối, người bệnh sẽ thấy tình trạng khàn tiếng rõ ràng và nghiêm trọng hơn. Khàn tiếng có khi mất hẳn tiếng trong thời gian dài.
Các triệu chứng ung thư thực quản giai đoạn cuối thường rõ ràng và nghiêm trọng hơn.
Sụt cân nghiêm trọng
Khối u phát triển to ra, xâm lấn và di căn sang nhiều vị trí trong cơ thể khiến cơ quan này bị ảnh hưởng. Đồng thời thức ăn không được đưa xuống dạ dày, dinh dưỡng cũng không hấp thụ được hết vào cơ thể gây ra tình trạng sụt giảm cân nặng nghiêm trọng.
Ung thư thực quản giai đoạn cuối có chữa được không?
Cũng theo các bác sĩ, ung thư thực quản giai đoạn cuối có thể chữa được nhưng với tỷ lệ sống khá thấp bởi các tế bào ung thư đã lan tới hầu hết các bộ phận trên cơ thể.
Ở giai đoạn cuối, người bệnh phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp điều trị với mục đích kiểm soát triệu chứng, giảm biến chứng và kéo dài sự sống cho người bệnh.
Các phương pháp điều trị thường được áp dụng ở giai đoạn này là:
- Hóa trị kết hợp với phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn IVA.
- Đặt nội soi stent kim loại ở thực quản để cải thiện triệu chứng khó nuốt, giảm đau đớn và tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng của người bệnh.
- Hóa trị đối với người bệnh ung thư thực quản đã di căn tới những cơ quan xa trong cơ thể.
Tỷ lệ sống của người bệnh ung thư thực quản giai đoạn cuối phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nếu được điều trị tích cực, phác đồ điều trị chuẩn, người bệnh lạc quan, thoải mái... thì khả năng hồi phục sức khỏe sẽ nhanh chóng hơn.
Người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để kiểm soát sớm bệnh.
Bên cạnh đó, ở giai đoạn cuối, người bệnh cần có chế độ chăm sóc giảm nhẹ, giúp giảm các triệu chứng bệnh, tăng cường sức khỏe chống lại bệnh tật.
Lưu ý gì sau điều trị ung thư thực quản giai đoạn cuối?
Hầu hết người bệnh ung thư thực quản giai đoạn cuối đều có hiện tượng suy nhược cơ thể, mệt mỏi triền miên, ăn uống kém, thậm chí chán nản, lo nghĩ và không muốn ăn.
Lúc này người nhà cần chú ý tới tâm lý của người bệnh, động viên, chia sẻ và an ủi tinh thần người bệnh. Đồng thời cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để người bệnh đảm bảo sức khỏe.
- Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng qua chế độ ăn hàng ngày với những thực phẩm sạch, rau củ quả đảm bảo an toàn vệ sinh, thực phẩm chế biến chín kỹ, thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa; bổ sung thực phẩm giàu sắt để cải thiện tình trạng thiếu máu.
- Tránh cho người bệnh ăn những thực phẩm chiên rán, thực phẩm khó tiêu hóa, cứng, rắn Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa để cơ thể dễ hấp thụ hơn.
Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý nghỉ ngơi điều độ, tránh lo âu, suy nghĩ quá nhiều mà ảnh hưởng tới sức khỏe.
Mặc dù ung thư thực quản giai đoạn cuối là bệnh nặng nhưng dưới sự điều trị tích cực và kịp thời, đúng phương pháp, nhiều trường hợp vẫn sống, sinh hoạt bình thường.
Theo VTV News
6 thực phẩm "khắc tinh" của ung thư thực quản Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp người bệnh ung thư thực quản nhanh chóng lấy lại sức khỏe. Khi cơ thể có đủ chất dinh dưỡng thì mưới có sức khỏe để chiến đấu lại với mọi bệnh tật, bệnh ung thư thực quản cũng vậy chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc...