Bệnh trầm cảm theo mùa: Tất tần tất các triệu chứng, liệu bạn có mắc phải?
Về cơ bản, tình trạng này còn mang tên rối loạn trầm cảm chính (MDD) xảy ra theo mùa.
Trầm cảm theo mùa (SAD) là một trong những vấn đề sức khỏe dễ bắt gặp nhất khi thay đổi thời tiết, đặc biệt vào mùa lạnh. Mùa đông ngày ngắn kết hợp với nhiệt độ thấp khiến không ít người cảm thấy buồn bã. Tình trạng này còn có thể tiếp diễn cho tới tháng 5. Dưới đây là một số lời khuyên của các chuyên gia tâm lý giúp bạn nhận biết triệu chứng điển hình của trầm cảm theo mùa và biện pháp khắc phục:
Trầm cảm theo mùa là gì?
Về cơ bản, tình trạng này còn mang tên rối loạn trầm cảm chính (MDD) xảy ra theo mùa. Trầm cảm theo mùa khác trầm cảm thông thường vốn có thể gặp phải tại bất kỳ thời điểm cụ thể nào trong năm, ngoài mùa thu và mùa đông. Trên thực tế, điểm khác biệt duy nhất giữa hai vấn đề sức khỏe này là trầm cảm theo mùa thực sự xảy ra mỗi năm và vào cùng một thời điểm.
James Murrough, chuyên gia y khoa kiêm giáo sư tâm lý học tại Bệnh viện Mount Sinai, New York cho biết, chúng là một dạng của trầm cảm nên các triệu chứng sẽ không khác mấy so với trầm cảm thông thường. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình của tình trạng này:
Thường xuyên buồn bã và mất năng lượng
Trầm cảm theo mùa, giống các dạng trầm cảm khác, sẽ khiến bạn cảm thấy buồn bã. Chuyên gia Murrough đã chỉ ra, đặc điểm của tình trạng này là kéo dài dai dẳng, làm xuất hiện nhiều suy nghĩ tiêu cực tác động không nhỏ tới tâm lý của người bệnh. Một số người bệnh đã từng chia sẻ trầm cảm theo mùa khiến họ nhìn thế giới xung quanh với màu xám xịt.
Trầm cảm theo mùa, giống các dạng trầm cảm khác, sẽ khiến bạn cảm thấy buồn bã.
Không hoặc luôn thấy đói
Theo Liên minh bệnh tinh thần Quốc gia Hoa Kỳ (NAMI), thay đổi khẩu vị là một trong những triệu chứng đặc trưng của trầm cảm theo mùa. Do đó, phụ thuộc vào mỗi người, cảm giác thèm ăn có thể tăng hoặc giảm khi mắc phải vấn đề sức khỏe này.
Theo Viện Sức khỏe Tâm lý Quốc gia Hoa Kỳ (NIMH), trầm cảm theo mùa xuất hiện vào mùa hè lẫn mùa đông. Mặc dù tương tự nhau, các triệu chứng của trầm cảm theo mùa trong mùa lạnh thường bao gồm ngủ nhiều và thèm tiêu thụ đồ ăn chứa nhiều carb. Trong khi đó, với mùa hè, bạn có thể gặp phải các triệu chứng gây mất khẩu vị và sụt cân.
Susan Bowling, bác sĩ tâm lý kiêm nhà tâm lý học tại Bệnh viện Cleveland cho biết thêm, một số người mắc trầm cảm theo mùa có xu hướng tiêu thụ nhiều thực phẩm hoặc gặp phải những rối loạn về ăn uống theo cảm xúc.
Video đang HOT
Một số người mắc trầm cảm theo mùa có xu hướng tiêu thụ nhiều thực phẩm hoặc gặp phải những rối loạn về ăn uống theo cảm xúc.
Cảm thấy vô vọng và có ý nghĩ tự tử
Theo NIMH, cả trầm cảm và trầm cảm theo mùa đều có thể làm bạn nảy sinh suy nghĩ tự tử. Ngoài ra, người mắc phải vấn đề này còn cảm thấy chán nản mỗi ngày, thấy bản thân vô dụng không có giá trị. Bỗng nhiên mất hứng thú với các hoạt động từng yêu thích cũng là một trong nhiều triệu chứng của các tình trạng trầm cảm nói chung, trong đó bao gồm trầm cảm theo mùa. Vào mùa đông, người mắc có xu hướng “ngủ đông” hoặc ít quan hệ hay giao tiếp với người xung quanh.
Phải làm gì để kiểm soát trầm cảm theo mùa?
Theo chuyên gia Murrough, các triệu chứng của trầm cảm theo mùa có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng. Tuy nhiên, nếu bạn đã gặp phải tình trạng này trong quá khứ và đang lo lắng có thể mắc lại, hãy áp dụng một số biện pháp phòng ngừa để bảo vệ chính mình.
Các triệu chứng của trầm cảm theo mùa có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng.
Bác sĩ Bowling khuyên, mọi người nên tăng cường hấp thụ nhiều vitamin D trong những tháng mùa đông thông qua chế độ ăn uống. Loại vitamin này thường có trong trứng, cá ngừ, cá hồi, nấm và các loại thực phẩm khác.
Nếu bạn đang dùng thuốc chống trầm cảm và có dự định ngừng thuốc, hãy đợi cho đến khi những tháng mùa đông trôi qua. Đây là thời điểm dễ mắc trầm cảm theo mùa nhất.
Chuyên gia Murrough cho biết thêm, liệu pháp ánh sáng có thể hữu ích cho những người đang phải vật lộn vì trầm cảm trong những tháng mùa đông. Một số nghiên cứu đã chỉ ra, phương pháp này tốt cho các bệnh trầm cảm nói chung.
Sau cùng, nếu bạn gặp phải các dấu hiệu trên và nghĩ bản thân có thể đang phải đối mặt với trầm cảm theo mùa, đừng ngại ngần nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn.
(Nguồn: Health)
Theo Helino
Chỉ cần thở đúng cách, bạn sẽ chìm vào giấc ngủ trong vòng 1 phút
Để cải thiện tình trạng mất ngủ, ngủ không đủ giấc bạn hãy thử áp dụng bài tập thở dưới đây để chìm vào giấc ngủ trong vòng 1 phút.
Mất ngủ là một loại rối loạn giấc ngủ đặc trưng với các triệu chứng như: khó ngủ, thức dậy liên tục, tỉnh giấc vào sáng sớm. Kiểu rối loạn này phổ biến hơn ở người già và nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng trên là: căng thẳng trong cuộc sống, thay đổi lối sống, các vấn đề về y tế, tâm lý, tác dụng phụ của thuốc,...
Việc thiếu ngủ thường xuyên không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến công việc, đời sống sinh hoạt mà còn âm thầm phá hủy sức khỏe của chúng ta.
Từ đó, gây ra những hệ lụy cho cơ thể như: suy giảm trí nhớ, nhức đầu, run chân, tay, người uể oải, mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, rối loạn hành vi, ảnh hưởng đến tâm lý,... thậm chí còn xuất hiện các dấu hiệu của bệnh trầm cảm.
Để giúp đẩy nhanh tốc độ của cơn buồn ngủ, hãy sử dụng cách làm của tiến sĩ Andrew Weil dưới đây:
Quá trình thực hiện diễn ra như sau:
Bước 1: Mở miệng và dồn hết sức đẩy hết không khí ra ngoài.
Bước 2: Đóng miệng lại và hít vào nhẹ nhàng bằng mũi, đồng thời nhẩm từ 1 đến 4.
Bước 3: Khi đếm hết, thì nín thở và tiếp tục đếm từ 4 đến 7.
Bước 4: Mở miệng và thở hết hơi trong bụng ra, đồng thời đếm nhẩm từ 7 đến 8.
Bước 5: Đóng miệng và hít lại một lần nữa bằng mũi như bước 2.
Lưu ý: Hơi thở được giữ lại trong vòng 7 giây là phần quan trọng nhất trong cách làm này. Bạn nên lặp đi lặp lại chu kỳ 5 bước trên khoảng 3 lần và đặt đầu lưỡi ở ngay phía sau răng cửa của hàm trên để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Lý giải về phương pháp trên, tiến sĩ Andrew Weil cho biết, cách làm này được bắt nguồn từ Yoga. Nó liên quan đến việc điều chỉnh hơi thở theo quy tắc 4-7-8, cho phép oxy vào phổi nhiều hơn, góp phần làm dịu tâm trí và thư giản cơ bắp.
Ngoài ra, ông còn khuyên mọi người nên thực hiện tối thiểu là 2 lần/ngày để đem lại tác dụng dài lâu vì trên thực tế phương pháp này không có hiệu quả ngay lập tức.
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số bí quyết giúp dễ ngủ tự nhiên khác như:
Bài tập thở Kapalbhati
Các bước tập bài Kapalbhati như sau:
Hít thật sâu bằng mũi.Hơi chúm môi, thở ra bằng miệng chậm hơn 3 lần so với khi bạn hít vào.
Lặp lại 2 bước trên cho tới khi bạn cảm thấy buồn ngủ.
Bài tập thở Box
Bài tập thở này lấy lượng oxy hít vào, thở ra làm trọng tâm.
Ngồi thẳng lưng, hít vào rồi cố gắng thở ra hết lượng không khí trong phổi.
Hít từ từ bằng mũi trong vòng 4 giây.
Giữ hơi thở trong 4 giây rồi từ từ thở ra bằng miệng. Lưu ý tập trung vào việc đẩy hết oxy ra khỏi phổi.
Bài tập thở cơ hoành
Kỹ thuật thở cơ hoành giúp làm chậm nhịp thở và làm giảm nhu cầu oxy của cơ thể, giúp bạn ngủ ngon hơn.
Nằm ngửa, đặt một cái gối dưới đầu gối, giữ chân hơi gập. Đặt một tay lên ngực, tay còn lại đặt lên bụng
Hít thở chậm và sâu bằng mũi.Hít thở sao cho tay đặt trên bụng di chuyển theo nhịp thở còn tay trên ngực giữ nguyên.
Chúm môi, thở từ từ bằng miệng
Thiên Thanh
Theo Đời sống Plus/GĐVN
7 điều mẹ bầu không nên làm để tránh gây hại cho con La hét, ăn nhiều đường, ngủ ít, uống cà phê, khóc hay ít vận động... là những việc các mẹ bầu không nên làm để tránh gây hại cho sức khỏe của con. Cãi nhau, la hét: Tình trạng cãi nhau, la hét hay lo lắng, trầm cảm của các bà mẹ khi mang thai sẽ gây hại cho các em bé. Nó...