Bệnh tim ở trẻ
Bệnh tim bẩm sinh là một trong những bệnh lý rất thường gặp ở trẻ em.
Một ca phẫu thuật chữa tứ chứng Fallot – Ảnh: T.Tùng
Tuần cuối của tháng 7 vừa qua, tại Bệnh viện Fortis Hoàn Mỹ Sài Gòn (TP.HCM), các chuyên gia về bệnh tim trong và ngoài nước chia sẻ về bệnh tim bẩm sinh và tứ chứng Fallot. Tim bẩm sinh là dị tật rất thường gặp ở trẻ em, có thể dị tật tại vách tim hay van tim và các mạch máu lớn, bệnh thường được phát hiện sau sinh. Đây là dị tật xảy ra trong thời kỳ bào thai, trước khi trẻ được sinh ra.
Tim của trẻ hình thành, phát triển và hoàn chỉnh vào khoảng tuần thứ tám của thai kỳ và dị tật tim thường xảy ra trong thời gian 8 tuần đầu tiên. Phần lớn các trường hợp trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh không tìm ra nguyên nhân. Một số trường hợp được ghi nhận trẻ mắc phải khi người mẹ bị nhiễm một số bệnh như rubella, do dùng thuốc (3 tháng đầu thai kỳ) một số có tính di truyền… Các trường hợp mắc bệnh từ nhẹ đến nặng.
Theo các bác sĩ, với trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh cần phát hiện và điều trị sớm, để theo dõi chăm sóc, điều trị nội khoa trước và sau khi phẫu thuật sửa chữa các dị tật ở tim. Một số trường hợp bệnh nặng cần phải can thiệp phẫu thuật ngay thì trẻ mới có thể sống. Với những tiến bộ trong phẫu thuật chữa trị bệnh tim, nhiều kỹ thuật được áp dụng, nên việc điều trị bệnh hiện đã dễ hơn nhiều so với trước đây.
Tứ chứng Fallot
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, tứ chứng Fallot cũng là một bệnh tim bẩm sinh thường gặp nhất, mà bệnh nhân có thể sống được đến tuổi trưởng thành. Tứ chứng Fallot chiếm khoảng 3/4 các trường hợp bệnh tim bẩm sinh có tím ở trẻ em trên 1 tuổi.
Gọi là tứ chứng vì có 4 dị tật ở tim gồm: thông liên thất, hẹp động mạch phổi, động mạch chủ cưỡi ngựa trên vách liên thất, dày thất phải. Các dị tật đó sẽ làm giảm lượng máu đưa đến phổi và máu bị thiếu ô xy, nên trẻ thường bị tình trạng mệt và bị tím da niêm (một số trường hợp nhẹ có thể không thấy triệu chứng tím).
Biểu hiện thường gặp ở trẻ mắc tứ chứng Fallot là: da, môi, đầu ngón tay, ngón chân bị tím các đầu ngón tay, ngón chân của trẻ thường to và bè ra khi chạy nhảy, gắng sức thường bị mệt, khó thở và tím nhiều hơn. Trẻ bị tứ chứng Fallot có thể gặp các biến chứng như: thiếu máu kéo dài, chậm phát triển thể chất, dễ xuất huyết răng lợi, da, tiêu hóa… Những trường hợp nặng, trẻ có thể bị thiếu hụt oxy (thở mạnh và nhanh, bứt rứt), có thể dẫn đến nguy hiểm tính mạng.
Một số trường hợp mắc tứ chứng Fallot, trẻ sống đến 1 tuổi nếu không được phẫu thuật điều trị số khác có thể sống đến 3 tuổi một số sống được đến 10 tuổi. Ngày nay, nhờ những tiến bộ trong phẫu thuật tim, các trường hợp tứ chứng Fallot có thể phẫu thuật chữa trị sớm nhất, khi trẻ còn nhỏ, và tỷ lệ tử vong cũng thấp hơn nhiều so với trước.
Theo VNN
Mụn sữa ở trẻ và cách điều trị
Con tôi 4 tuổi, bị mọc mụn trắng to bằng đầu hạt gạo, có nhân trắng như bã đậu. Xin hỏi cháu bị mụn gì và cách chữa trị. (Vũ Mạnh Cường)
Theo như mô tả của bạn, bé đã bị mụn sữa (hay còn gọi nang kê). Đây là một dạng mụn trứng cá phổ biến ở trẻ em: có tới 20% số bé sinh ra bị mụn sữa. Mụn sữa là mụn nhỏ li ti hai bên má có thể lan đến cằm, trán, lưng và có thể gây ngứa. Bệnh không nguy hiểm, thường tự hết trong vài tuân nhưng cũng có thê kéo dài đên vài tháng. Nêu trong vòng 3 tháng mụn vân chưa biên mât thì bạn nên đưa cháu đi khám da liễu.
Nếu mụn bị vỡ, da sẽ tấy đỏ và rỉ dịch. Mụn càng đỏ tây hơn khi cơ thê bé nóng lên, hay khi da bé bị kích thích khi tiêp xúc với nước bọt, sữa mẹ hay các chât tây rửa. Nguyên nhân chủ yếu liên quan đến các nhân tố đường tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện của bé, có thể do bé không hợp sữa, chứa nhiều đạm albumin hoặc do thức ăn dặm "nóng".
Cần phân biệt mụn sữa với rôm sảy do nóng bức, đổ mồ hôi, tã lót hay quần áo của bé không thông thoáng. Bạn cần giữ vệ sinh khô thoáng cho bé, nếu mụn sữa mọc ở vùng bẹn, nách thì dùng thêm phấn rôm sảy, thử thay đổi nhãn sữa hoặc chế độ ăn giảm các đồ lạ, khó tiêu như tôm, cua, trứng...
Bạn có thể điều trị cho bé như sau:
Vệ sinh ăn uống: ngoài việc chú ý chất lượng thức ăn cũng như thời gian cho bé ăn hợp lý cần đặc biệt chú ý đến những thực phẩm có thể gây dị ứng cho trẻ. Cách tốt nhất là nấu lại sữa vài lần để phân hủy chất albumin gây dị ứng hoặc dùng sữa đậu nành thay cho sữa bò. Nếu bé đang bú mẹ thì mẹ cần chú ý tránh các thức ăn tanh.
Chăm sóc da: da của bé sơ sinh và trẻ nhỏ non vì thế cần tránh cọ xát mạnh hoặc sử dụng xà phòng có tính kích thích mạnh. Quần áo của trẻ cũng cần thoáng, sạch, không nên sử dụng quần áo lông trực tiếp có thể gây ngứa cho trẻ, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp lên da bé. Trong thời gian bé bị mọc mụn không nên bôi bât kỳ loại kem hay thuôc gì lên mụn nếu chưa được sự đồng ý của bác sĩ, cũng không nên chạm tay hay chà xát lên các đôm mụn, như thê rât mât vê sinh, có thể làm mụn viêm nhiễm và làm cho tình trạng mụn trở nên xâu hơn. Trẻ vẫn cần được tắm rửa hàng ngày với nước sạch đun sôi để nguội và sữa tắm dưỡng âm dành cho trẻ sơ sinh. Sau khi tắm phải lau khô người cho trẻ bằng khăn bông mềm mại.
Trị liệu cục bộ: mụn sữa lành tính với trẻ, nhưng nếu mụn vỡ có mủ, nên đưa bé đi khám bác sĩ, để tránh viêm nhiễm và hạn chế tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.
Cũng như bệnh ban đỏ, mụn sữa có thể biến chứng với những biểu hiện như: mụn đỏ, chảy nước, kết vảy, lúc này theo hướng dẫn của bác sĩ, cha mẹ có thể sử dụng một số loại thuốc khử trùng đặc hiệu.
Mụn sữa chỉ kéo dài trong khoảng 6 tháng và phần lớn đều tự khỏi do đó cha mẹ không nên quá lo lắng.
Ths.Bs. Nguyễn Vũ Anh Dũng
Trung tâm Thẩm mỹ Beauty & Spa khơ Thị
www.thammyvienkhothi.com
Để được tư vấn làm đẹp về da, độc giả gửi vào địa chỉ email tuvan@ngoisao.net.
Theo VNE
Môi tím tim đau Trẻ sinh ra bị tím da niêm thường gợi ý đến bệnh tim bẩm sinh. Tím da niêm đúng là triệu chứng của một số bệnh tim bẩm sinh, trong số đó, tứ chứng Fallot là bệnh lý thường gặp nhất. Bệnh này chiêm khoảng 75% cac trương hơp tim bâm sinh tim ơ tre trên một tuôi. Cấp cứu khi trẻ lên...