Bệnh tim mạch khiến 10.000 người châu Âu tử vong mỗi ngày
Ngày 15/5, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết bệnh tim mạch là nguyên nhân dẫn đến 40% số ca tử vong ở châu Âu (tương đương 10.000 ca tử vong/ngày, hay 4 triệu ca/năm), đồng thời kêu gọi người dân giảm lượng muối tiêu thụ trong bữa ăn.
Châu Âu hiện là khu vực có tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp lớn nhất thế giới. Cụ thể, trong nhóm tuổi từ 30 – 79, cứ 3 người thì có 1 người bị cao huyết áp, thường là do ăn nhiều muối.
Theo thống kê, có 51 trong số 53 quốc gia ở khu vực châu Âu của WHO ghi nhận lượng muối tiêu thụ trung bình hằng ngày cao hơn mức khuyến nghị tối đa của WHO là 5 gram (tương đương một thìa cà phê), phần lớn do thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn vặt. WHO nhấn mạnh việc ăn nhiều muối làm tăng huyết áp, đây là nguy cơ hàng đầu gây ra các bệnh tim mạch như đau tim và đột quỵ.
Video đang HOT
Báo cáo của WHO cho thấy nam giới tại châu Âu có nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch cao hơn gần 2,5 lần so với phụ nữ. Tuy nhiên, nguy cơ này cũng có sự khác biệt theo địa lý, trong đó xác suất tử vong sớm (30 – 69 tuổi) do bệnh tim mạch ở Đông Âu và Trung Á cao gần gấp 5 lần so với Tây Âu.
Trước tình hình này, Giám đốc của WHO tại châu Âu Hans Kluge cho rằng từ nay đến năm 2030, việc thực hiện các chính sách nhằm giảm 25% lượng muối ăn có thể giúp 900.000 người tránh được các bệnh tim mạch.
WHO kêu gọi gấp rút hành động khi số ca tử vong vì nắng nóng tăng mạnh ở châu Âu
Với số liệu ước tính 60.000 ca tử vong trong năm ngoái do nắng nóng cực đoan tại châu Âu, một quan chức cấp cao của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhấn mạnh cần gấp rút hành động để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu.
Khách du lịch tránh nóng bên đài phun nước tại Rome, Italy, ngày 18/7/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 18/7, Giám đốc WHO phụ trách khu vực châu Âu, ông Hans Kluge, cho biết số ca tử vong vì nắng nóng gay gắt đang có xu hướng tăng qua từng năm. Nam Âu và Đông Âu hiện là hai "vùng nguy hiểm" khi chịu tác động của nhiệt độ cao cực đoan. Trước tình hình đó, ông kêu gọi người dân thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo thời tiết, làm theo hướng dẫn của chính quyền sở tại và tham khảo các nguồn uy tín để hạn chế nguy cơ do thời tiết gây ra đối với sức khỏe.
Ông Kluge cũng cho rằng ngoài việc thích nghi với thực tế mới trong mùa Hè này, cần phải nhìn xa hơn đến tương lai. Điều cấp thiết nhưng tương đối khó hiện hay đó là cần có sự hành động trên toàn cầu nhằm giải quyết hiệu quả cuộc khủng hoảng khí hậu đang đặt ra các mối đe dọa hiện hữu đối với con người.
Quan chức WHO nhận định cần một thời gian dài để thực thi Tuyên bố Budapest hướng tới giải quyết những tác động nghiêm trọng nhất mà biến đổi khí hậu gây ra đối với hệ thống y tế và sức khỏe của con người. Tuyên bố Budapest ưu tiên hành động khẩn cấp trên diện rộng tại châu Âu nhằm ngăn chặn những rủi ro sức khỏe liên quan tới biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường... Đặc biệt, ông Kluge bày tỏ tin tưởng rằng tuyên bố này sẽ thu hút sự tham gia của những người trẻ tuổi có nhiều ý tưởng hay cùng những giải pháp sáng tạo, hiệu quả.
Ngoài ra, ông Kluge cho rằng hành động chống biến đổi khí hậu không thể chỉ dựa vào một chính phủ hoặc một chính đảng cụ thể nào. Đây thực sự phải là vấn đề phi đảng phái và cần sự chung tay của toàn nhân loại.
* Cùng ngày, theo phóng viên TTXVN tại Washington, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đã cảnh báo nguy cơ gia tăng các vấn đề sức khỏe và số ca tử vong khi thời tiết cực đoan bao trùm nhiều nơi ở châu Âu, châu Á và Mỹ.
Với châu Âu, WMO cho biết đợt nắng nóng ở bán cầu Bắc sẽ tăng cường trong những ngày tới, làm gia tăng nguy cơ có hại tới sức khỏe. Tại Italy, nhiệt độ trên đảo Sardinia có thể vượt ngưỡng 47 độ C. Dự báo, một số thành phố khác của nước này có thể hứng chịu nắng nóng 40 độ C. Thậm chí, ở khu vực Lazio trong đó có thủ đô Rome, nhiệt độ dự báo lên tới 42-43 độ C. Ngày 18/7, Bộ Y tế Italy đã ban bố cảnh báo thời tiết "màu đỏ" đối với 20/27 thành phố lớn của nước này và dự kiến sẽ tăng lên 23 thành phố trong ngày 19/7. Thang "màu đỏ" là mức cảnh báo nguy cơ sức khỏe có thể xảy ra đối với bất kỳ ai tiếp xúc với nắng nóng.
Tại Tây Ban Nha, dự báo các khu vực phía Đông Bắc Catalonia và Aragon cũng như đảo Mallorca ở Địa Trung Hải hứng chịu mức nhiệt từ 42 - 43 độ C trong ngày 18/7 (giờ địa phương).
Các đợt nắng nóng lên tới 53 độ C ở Thung lũng Chết của bang California (Mỹ) và hơn 52 độ C ở miền Tây Bắc Trung Quốc, đang xảy ra đồng thời với các vụ cháy rừng từ Hy Lạp đến dãy núi Alps của Thụy Sĩ cũng như lũ lụt nghiêm trọng ở Ấn Độ và Hàn Quốc.
Theo WMO, nhiệt độ ở Bắc Mỹ, châu Á, trên khắp Bắc Phi cũng như Địa Trung Hải sẽ vượt ngưỡng 40 độ C trong tuần này khi sóng nhiệt gia tăng. WMO cũng cảnh báo nhiệt độ thấp nhất ban đêm sẽ đạt mức cao mới, kéo theo nguy cơ gia tăng các ca đau tim và tử vong.
Các nhà khoa học từ lâu đã cảnh báo biến đổi khí hậu, do khí thải nhà kính chủ yếu từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, sẽ khiến các đợt nắng nóng diễn ra thường xuyên hơn, nghiêm trọng hơn và gây hậu quả thảm khốc hơn. Cơ quan Theo dõi Khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu cho biết năm 2021 và 2022 là những năm có mùa Hè nóng nhất ở lục địa này. Đáng chú ý đó là mốc nhiệt kỷ lục 48,8 độ C được ghi nhận ở Sicily của Italy cách đây 2 năm.
WHO quan ngại sự bùng phát trở lại của COVID-19 Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 11/1 đưa ra cảnh báo về sự lây lan của dịch COVID-19 trong tháng vừa qua, khi số ca tử vong tăng chóng mặt. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh AP. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, gần 10.000 ca tử vong liên quan đến COVID-19 đã...