Bệnh tiêu hóa ở trẻ: Nỗi ác mộng của cha mẹ
Con nôn trớ, tiêu chảy, mất nước hay quấy khóc không rõ nguyên nhân… là điều lo lắng của nhiều phụ huynh.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu – Trưởng khoa dinh dưỡng Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM), từ đầu tháng 10, số bệnh nhi đến khám chữa bệnh về tiêu hóa tăng cao. Trong đó có các bệnh lý như khó tiêu, mất nước, ngộ độc tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa nhẹ (nôn trớ, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, quấy khóc không rõ nguyên nhân…). Nặng hơn là trẻ bị viêm ruột thừa, đau dạ dày…
Hệ tiêu hóa là nơi tập hợp nhiều cơ quan như: dạ dày, ruột già, ruột non, trực tràng… Riêng đường ruột có hơn 100 triệu nơron thần kinh thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng như co bóp thức ăn, tiêu thụ – hấp thu dinh dưỡng, điều hành hoạt động của hormone sản sinh miễn dịch… Trong đó, 70% tế bào miễn dịch nằm ở đường ruột nên hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng với đề kháng và 100% năng lượng nuôi sống cơ thể, đồng thời cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển trí não của trẻ trong những năm đầu đời. Do đó, các nhà khoa học gọi hệ tiêu hóa là “bộ não thứ 2″ của con người.
Bác sĩ Thu Hậu cho biết, trẻ mắc bệnh tiêu hóa thường có cảm giác ăn không ngon miệng, nhanh no, luôn có cảm giác chán ăn. Trẻ thường xuyên ợ hơi, ợ nóng, ợ chua hay có thể buồn nôn, đau bụng âm ỉ, thở nặng nhọc, đi lại nặng nề hoặc tiêu chảy, táo bón… Cha mẹ nên để ý bé có hay không những biểu hiện như sốt, môi khô, mặt hốc hác, quấy khóc và không chịu ăn uống… Đây có thể là những triệu chứng của bệnh tiêu hóa.
Có nhiều nguyên nhân khiến bé mắc tình trạng trên. Trong giai đoạn từ 0-6 tuổi, sức đề kháng lẫn hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu nên dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng… Chúng là nhân tố gây nên bệnh tiêu hóa.
Một số trường hợp trẻ có thể mắc bệnh do dùng kháng sinh. Theo đó, khi đi vào cơ thể, kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn diệt luôn vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng sinh thái đường ruột, dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa.
Môi trường vệ sinh kém, nguồn nước ô nhiễm, thức ăn nhiễm khuẩn cũng gây ra bệnh đường ruột. Bên cạnh đó, trẻ dễ bị nhiễm bẩn từ tay, đồ chơi…
Thực tế, có nhiều trẻ bị bệnh tiêu hóa do biến chứng từ các bệnh khác như: viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản… Khi mắc những bệnh này, bé thường bị tiết nhiều đờm chứa vi khuẩn, thay vì khạc nhổ ra ngoài, các con nuốt luôn dẫn đến nhiễm khuẩn đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, trong khi hệ thống men tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện – cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Nhiều trẻ thường đòi cha mẹ những món yêu thích nhưng không tốt cho cơ thể như: thực phẩm dầu mỡ, bánh kẹo ngọt, lạp xưởng, xúc xích và các món ăn giàu đạm… gây trướng hơi, đầy bụng.
Trẻ con cũng thích những đồ uống có ga, nước ngọt hay thực phẩm chế biến sẵn. Những thức ăn này phần nhiều là bảo quản không tốt, dự trữ không đúng cách làm phát sinh vi khuẩn, dễ gây ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy cấp. Chất bảo quản trong thực phẩm chế biến sẵn có thể gây viêm dạ dày, ruột, ngộ độc.
Bác sĩ chia sẻ, bệnh tiêu hóa sẽ khỏi hoàn toàn nếu được điều trị kịp thời. Nhưng nếu chủ quan, không chữa nhanh chóng và dứt điểm sẽ dẫn đến tình trạng viêm, tổn thương đường ruột mãn tính. Khi chức năng hệ tiêu hóa bị suy giảm, lượng thức ăn vào cơ thể không được tiêu hóa hoàn toàn, làm gia tăng nguy cơ các vi khuẩn có hại, khiến hệ miễn dịch và sức khỏe của trẻ yếu đi. Vì thế, không ít bé bị suy dinh dưỡng, thấp còi, kém cả thể chất lẫn trí não.
Video đang HOT
Phụ huynh nên thường xuyên nấu ăn ở nhà, hạn chế ăn bên ngoài để đảm bảo thực phẩm sạch, đủ chất và an toàn vệ sinh thực phẩm. Trước khi ăn, bé cần phải rửa tay kỹ bằng xà phòng. Trẻ cần được ăn uống điều độ, đúng giờ.
Những thực phẩm có lợi:nước và chất xơ là hai thứ trẻ không thể thiếu. Để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, mỗi người cần cung cấp một lượng nước vừa đủ cho cơ thể mỗi ngày nhằm giúp thức ăn loãng ra, dễ di chuyển trong đường ruột. Việc sử dụng những thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm không có tính axit và giàu men vi sinh cũng rất cần thiết.
Thực phẩm giàu chất xơ có trong các loại rau củ quả, ngũ cốc, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt. Chúng giúp giữ và lọc thức ăn trong hệ tiêu hóa để tách lấy năng lượng và dinh dưỡng, đẩy các chất thải còn lại ra ngoài. Các loại rau lá củ cải, bina, cải xoăn, cải bắp, cà rốt, súp lơ… có tính kiềm, trung hòa axit dịch vị trong đường ruột.
Thực phẩm giàu kẽm tái tạo tế bào miễn dịch, giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng. Chúng có nhiều trong sò, củ cải, cùi dừa già, đậu Hà Lan lòng đỏ trứng, khoai lang, đậu phộng… Những người hay bị ợ nóng, ợ chua cần tăng cường ăn các loại thực phẩm không có tính axit như chuối, bột yến mạch, gạo, bánh mì và ngũ cốc thô.
Tránh thực phẩm gây hại: không nên cho bé ăn nhiều món chiên rán, bởi ở nhiệt độ cao, dầu mỡ kết hợp với thực phẩm tạo thành các chất khó tiêu hóa, gây đầy bụng, khó tiêu.
Đồ cay chứa chất kích thích, có thể làm tê liệt hoạt động tiết dịch và men tiêu hóa, khiến thức ăn lâu tiêu. Dung nạp quá nhiều các loại ngũ cốc, lúa mạch giàu tinh bột cũng là gánh nặng cho hệ tiêu hoá, tích tụ lại dạ dày và gây nên cảm giác đầy bụng. Ăn nhiều đồ chua, nhất là lúc đói, có thể làm lượng axit dạ dày tăng lên đột ngột, gây xót ruột và trướng bụng.
Cha mẹ nên yêu cầu con nhai kỹ thức ăn: quá trình tiêu hóa bắt đầu từ miệng, vì vậy việc nhai kỹ thức ăn là vô cùng quan trọng. Nhai giúp nghiền thức ăn thành nhiều mảnh nhỏ và hòa trộn chúng cùng với các enzyme có trong nước bọt. Việc này khiến con bạn cảm thấy ngon miệng và dễ tiêu hóa hơn.
Ăn thành nhiều bữa nhỏ: không nên cho trẻ ăn quá no. Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn phụ sẽ giúp con bạn giải tỏa áp lực cho hệ tiêu hóa. Ăn ít thịt vào buổi tối sẽ giúp trẻ tiêu hóa hết thức ăn trước khi đi ngủ.
Thói quen tập thể dục, vận động hàng ngày cũng có thể giúp con ăn uống ngon miệng và hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.. Song lưu ý không nên vận động mạnh ngay sau khi ăn no.
Tránh căng thẳng: stress, áp lực khiến con ăn mất ngon, ức chế quá trình tiêu hóa và hấp thu. Cần tạo cho con niềm vui và tiếng cười khi ăn.
Bên cạnh đó, bổ sung Probiotics mỗi ngày để tăng số lượng lợi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột, tăng cường hệ miến dịch đường ruột nhằm giúp bé chống chọi với các bệnh về hệ tiêu hóa. Bác sĩ Thu Hậu chia sẻ: “Hệ miễn dịch giống vòng tay che chở, giúp cả nhà luôn khỏe mạnh và tránh các bệnh tiêu hóa… Điều thú vị là hệ miễn dịch và đường ruột có mối tương quan mật thiết vì trong ruột có rất nhiều hạch, là nơi sản xuất 70-80% các tế bào miễn dịch của cơ thể. Một đường ruột khỏe mạnh sẽ góp phần giúp nâng cao hệ miễn dịch và ngược lại”.
Đường ruột luôn tồn tại sự cân bằng giữa hại khuẩn và lợi khuẩn. Hại khuẩn là những vi sinh vật khiến tiêu hóa suy yếu, giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng, làm hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu đi. Trong khi đó, lợi khuẩn có thể duy trì sức khỏe bằng cách đào thải hại khuẩn, loại trừ bệnh tật, kích thích quá trình tiêu hóa và tăng cường miễn dịch đường ruột.
Khi sự cân bằng đường ruột mất đi, hệ miễn dịch đường ruột thấp nên trẻ dễ bị các bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón… Ngược lại, bổ sung lợi khuẩn (hay probiotic) sẽ giúp ức chế sự phát triển cũng như cạnh tranh vị trí và nguồn dinh dưỡng của các tác nhân, vi khuẩn có hại, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh có ích trong đường ruột, cải thiện hệ thống tiêu hoá, nhất là ở những trẻ dùng kháng sinh kéo dài vì số lượng vi khuẩn có lợi bị suy giảm. Nhờ vậy bụng trẻ sẽ luôn khoẻ mạnh để vững vàng đối phó với các vấn đề của rối loạn tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon tự nhiên.
Sữa chua uống men sống Probi là một trong những phương pháp đã được chứng minh hiệu quả trong việc nâng cao hệ miễn dịch đường ruột, giảm các bệnh tiêu hóa, từ đó giúp tăng sức đề kháng. Sản phẩm bổ sung 20 tỷ lợi khuẩn L.Casei 431 trên 100 ml. Theo nghiên cứu lâm sàng của Viện Dinh Dưỡng Quốc gia về hiệu quả của sữa chua uống Probi lên tình trạng dinh dưỡng và mắc cúm ở trẻ 24-27 tháng tuổi tại một số xã tỉnh Hải Dương (2012-2013), sữa chua uống Probi có thể cải thiện táo bón, phân sống và tiêu chảy ở trẻ. Cụ thể, theo nghiên cứu, tỷ lệ trẻ bị táo bón của nhóm sử dụng Probi thấp hơn 3 lần so với nhóm không dùng Probi (9,3% so với 26,8%) và số ngày bị táo bón của nhóm trẻ dùng Probi thấp hơn so với nhóm không dùng (1,35 ngày so với 2,35 ngày). Tỷ lệ trẻ đi phân sống sau khi dùng Probi bằng nửa so với nhóm không dùng (18,6% so với 31,6%). Còn tỷ lệ trẻ bị tiêu chảy trong nhóm dùng Probi cũng thấp hơn rất nhiều so với nhóm không dùng Probi (3,1% so với 7,9%).
Theo Zing
Điều gì đã làm nên sự kỳ diệu trong sữa mẹ?
Sữa mẹ luôn là tiêu chuẩn vàng về dinh dưỡng nhưng có rất ít người biết vì sao sữa mẹ lại có sức mạnh kỳ diệu đến như vậy. Mới đây, một nghiên cứu đã chỉ ra một thành phần đặc biệt trong sữa mẹ, đóng vai trò như một "người hùng" được mẹ giao nhiệm vụ bảo vệ hệ miễn dịch của bé.
HMO - Dưỡng chất góp phần làm nên tiêu chuẩn vàng
Nhiều năm trước, các nhà khoa học đã phát hiện sữa mẹ chứa rất nhiều human milk oligosaccharides (HMOs) hay còn gọi là oligosaccharides trong sữa mẹ là dạng carbonhydrate phức tạp, độc nhất, không bị tiêu hóa khi được hấp thụ vào cơ thể trẻ. Khi thử cô lập các oligosaccharide, các nhà khoa học kiểm tra xem có phải các vi khuẩn sẽ mọc trong môi trường chất này hay không, kết quả là các nhà khoa học đã khám phá được một dòng Bifidobacterium có men phân hủy. Đây là một loại vi khuẩn có lợi, mà sự hiện diện của chúng rõ ràng có liên quan với các oligosaccharide.
Phát hiện này đã giúp các nhà khoa học kết luận và ghi nhận một đột phá mới trong ngành khoa học dưỡng nhi, rằng: Các dưỡng chất trong sữa mẹ không chỉ cung cấp thức ăn nuôi dưỡng trẻ mà còn cung cấp thức ăn nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong đường ruột của trẻ, để bảo vệ trẻ khỏi các yếu tố gây bệnh.
Tiến sĩ Rachael Buck cũng cho biết: "HMO là đại dưỡng chất nhiều thứ ba có trong sữa mẹ (chỉ sau chất béo và carbonhydrate), chiếm tới gần 10% trong sữa mẹ, thậm chí còn nhiều hơn cả protein. HMO nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, nơi chứa tới 70% hệ miễn dịch của trẻ. Nhưng điều đặc biệt về HMO là chúng cũng được hấp thụ vào máu. Đây là cách chúng hỗ trợ hệ miễn dịch ngoài đường ruột".
Bà Christina West, Phó Giáo sư và chuyên gia dị ứng nhi khoa tại Bệnh viện Đại học Umea, cho biết: "Sữa mẹ là siêu thực phẩm của trẻ, với những thành phần dưỡng chất độc đáo, đáp ứng tối ưu sự phát triển. Một trong những thành phần quan trọng nhất trong sữa mẹ là HMO. HMO truyền từ mẹ sang con, không bị tiêu hóa cho đến khi chúng tới ruột, nơi HMO có thể làm tăng sự phong phú của vi khuẩn có lợi, thích nghi để phù hợp với hệ vi khuẩn độc đáo của mỗi em bé".
Việc phát hiện dưỡng chất này chính là lời lý giải cụ thể và rõ ràng cho việc vì sao trẻ bú sữa mẹ được cung cấp HMO sẽ có hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn, ít bị nhiễm trùng hơn.
"Người hùng" trong sữa mẹ nay đã có thể tiếp cận với nhiều trẻ em hơn
Nhiều năm liền, tiến sĩ Rachael Buck, Trưởng nhóm nghiên cứu HMO và là chuyên gia miễn dịch tại Abbott, luôn chú ý đến đặc tính "trẻ bú sữa mẹ có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh hơn và ít bị nhiễm trùng hơn so với trẻ bú sữa công thức".
Sau hơn 15 năm nghiên cứu, các nhà khoa học của Abbott đã tìm ra cách tận dụng các lợi ích tối ưu từ HMO, đi tiên phong trong việc đưa HMO thành công vào sữa công thức.
Phát hiện này đánh dấu một bước đột phá trong ngành khoa học dưỡng nhi trên thế giới cũng như Việt Nam.
Với thành tựu đi đầu này, mọi trẻ em từ nay có được nền tảng miễn dịch xây dựng từ những năm tháng đầu đời để làm bệ phóng cho những năm tháng phát triển toàn diện hơn trong tương lai, giúp trẻ khỏe mạnh hơn và thông minh hơn.
Đây được xem là một trong những phát kiến và đổi mới quan trọng hàng đầu của lĩnh vực dinh dưỡng nhi trong thập kỉ vừa qua khi đã được trao Giải thưởng Chicago Innovation Awards vào năm 2017. Nghiên cứu của Abbott đã đem lại cơ hội được hưởng nguồn dưỡng chất và lợi ích kì diệu từ HMO cho nhiều trẻ em ở Việt Nam và khắp nơi trên thế giới.
Để tìm hiểu thêm về cách nuôi dưỡng hệ miễn dịch cho bé cũng như thông tin chi tiết hơn về HMO, mẹ có thể cập nhật tại kênh thông tin MẸ CÓ BIẾT của Similac https://similac.com.vn/mecobiet nhé!
Hương Quân
Theo Dân trí
Bạn đang "xì hơi" quá nhiều, thủ phạm rất có thể là do những thực phẩm này gây ra Rau cải, các loại đậu hay cả kẹo cao su đều là những thủ phạm khiến bạn "xì hơi" nhiều hơn bình thường đó nhé. Xì hơi là hiện tượng bình thường và hoàn toàn tự nhiên của cơ thể. Một người bình thường có thể sẽ "xì hơi" và ợ hơi từ 13 - 21 lần trong một ngày, hoặc ít hơn....