Bệnh tiểu đường và cách điều trị hiệu quả
Hiện nay tiểu đường được xem là căn bệnh ngày càng phổ biến và đặc biệt rất nguy hiểm nếu không kịp thời phát hiện để điều trị thì có thể gây ra những biến chứng về sau.
Bệnh tiểu đường và cách điều trị hiệu quả
Bệnh tiểu đường (tên tiếng anh: Diabetic) còn được gọi là đái tháo đường, được xem là một căn bệnh rối loạn chuyển hóa mỡ, protein và cacbonhydrat. Các tế bào tuyến tụy trong cơ thể bị giảm hoặc thiếu hụt insulin. Trong đó biểu hiện cụ thể nhất là việc lượng đường trong máu của người bệnh luôn cao hơn so với bình thường.
Bệnh tiểu đường được chia ra làm 3 loại chính là tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 và tiểu đường type 3. Dưới đây là một số biểu hiện giúp người bệnh có thể phân biệt rõ ràng bản thân mình đang thuộc tiểu đường loại nào từ đó có cách chữa trị khác nhau.
Một số phương pháp điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả
Phương pháp tự nhiên không dùng đến thuốc
Kiểm soát chế độ ăn uống cho người tiểu đường
Vậy người bệnh tiểu đường thì nên ăn gì và kiêng gì? Trong thực đơn của người bệnh tiểu đường nên được bổ sung thêm nhiều loại rau xanh như cải xanh, củ cải và trái cây như cam, quýt, bưởi…
Tuy rau củ quả là những thực phẩm có chứa đường, nhưng nhờ được cung cấp nhiều chất xơ có khả năng hỗ trợ cơ thể người bệnh hấp thụ đường chậm nên đảm bảo được lượng đường trong máu luôn được đảm bảo ở mức ổn định.
Ngoài ra vitamin C có trong rau, củ quả sẽ có tác dụng giúp chống lại tình trạng oxy hóa rất hiệu quả và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.
Bên cạnh ăn nhiều rau củ quả thì người bạn cũng nên ăn kiêng một số loại thực phẩm ngọt như bánh ngọt (có thể sử dụng bánh trung thu dành riêng cho người tiểu đường), nước có ga, sữa (tuy nhiên trên thị trường hiện nay có một số loại sữa dành riêng cho người bị bệnh tiểu đường như Ensure, Vinamik…) và đặc biệt là tinh bột.
Tập thể dục, thể thao đều đặn mỗi ngày
Theo khuyến cáo của Liên đoàn đái tháo đường thế giới, bệnh nhân đái tháo đường type 2 nên tập luyện tổng cộng 30 – 45 phút mỗi ngày, từ 3-5 ngày mỗi tuần hoặc 150 phút/tuần. Loại vận động dẻo dài như đi bộ, chạy, bơi, nhảy dây, đi xe đạp, nên đạt đủ cường độ nhằm làm tăng nhịp tim và tần số hô hấp. Khuyến khích tập luyện đối kháng 3 lần/tuần.
Đây là phương pháp rất hiệu quả nhưng lại khó thực hiện không chỉ với những người bệnh mà còn với những người bình thường, việc có chế độ tập luyện khoa học và đều đặn sẽ từng bước giảm bớt bệnh tình, qua đó giúp người bệnh kiểm soát cũng như làm giảm đi những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra sau này.
Lý do rất đơn giản vì khi tập luyện sẽ giúp làm tăng hàm lượng insulin có trong các tế bào của tuyến tụy từ đó dần dần sẽ giải quyết được triệt để bệnh tình.
Khi đã xuất hiện biến chứng, biến chứng thần kinh ngoại biên và tự chủ, người bệnh nên vận động nhẹ nhàng, không mang vác vật nặng, nên bơi lội, đạp xe, chèo thuyền, tập luyện các động tác ngồi tại chỗ, vận động tay. Tránh các vận động chạy trên thảm, tập kéo dài, chạy bộ, tập luyện chân.
Video đang HOT
Khi xuất hiện các biến chứng bệnh thận, bệnh nhân tiểu đường nên hoạt động từ nhẹ đến vừa, tránh hoạt động cường độ cao.
Khi xuất hiện những biến chứng như bệnh võng mạc người bệnh nên chơi các môn thể thao ít tác động lên tim mạch như: bơi lội, đi bộ, bài tập dẻo dai nhẹ, đạp xe tại chỗ, bài tập sức bền. Tránh các hoạt động cần sức mạnh như cử tạ, chạy bộ, quần vợt, tập luyện dẻo dai mạnh.
Thiền, Yoga
Bên cạnh các chế độ tập luyện thông thường thì các liệu pháp trong ngành y học như thiền, yoga cũng có tác dụng rất tốt trong việc giúp người bệnh giải tỏa căng thẳng, stress đồng thời giúp cơ thể họ sản sinh ra insulin và cân bằng được hàm lượng glucose có trong máu.
Chữa bệnh tiểu đường bằng thuốc nam
Có rất nhiều loại cây thuốc nam và một số loại cây gần gũi chúng ta đều có khả năng chữa bệnh tiểu đường hiệu quả như dây thìa canh, cây mật gấu, cây mật nhân, cây mướp đắng, lá xoài, cây chuối hột, lá nếp, cây húng quế hay cây lược vàng…tất cả các loại cây này đều đã được nghiên cứu rất kỹ về công dụng chữa bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên đối với một số loại cây như cây mật gấu hay dây thìa canh thì bạn phải kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng trước khi quyết định sử dụng nhé.
Y học cổ truyền
Các liệu pháp y học cô truyền có tác dụng hỗ trợ kiểm soát đường huyết tốt hơn cho người bệnh như châm cứu, ấn nguyệt, kích thích huyệt vị…
Điều trị bằng thảo dược
Một số thảo dược rất tốt cho người bệnh tiểu đường điển hình như mướp đắng, nha đam, cây cà ri, cây húng quế, lá xoài… Người bệnh có thể kết hợp bổ sung các thảo được này trong chế độ ăn uống sẽ tốt trong quá trình điều trị.
Sử dụng thực phẩm chức năng
Các loại viên uống thực phẩm chức năng như: Nature made diabetes health pack của Mỹ, Tokaijyo và ALA Pro của Nhật Bản hay có tác dụng hỗ trợ người bệnh trong việc kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn. Tuy nhiên bạn cũng lưu ý đến nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm khi cân nhắc lựa chọn.
Điều trị tiểu đường bằng thuốc
Trong bệnh tiểu đường typ 1, các tế bào beta tuyến tụy bị hủy hoại nên không tiết ra được insulin cho cơ thể. Lúc này bệnh nhân cần phải được điều trị bằng insulin.
Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, hiện tượng thiếu chất insulin do 3 bất thường giảm insulin, kháng insulin và tăng sản xuất glucose từ gan. Do đó việc chữa bệnh tiểu đường cần phải dùng các nhóm thuốc hạ đường huyết loại uống làm cho cơ thể tăng sản xuất chất insulin, làm giảm tình trạng kháng insulin, và ngăn ngừa hinẹ tượng hấp thụ carbohydrat ở ruột. Mọi chỉ định về dùng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sỹ.
Minh Anh (Tổng hợp)
Theo thoidai
Chế độ sinh hoạt để bệnh nhân tiểu đường sống vui khỏe
Khi đã mắc tiểu đường, giải pháp tốt nhất là tìm cách sống chung với nó. Những cách đơn giản sau đây sẽ giúp bạn chăm sóc và bảo vệ sức khỏe khi đã bị bệnh tiểu đường.
Chế độ ăn
Giàu chất xơ, đủ vitamin, giảm béo.
- Chất xơ có vai trò quan trọng trong chế độ ăn như chất độn có tác dụng làm giảm cholesterol, đề phòng táo bón.
- Hạn chế đường thu nhận nhanh (mứt, bánh ngọt, nước ngọt...), dùng các chất tạo ngọt giả dụ bệnh nhân thèm ngọt. Nên ăn các thức ăn cất đường hấp thu chậm làm từ bột, gạo, ngũ cốc...
- Dùng lượng muối vừa phải (ít hơn 6 gram/ngày - tương đương 1 muỗng cà phê).
- Nên phân thành phổ thông bữa ăn trong ngày để tránh nâng cao đường huyết sau ăn:
Ở người gầy: 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ.
Ở người trung bình, mập: 3 bữa chính, có thể thêm một bữa phụ.
- Nên ăn đều đặn và đúng giờ, không nên bỏ bữa hoặc ăn bù vào bữa khác.
Vệ sinh cá nhân
- Tăng cường vệ sinh cá nhân: thường xuyên kiểm tra da nhằm phát hiện các thương tổn da. Sử dụng gương soi nếu như cần quan sát sau lưng, mông, bàn chân.
- Xoay trở thường xuyên ít nhất 2 giờ/lần. Drap giường trải thẳng không dồn cục, tránh tỳ đè, nằm nệm chống loét.
- Kiểm tra chân hàng ngày nhằm phát hiện các thương tổn như: phồng, chai, đỏ...
Rửa hàng ngày có nước ấm, lau khô bằng khăn lông mềm, tiêu dùng kem làm ẩm da.
Cắt ngắn móng tay, chân, chú ý không cắt quá sát, không cắt khóe.
Mang giày đúng cỡ, không mang giày suốt ngày, không có giày cao su, nhựa, không đi chân không.
- Điều trị tại cơ sở y tế lúc có vết thương.
Nhận biết các dấu hiệu
- Hạ đường huyết:
Hạ đường huyết nhanh: run rẩy, đói, vã mồ hôi, đánh trống ngực, bứt rứt.
Hạ đường huyết chậm: nhức đầu, nhìn đôi, chóng mặt, tê lưỡi và môi, đi lảo đảo, co giật và hôn mê.
- Tăng đường huyết: khát nhiều, tiểu nhiều, buồn ngủ...
Rèn luyện thân thể
- Nên tập các môn rèn luyện sự dai sức như: đi bộ, dưỡng sinh, đi xe đạp, bơi lội...
- Duy trì hoạt động thể lực ở mức cho phép. Tập luyện cần phù hợp sở hữu lứa tuổi, sức khỏe và sở thích cá nhân.
Chế độ điều trị
- Dùng thuốc đều đặn, đúng giờ, đúng liều không tự ý giới hạn thuốc lúc chưa có ý kiến của nhân viên y tế.
- Theo dõi đường huyết thường xuyên.
- Nên có theo sổ khám sức khỏe bên mình.
Theo congthuong.vn
Giảm biến chứng tiểu đường bằng cách loại bỏ các tế bào lão hóa Theo newsnetwork.mayoclinic.org, việc khống chế các tế bào lão hóa, còn được gọi là tế bào zombie, có tác dụng làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh tiểu đường cũng như khắc phục được một số nguyên nhân và hậu quả của bệnh. Loại bỏ các tế bào lão hóa ra khỏi mô mỡ giúp giảm mức độ nghiêm trọng của biến...